Chuyện bảo quản quần áo của các chị em: Không cẩn thận là vứt đi như chơi, style dễ là không bao giờ khá lên nổi
Bạn cần ghim ngay cách giặt giũ, bảo quản 5 chất liệu vải phổ biến để vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo vẻ chỉn chu.
Không nàng nào có thể được khen mặc đẹp và thanh lịch nếu đang diện lên mình một chiếc áo, váy liền hay quần dài sờn vải, bạc màu hoặc co rúm, xước xát.
Sự thiếu chỉn chu này phần lớn là đến từ việc bảo quản trang phục sai cách. Và để không bao giờ đánh rớt phong độ mặc đẹp, bạn rất nên ghim lại cách giặt giũ và chăm chút cho 5 chất liệu vải phổ biến dưới đây.
1. Đồ cotton
Nói là đồ cotton dễ tính nhưng nếu chủ quan khi giặt và bảo quản thì sớm thôi, những chiếc áo t-shirt hay váy cotton của chị em sẽ rơi vào tình trạng bai dão, bạc màu hoặc tệ không kém là biến từ màu trắng tinh tươm thành màu cháo lòng “nhếch nhác”, kém chỉn chu.
Để giữ được độ bền đẹp cho váy áo cotton, chị em cần lưu ý là nên giặt máy ở chế độ nhẹ nhàng, không dùng thuốc tẩy vì hóa chất sẽ khiến vải mỏng đi, và đối với áo phông trắng, chị em nhất định phải giặt riêng để tránh bị loang màu, đồng thời duy trình được độ sạch sẽ, tinh tươm trong thời gian dài.
2. Đồ lụa
Diện lên nhẹ tênh, dễ chịu và đem đến cảm giác mát rượi, đồ vải lụa chính là một trong những kiểu trang phục được chị em chuộng nhất mùa hè. Bên cạnh đó, đồ lụa cũng rất được việc trong khoản sang chảnh hóa phong cách.
Về tính thẩm mỹ thì rất nhiều ưu điểm nhưng trong khoản giặt giũ và bảo quản, đồ lụa lại khiến chị em vất vả vô cùng. Nếu không cẩn thận, đồ lụa rất dễ gặp phải tình trạng co rúm, sờn rách hoặc phai màu… Và muốn diện đồ lụa đẹp bền vững thì khi giặt giũ, chị em nên nhớ một vài điều như: giặt nhẹ nhàng bằng tay, dùng hoàn toàn nước lạnh để làm sạch đồ lụa và nếu có thể, hãy dùng dầu gội trẻ em dịu nhẹ để vừa loại bỏ vết bẩn tốt, vừa giữ được độ bền màu cho đồ vải lụa.
Video đang HOT
3. Đồ vải linen – thô đũi
Mùa hè luôn là khoảng thời gian lên ngôi của những items vải thô đũi vì diện lên siêu nhẹ nhàng, thoáng mát. Thêm nữa, đồ vải linen còn ghi điểm tuyệt đối ở vẻ phóng khoáng, bay bổng và sành điệu. Vì vải linen có nguồn gốc tự nhiên, bạn không nên dùng thuốc tẩy để làm sạch, đồ linen sẽ nhanh hỏng. Bên cạnh đó, bạn cần tránh giặt đồ vải linen ở chế độ máy mạnh, đồ sẽ nhanh mục hơn. Lý tưởng nhất, bạn vẫn nên giặt đồ vải thô đũi bằng tay nhưng nếu cho vào máy giặt, bạn có thể cho đồ vải đũi vào túi lưới để tránh bị co kéo và giặt ở chế độ nhẹ nhàng.
4. Đồ len tăm
Hè năm nay, váy áo len tăm cũng lên ngôi mạnh mẽ nhờ vẻ nữ tính, phóng khoáng và “tây tây”. Tuy nhiên, giống như chất liệu len dày dặn của mùa đông, vải len tăm cũng dễ bị bai dão, xù bông khiến vẻ ngoài của bạn trở nên cũ kỹ, chán đời nếu diện. Đồ len tăm vẫn nên được giặt bằng nước lạnh và vò tay thật nhẹ nhàng là tốt nhất. Đồng nghĩa với đó, bạn không được giặt đồ len tăm quá mạnh tay, ngâm với nước nóng, hay giặt máy bằng chế độ mạnh, đồ len tăm sẽ sớm bị hỏng và vô dụng trong khoản giúp bạn nâng tầm phong cách.
