Chuyện “bao đồng” ở vùng cách ly
Gặt lúa thay, chạy việc làng, nấu ăn cho những người trong vùng dịch… là những chuyện “bao đồng” ở vùng cách ly Quảng Ngãi khi có dịch SARS-CoV-2.
Đối diện với khó khăn, bất an thì sự sẻ chia, bảo bọc nhau của xóm giềng, làng nước lại khơi dậy trong lòng mỗi người. Nét văn hoá ấy ẩn sâu trong tâm thức lại tiếp sức cho vùng khó…
Những người phụ nữ H’re giúp nhau gặt lúa, tải gạo cho các hộ đi cách ly.
Gặt lúa thay cho người cách ly
Mặt trời ló dạng, trên cánh đồng lúa chín ở thôn 2, xã Nghĩa Sơn ( huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) bóng dáng nhóm người nhấp nhô. Người xắn tay áo, người xỏ ủng tất tả xuống đám lúa dưới bờ ruộng. Bốn phụ nữ trùm kín, tay thoăn thoắt lưỡi liềm cắt những bó lúa chín đầu tiên. Liềm đến đâu, lúa chín ngã rạp đến đấy. Những đôi tay thuần thục nhanh chóng đi nửa hàng lúa đầu tiên. Chị Phạm Thị Dế vừa chăm chú tay liềm tay lúa cắt cho thẳng hàng, vừa cười ngất ngư “Ở đây không có chủ ruộng đâu, toàn bà con hàng xóm thôi. Chủ ruộng đi cách ly phòng bệnh Covid rồi. Tụi tôi làm dùm thôi”.
Sống bao năm ở miền núi cao, lần đầu tiên những người đàn bà H’re đi gặt lúa mà vắng chủ nhà. Hai sào ruộng của gia đình ông Phạm Văn Nhậu trĩu nặng, hạt vàng đến mùa thu hoạch. Dịch SARS-CoV-2 lần này, cả gia đình bốn thành viên đều được cách ly ở trung tâm huyện. Ở miền núi, nhà nào cũng sống chính nhờ cây rừng và đồng ruộng, mấy sào lúa rẫy đến mùa thu hoạch để ăn dần chờ vụ mới. Cả nhà ông Nhậu đi cách ly phong dịch Covid gánh thêm nỗi lo canh cánh mùa lúa vàng chưa kịp gặt.
70 con bò ở khu cách ly thôn Mỹ Huệ 1 luôn được tiếp tế cỏ tươi, thức ăn từ các tình nguyện viên, hội đoàn thể địa phương.
Video đang HOT
Chờ chủ nhà trở về, lúa quá vụ sẽ rụng bông, thất bát. Để giúp cả nhà ông Nhậu yên tâm, các hội đoàn thể xã Nghĩa Sơn cùng bà con trong thôn chung tay với người ở vùng cách ly. Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, dân quân xã cùng bà con hơn mươi người chia nhau các phần việc ruộng đồng. Nhóm phụ nữ cắt lúa, nhóm nam suốt lúa chuyển lên bờ, nhóm phơi hong khô cất giữ. Tất cả đều tay cùng chia phần việc trong tinh thần tương trợ tình làng, nghĩa xóm.
“Mấy chị mấy cô thì cắt còn mình thì thu gom lúa vác bao lên bờ. Anh em mình làm ruộng cũng quen rồi nhưng đợt này thì lần đầu tiên đi làm cho bà con mùa dịch ..- Anh Phạm Ngọc Hoàng, đội dân quân xã Nghĩa Sơn tâm tư.
Xã Nghĩa Sơn có 341 hộ, chủ yếu là đồng bào H’re. Trong đợt dịch, năm trường hợp cách ly tập trung liên quan đến các yếu tố dịch tễ Covid 19. Vận động người dân chấp hành các biện phá ngăn ngừa, chính quyền địa phương cùng chia sẻ, lo giúp việc nhà cho người dân vùng cách ly. “Vận động cộng đồng vì lợi ích cộng đồng, cùng san sẻ khó khăn thời dịch vơi nhau. Đoàn thể làm được thì bà con cũng làm được và theo thôi. Trong những ngày tới, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cho các hộ khác nếu có phát sinh trong tình hình dịch bệnh mới” – Ông Phạm Văn Phùng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn khẳng định.
Việc làng gắn kết việc nhà
Vùng cách ly ở phố có nỗi lo của phố. Vùng nông thôn, xứ núi có cái lo cũng đầy tất tả ruộng đồng, nương rẫy. Lúa, rau, trâu, bò là tài sản, là nguồn sống của bao gia đình nông thôn ở QuảngNgãi. Khi dịch SARS-CoV-2 đến, nhân dân khắp nơi đều tuân thủ quy định y tế, ngăn ngừa dịch lây lan cho gia đình, cộng đồng. Tại Quảng Ngãi, hiện có 6 ca mắc Covid 19; hơn 1.200 người được cách ly tập trung, cách ly khoanh vùng tại các khu dân cư, xóm thôn liên quan đến dịch tễ y tế phòng dịch SARS-CoV-2.
Nhiều khu dân cư, vùng nông thôn, người dân cách ly tập trung, khoanh vùng phòng dịch lây lan thì việc nhà, việc làng cũng gấp đôi bận rộn. Và tinh thần việc nhà cũng là việc làng được lan toả.
