Chuyến bay cất cánh năm 2021 nhưng hạ cánh năm 2020
Hai chuyến bay của United Airlines khởi hành từ Seoul, đảo Guam vào ngày 1/1/2021 nhưng lại đáp xuống San Francisco và Hawaii ngày 31/12/2020 do chênh lệch múi giờ.
Trong ngày đầu tiên của năm 2021, tài khoản Twitter của Flightradar24 chia sẻ hành trình của 2 chuyến bay đặc biệt UA858 và UA200 đều do hãng hàng không United Airlines khai thác. Hai chuyến bay này có điểm chung là cất cánh vào ngày 1/1/2021 nhưng hạ cánh vào ngày 31/12/2020.
Trong đó, chuyến bay UA858 khởi hành lúc 3h37 sáng 1/1 tại sân bay Incheon ( Hàn Quốc) và đáp xuống sân bay San Francisco (Mỹ) lúc 19h31 ngày 31/12/2020. Tương tự, chuyến bay UA200 khởi hành lúc 8h15 ngày 1/1 tại sân bay Antonio B. Won Pat (đảo Guam) và hạ cánh tại sân bay Honoluu (Hawaii, Mỹ) vào thời điểm 19h20 ngày 31/12/2020.
Hành trình của chuyến bay UA200 từ Seoul đến San Francisco. Ảnh: Flightradar24.
Video đang HOT
Lý do là các sân bay trên có múi giờ lệch nhau nên thời điểm đón năm mới cũng khác nhau. Hàn Quốc và Guam lần lượt có múi giờ GMT 9 và GMT 10. Trong khi đó, San Francisco lại có múi giờ GMT-8 còn Hawaii là GMT-10.
Chênh lệch múi giờ lên đến 17-20 tiếng khiến Hàn Quốc và Guam đón năm mới sớm hơn nhiều so với San Francisco hay Hawaii. Do đó, dù khởi hành từ Seoul và Guam vào ngày 1/1/2021, hai chuyến bay trên vẫn hạ cánh tại các sân bay của Mỹ vào ngày 31/12/2020 theo giờ địa phương.
“Thông thường, lên máy bay sau khi ăn mừng năm mới ở một nước rồi đáp xuống một quốc gia khác vào năm cũ nghe có vẻ vui. Nhưng năm nay thì chúng tôi không chắc lắm về việc này, hay một số người chỉ đơn giản là quá yêu năm 2020″, tài khoản Twitter của Flightradar24 bình luận về hai chuyến bay trên.
Website chuyên theo dõi các chuyến bay trên toàn thế giới này thống kê ngành hàng không mất gần 42% số chuyến bay thương mại trong năm 2020. Năm qua các hãng hàng không trên toàn cầu chỉ khai thác 24,4 triệu chuyến bay thương mại, thấp hơn nhiều so với con số 50 triệu chuyến của năm 2019 vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngày có nhiều chuyến bay thương mại nhất trên bầu trời thế giới trong năm 2020 là 17/1 với 118.166 chuyến, trước thời điểm dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. Trong khi kỷ lục tồi tệ nhất trong năm qua của ngành hàng không thế giới rơi vào ngày 12/4 khi chỉ có 23.926 chuyến bay thương mại được khai thác. Đây cũng là giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia.
Bí ẩn chuyến bay du hành thời gian mất 35 năm để đáp đất nhưng giờ đây phi hành đoàn và hành khách đã biến thành... 92 bộ hài cốt
Câu chuyện về chuyến bay Santiago Flight 513 thỉnh thoảng vẫn được mọi người nhắc đến và bàn tán.
Có vẻ như lỗ hổng thời gian bí ẩn luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Bằng chứng là câu chuyện về chuyến bay mất tích (Santiago Flight 513) rồi bỗng dưng xuất hiện trở lại sau 35 năm với toàn bộ phi hành đoàn và hành khách đều chỉ còn là những bộ xương vẫn thường xuyên được mọi người đem ra bàn tán. Nhưng ít ai biết được đó chỉ là câu chuyện được dựng lên bởi trí tưởng tượng của mọi người.