5. Vải voan
Đồ vải voan là một trong những kiểu trang phục hè nào cũng hot vì sự mong manh, nhẹ nhàng và còn toát lên vẻ sang chảnh, quý phái. Rất dễ để bạn chinh phục đồ vải voan nhưng về khoản giặt giũ, bảo quản, kiểu trang phục này cực khó tính.
Khi làm sạch đồ vải voan, bạn nhất định phải giặt bằng tay vì chất liệu này cực mỏng manh, dễ xước. Bạn cũng cần tránh dùng bột giặt mạnh hay thuốc tẩy để vải không bị mục. Thêm một điều nữa cần lưu ý, bạn hãy tránh xa những vật sắc nhọn khi diện đồ vải voan vì chỉ cần một cái sượt nhẹ, váy áo voan sẽ “đi đời” ngay tức khắc.
5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa
Đối với những người không quen sử dụng các chất tẩy trắng, ammoniac, và các hóa chất độc hại khác, nên xem lại cách sử dụng và lưu trữ cho đúng cách để giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
Tránh đựng chất tẩy rửa vào chai hoặc cốc không được dán nhãn, tốt nhất nên giữ nguyên trong chai gốc - SHUTTERSTOCK
Những chất tẩy rửa này rất mạnh, đủ để tiêu diệt 99,9% vi sinh vật, nhưng nếu biết sử dụng đúng cách thì không gây nguy hiểm, theo Realsimple.
Sau đây là một số lỗi phổ biến cần tránh.
1. Không bao giờ pha thuốc tẩy chung với các chất tẩy rửa khác
Không nên pha thuốc tẩy với ammonia. Hỗn hợp nguy hiểm này tạo ra khí chloramine độc hại. Để an toàn hơn, nên tránh dùng thuốc tẩy với bất kỳ chất tẩy rửa nào khác. Thuốc tẩy dùng chung với giấm hoặc với cồn cũng nguy hiểm, theo Realsimple.
Để an toàn, chỉ nên pha loãng thuốc tẩy với nước.
2. Đừng quên mở cửa cho thoáng
Luôn luôn giữ phòng thông thoáng để tránh hít nhiều khí độc. Mở cửa sổ hoặc cửa chính và bật quạt. Cố gắng làm sạch nhanh để giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các hóa chất này.
Nếu có thể, hãy chỉ sử dụng chất tẩy rửa hóa học ở các nơi thường xuyên tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, vòi nước; ở các khu vực khác như cửa sổ và gương nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa tự nhiên, theo Realsimple.
3. Nên cất các sản phẩm hóa chất ở đâu?
Không nên cất các hóa chất trong nhà bếp. Đặc biệt nếu có con nhỏ, đây là nơi trẻ dễ tiếp cận nhất.
Đầu tiên, nên đọc các khuyến cáo lưu trữ trên mỗi sản phẩm. Sau đó, cất ở nơi trẻ em không thể với tới. Cũng không nên để trên cao, khi cần dùng sẽ khó với tới và có khả năng bị đổ. Tránh các nơi có nhiệt độ cao, như nhà để xe hoặc tầng hầm.
Cần dán nhãn rõ ràng để mọi người trong gia đình biết họ đang sử dụng loại hóa chất nào. Tránh đựng chất tẩy rửa vào chai hoặc cốc không được dán nhãn, tốt nhất nên giữ nguyên trong chai gốc, theo Realsimple.
4. Chỉ sử dụng sản phẩm theo mục đích khuyến cáo
Nếu khăn lau được thiết kế để lau bàn thì đừng sử dụng để lau tay. Công thức pha chế đối với các sản phẩm dành cho vệ sinh tay khác với để vệ sinh vật dụng như mặt bàn, vòi nước hoặc tay nắm cửa. Không được sử dụng các chất tẩy rửa gia dụng để vệ sinh tay, nên đeo găng tay trong khi sử dụng và sau đó rửa tay, theo Realsimple.
Không được nuốt và không sử dụng các chất tẩy rửa để làm sạch vật dụng trong nhà.
5. Đừng vứt bỏ không đúng nơi
Đầu tiên, kiểm tra xem trên nhãn có hướng dẫn cách xử lý không. Nếu có vứt bỏ, nên ghi rõ bằng chữ to rằng đây là hóa chất độc hại, để người dọn rác cảnh giác.
Liên tiếp 7 bệnh nhi nhập viện do ngộ độc dầu hỏa, thuốc tẩy, thuốc chữa bệnh: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hoá chất Khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu. Tổn thương hóa chất rất nguy hiểm Tính riêng từ đầu tháng 5/2020 đến nay, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc dầu...