Chuyện bất ngờ về “nàng rắn hạnh phúc” mi cong, nặng 7 tấn ở Bắc Giang
“Rắn hạnh phúc” ở Bắc Giang được miêu tả là một cô nàng tuổ.i 20, tạo hình đáng yêu với đôi mắt to tròn, mi cong vút.
Đằng sau linh vật dễ thương này là câu chuyện về tâm huyết của người thợ chế tác.
Ngày 13/1, anh Bùi Văn Quân (33 tuổ.i, xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) giới thiệu linh vật “rắn hạnh phúc”, nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân.
Chàng trai lên ý tưởng làm mô hình từ tháng 6, dành hơn 80 ngày cùng các cộng sự hoàn thành tác phẩm. Mô hình cao 5,1m (gồm cả bệ đỡ), nặng 7 tấn, kích thước 2,7×3,2m, được làm bằng xi măng, cốt thép và cát.
Người thợ cho biết linh vật rắn không có thật, khác với rắn thực tế nên không làm. Anh đã hình tượng hóa một “tiểu thư rắn” khoảng 20 tuổ.i, tạo hình đáng yêu với đôi mi cong vút, đội mũ điệu…
“Tôi mong muốn tr.ẻ e.m không cảm thấy sợ khi nhắc đến linh vật rắn mà có thể đến chụp ảnh, chơi cùng mô hình”, anh chia sẻ.
Linh vật “rắn hạnh phúc” tại Bắc Giang (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Sau khi lên ý tưởng, anh Quân tạo khung sắt theo hình mẫu thiết kế, căng lưới, sử dụng hỗn hợp cát và xi măng để đắp tượng. Bức tượng hoàn thiện được phủ lên một lớp sơn dầu và sơn bóng, có thể chịu được mọi loại thời tiết trong vòng 4-5 năm.
Nhóm thợ trang trí thêm xung quanh bệ tượng bằng mô hình hoa mai, đèn lồng…
Anh Quân lý giải màu xanh là màu của lá non, của sức sống mới, hi vọng truyền tải thông điệp về một kỷ nguyên vươn mình.
Theo anh, tên gọi “rắn hạnh phúc” với tông màu xanh chủ đạo chính là lời chào tạm biệt năm 2024 để chào đón năm mới hạnh phúc, không còn những mất mát, đau thương hay thiên tai tàn phá.
Mô hình được trưng bày tại vườn nhà anh Quân, miễn phí với người dân và du khách đến tham quan từ cuối tuần này. Những ngày trước đó, anh phủ bạt kín mô hình nhằm tạo sự bất ngờ.
Linh vật được khen dễ thương với đôi mi cong vút (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Anh Quân vốn làm nghề kinh doanh và trang trại. Cách đây 3 năm, anh bén duyên với đam mê đắp tượng khổng lồ. Nhờ năng khiếu, lại được một người thầy tận tình hướng dẫn, anh học hỏi kinh nghiệm và tự bỏ tiề.n làm “vườn hạnh phúc” trong khuôn viên nhà mình.
“Mãi đến năm 30 tuổ.i, tôi mới tìm được đam mê của mình”, anh nói.
“Vườn hạnh phúc” là nơi người thợ trưng bày khoảng 40 tác phẩm tâm huyết, bao gồm linh vật “rồng mầm non” nổi tiếng dịp Tết năm ngoái, mô hình các nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng. Anh mong khu vườn sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho tr.ẻ e.m và người lớn, đúng như tên gọi của nó.
Linh vật “rồng mầm non” nổi tiếng dịp Tết năm ngoái (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Anh Quân rất vui khi bộ ảnh “nàng rắn hạnh phúc” được cộng đồng đón nhận và lan tỏa. Nhiều người đã liên hệ, ngỏ ý muốn mua bức tượng rắn nhưng anh không bán. Ông chủ “vườn hạnh phúc” khẳng định đây là món quà vô giá muốn gửi tặng mọi người.
“Tôi dự định xin trưng bày tác phẩm ở trung tâm thị trấn dịp Tết này, mong muốn chia sẻ niềm vui đến mọi người”, anh tâm niệm.
Năm ngoái, anh Quân dành hơn 70 ngày sáng tạo linh vật “rồng mầm non”. Mô hình cao 4,5m (gồm cả bệ đỡ), nặng 10-12 tấn, được sơn màu cam với ý nghĩa là sự hòa trộn giữa màu đỏ và màu vàng trên lá cờ tổ quốc.
Vào thôn lũ ngập trắng ở Hiệp Hòa, nghẹn lòng cảnh chèo thuyền đưa cơm từng nhà
Mực nước sông Cầu đã ở mức trên báo động 3, ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), một số tuyến đê có sự cố nhỏ.