Câu chuyện du hành thời gian này được lan truyền rộng rãi trên Internet và nội dung trên trang Gaia như sau:
"Ngày 4/9/1954, chuyến bay mang số hiệu 513 của hãng hàng không Santiago Airlines xuất phát từ Aachen, phía Tây nước Đức, đi đến Porto Alegre, Brazil. Hành trình dự kiến sẽ kéo dài khoảng 18 giờ đồng hồ.
Thế nhưng, thực tế thì chuyến bay mất tận 35 năm để đến được đích. Ngày 12/10/1989, chuyến bay số hiệu 513 của hãng Santiago Airlines bất ngờ đáp tại sân bay Porto Alegre mà không hề có tín hiệu thông báo với cơ quan kiểm soát không lưu.
Điều gây ngỡ ngàng nhất là khi cơ quan chức năng tiến hành mở của máy bay, đập vào mắt họ là 92 bộ xương người, dính chặt vào ghế. Hài cốt của phi công trưởng Miguel Victor Cury được tìm thấy trong tình trạng đang an vị trên ghế lái của ông, đôi tay đặt trên bàn điều khiển trong khi động cơ máy bay vẫn chạy".
Hẳn là khi đọc vào, mọi người sẽ ngờ ngợ nhớ đến một tập phim của The Twilight Zone phát sóng năm 1961 có tên là "The Odyssey of Flight 33". Hoặc cũng có thể mọi người sẽ đọc được nó trên trang Weekly World News.
Năm 1985, Weekly World News, nổi tiếng là một tờ báo lá cải, đã gây xôn xao dư luận với bài viết về chuyến bay Pan Am Flight 914 đột ngột biến mất mãi cho đến 37 năm sau mới xuất hiện trở lại và đáp đất như thể không có chuyện gì xảy ra.
Câu chuyện về Pan Am Flight 914 sau đó được làm rõ là được tạo ra bởi trí tưởng tượng của con người mà thôi. Điều đó vẫn không thể khiến bộ óc của một bộ phận tin vào các chuyến du hành vượt thời gian ngừng lại. Năm 1989, Weekly World News trở lại và lợi hại hơn xưa với câu chuyện về chuyến bay 513 của hãng hàng không Santiago Airlines. Điều khác biệt duy nhất giữa 2 chuyến bay là trong khi toàn bộ hành khách trên Pan Am Flight 914 đều sống sót một cách thần kỳ thì sau cuộc du hành xuyên không gian, thời gian, toàn bộ phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay Santiago Airlines 513 đã biến hành những bộ xương.
Và tất nhiên, chẳng có chuyến du hành thời gian nào cả. Chuyên trang Snopes cũng đã tiến hành tìm hiểu nhưng họ chẳng hề tìm được bất kỳ bài báo nào nhắc đến sự biến mất đột ngột của Santiago Airlines 513 vào năm 1954, cũng chẳng có bài báo nào đưa tin về sự xuất hiện trở lại của phương tiện này vào 35 năm sau (tức nam 1989) chở theo hài cốt của phi hành đoàn và hành khách. Lý do đơn giản thôi: Đó là bởi vì Santiago Flight 513 được làm ra dựa trên những cây viết ảo diệu của tờ báo lá cải Weekly World News.
Dải Ngân hà chứa hơn 300 triệu hành tinh có khả năng sống được Nghiên cứu dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi Kính viễn vọng không gian Kepler đã liên tục nghiên cứu vũ trụ trong 8 năm liên tục. Ra mắt vào năm 2009, mục tiêu của Kepler là tìm hiểu có bao nhiêu ngoại hành tinh trong thiên hà của chúng ta. Kết quả, các nhà khoa học của NASA cho biết thiên...