Lực Lượng chức năng đang tập trung cao khắc phục, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, vào chiều ngày 11/9, tại huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang), do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nước sông Cầu dâng cao trên mức báo động 3 đã khiến cho 35 thôn của 12/14 xã ven sông bị ảnh hưởng.
Hiện nay nước lũ đã tràn qua đê bối ở thôn Đa Hội (xã Hợp Thịnh) khiến toàn bộ thôn chìm trong biển nước.
Trong những ngày qua, cùng với việc bảo đảm an toàn các tuyến đê, huyện tập trung di dời nhân dân ra khỏi vùng lũ. Toàn huyện đã huy động hơn 1 nghìn người của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, dân quân tự vệ; lực lượng cán bộ, công chức, công an của các xã tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3.
Trao đổi với với PV VietNamNet, ông Phạm Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết, tính đến chiều ngày 11/9, lực lượng chức năng đã di dời được hơn 300 người dân ở thôn Đa Hội.
"Trước tiên chúng tôi ưu tiên sơ tán người già, phụ nữ và tr.ẻ e.m ở những nhà thấp tầng... Đối với những hộ gia đình có nhà cao tầng, người dân vẫn ở bên trong", ông Nghị cho biết.
Theo ông Nghị, mực nước hiện tại ở thôn Đa Hội là hơn 7m33 (vượt với báo động 3).
Nhiều nhà dân đã ngập đến tầng 1 của ngôi nhà.
Ông Nghị cho rằng, hiện nay một đoạn đê ở thôn Hương Linh (xã Hợp Thịnh) đang yếu, lực lượng chức năng đang cùng người dân gia cố.
"Chúng tôi tập trung huy động người và phương tiện mang đất, cát đến gia cố, phấn đấu trong ngày 11/9 hoàn thành", ông Nghị thông tin.
Trung tá Nguyễn Thành Giang, Phó tham mưu trưởng Lữ đoàn 675 (Binh chủng Pháo binh) cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã cử 50 cán bộ, chiến sĩ có mặt để ứng phó với sự cố đê ở thôn Hương Linh.
"Đến thời điểm 18h30 ngày 11/9, tuyến đê này đã được đảm bảo an toàn", Trung tá Nguyễn Thành Giang thông tin.
Lực lượng chức năng cùng người dân đang gia cố chân đê tại thôn Hương Linh, xã Hợp Thịnh.
Hiện nay, tại thôn Đa Hội, Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) vẫn đang nỗ lực đưa người dân ra khỏi vùng lũ.
Đại tá Nguyễn Văn Chiêu, Thủy đoàn trưởng Thủy đoàn 1 (Cục CSGT) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
"Ngay trong đêm hôm qua, chúng tôi đã bố trí người và phương tiện đến xã Hợp Thịnh để đưa người ở trong thôn ra ngoài an toàn", Đại tá Nguyễn Văn Chiêu nói.
Lực lượng chức năng dùng thuyền nhỏ để đi vào các ngõ đưa người dân ra ngoài.
Người già, phụ nữ và tr.ẻ e.m được ưu tiên đưa ra trước.
Nhiều ngôi nhà 1 tầng ở thôn Đa Hội ngập đến tận nóc.
Các em nhỏ được lực lượng chức năng cẩn thận đưa ra ngoài khu vực nguy hiểm.
Người dân tham gia cùng Thủy đoàn 1 trong công tác cứu hộ.
Tại khu vực nhà văn hoá thôn Đa Hội, mực nước ngập cao hơn 1m.
Dù trời mưa, lực lượng chức năng vẫn đưa nhu yếu phẩm vào cho người dân.
Trong làng, nhiều người dùng thuyền nhỏ đưa cơm vào cho từng hộ gia đình. Được biết, thôn Đa Hội có khoảng 500 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại huyện Hiệp Hòa.
Tại đây, ông Nguyễn Văn Gấu ghi nhận sự chủ động tích cực của huyện trong triển khai các giải pháp cấp bách trong phòng, chống lụt bão, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhấn mạnh, dự báo những ngày tới thời tiết còn diễn biến phức tạp, nước từ thượng dồn về sẽ gây áp lực lớn đến sông Cầu, đo đó yêu cầu lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, ứng trực thường xuyên, bảo đảm an toàn cho người dân.
Cách ly 15 F1 liên quan đến ca bệnh bạch hầu ở Bắc Giang Liên quan tới ca mắc bệnh bạch hầu vừa phát hiện, cơ quan chức năng xác định có 15 trường hợp F1 tập trung ở các xã Hợp Thịnh, Mai Trung, Danh Thắng và Thường Thắng (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). Ngày 8/7, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, cho biết một trường hợp mắc bệnh...