Cụ bà H’re Phạm Thị Thông “Họ đi cách ly để phòng dịch tránh lây cho bà con, đó là giúp cho làng, xã. Vậy nên mình ở nhà thì mình cũng phải giúp cho gia đình người ta chứ”
Hai ngày một lần, các thanh niên tình nguyện, bà con ở thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương (huyện Bình Sơn) lại thay phiên đi…cắt cỏ cho bò. Cả thôn 36 hộ cùng 106 người phải khoanh vùng cách ly 28 ngày. Nội bất xuất ngoại bất nhập, đàn bò 70 con trong thôn có nguy cơ…đói cỏ. Trên cánh đồng cỏ cách thôn hơn km, hai xe máy cùng nhóm thanh niên chất bao cỏ cao quá đầu người. Loay hoay cột dây cố định chỗ cỏ vừa cắt lên xe, chị Phạm Thị Tiến giải thích “Ngoài việc lo cho bà con đủ lương thực, thực phẩm thì các nhóm còn hỗ trợ lo cho cả đàn trâu, bò trong thôn. Đó là cả tài sản chăn nuôi của bà con ở quê, bỏ đói thì họ khó khăn, không có tiền, không có thu nhập”. Không những thế, UBND xã Bình Dương vận động kinh phí mua thức ăn cho đàn trâu bò của người dân trong vùng cách ly.
Nhận số cỏ tươi, cám gạo cho đàn bò của gia đình, ông Đoàn Quốc Việt cảm động “Mình thì có chính quyền, đoàn thể lo rồi không thiếu gì nhưng trâu bò đó thì mình không yên tâm. Anh em bên ngoài lo hết việc nhà như thế này sao mà không yên tâm cho được”.
Lúa mùa, rau màu, đàn chăn nuôi là những tài sản, nguồn thu chính của nhà nông Quảng Ngãi. Dịch bệnh đến nơi, giữ an toàn cho cộng đồng và lo cho cuộc sống, thu nhập người dân cũng không thể bỏ lơi. Để giúp cho bà con yên tâm cách ly phòng dịch, Quảng Ngãi hình thành 1.200 tổ hỗ trợ cộng đồng ở các địa phương, tiếp ứng cho bà con vùng cách ly trong điều kiện thuận lợi nhất. Việc nhà của người đi cách ly vì Covid 19 như ruộng nương, chăn nuôi, chăm sóc hoa màu… cũng trở thành việc làng, được chính quyền địa phương, bà con xóm giềng gánh thay, trợ giúp.
Ông Đỗ Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết, lo cho người dân hậu cách ly cũng là chuyện quan trọng để đảm bảo an sinh, ổn định. “Sau cách ly, bà con tiếp tục trồng trọt, sản xuất. Nếu hết thời gian cách ly mà đồng cỏ, vườn úa thì làm sao dân có thu nhập mà sinh sống. Chúng tôi lo cái lâu dài, để người dân cách ly yên tâm. Anh em túc trực bên ngoài mà trong khu cách ly vườn không nhà trống thì sao chống được dịch bệnh”.
Trong gian khó, khổ nhọc nhất, chuyện “bao đồng” ở các vùng cách ly thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Nét văn hoá ấy vẫn là gốc, mang lại ấm an cho tất cả.
Nhai trầu, đôi chân nhanh nhẹn, bà Phạm Thị Thông đi vòng quanh đồng thăm ruộng, phụ giúp cho chị em trong thôn. “Họ đi cách ly để phòng dịch tránh lây cho bà con, đó là giúp cho làng, xã. Vậy nên mình ở nhà thì mình cũng phải giúp cho gia đình người ta chứ. Mai mốt nếu xã kêu đi gặt lúa giúp thì bà đi chứ. Rảnh thì mình đi thôi có sao đâu” – Người đàn bà H’re 60 tuổi cười tươi dưới tia nắng của núi rừng Nghĩa Sơn.
Sau học nghề, nông dân được tiếp vốn ưu đãi để làm giàu
Nguồn vốn Quy HTND trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hỗ trơ cho 5.291 hôi viên nông dân vay vốn 296 dự án thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến hải sản, sản xuất kinh doanh và các mô hình khác, qua đó đã góp phần giải quyết việc làm cho 10.396 người.
Dạy nghề, hỗ trợ vốn cho nông dân
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội ND xã Long Phước, TP.Bà Rịa cho biết: "Xã Long Phước có khoảng 50% dân số làm nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi bò, lợn, trồng cây ăn trái và lúa nước.
Những năm qua, được Hội hướng dẫn, hỗ trợ nhiều nông dân trong xã đã tích cực chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như giống dê bách thảo, bò lai Sin, bò 3B và chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau má. Bước đầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả, tuy nhiên, do thiếu vốn nên nông dân chỉ sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún".
Được học nghề bài bản và cho vay vốn Quỹ HTND, nhiều nông dân xã Long Phước đầu tư nuôi bò lai
có thu nhập cao. (ảnh Văn Minh)
Để kịp thời giúp nông dân có vốn mở rộng sản xuất, Hội ND xã Long Phước xây dựng dự án và đề nghị Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh và TP.Bà Rịa giải ngân vốn vay cho nông dân. Theo đó, 102 nông dân Vũng Tàu đã được vay 4,470 tỷ đồng Quỹ HTND thực hiện 14 dự án gồm: 1 dự án nuôi bò vỗ béo, 2 dự án chăn nuôi dê sinh sản, 8 dự án chăn nuôi bò sinh sản, 3 dự án trồng rau má.
Cùng với hỗ trợ vốn vay Quỹ HTND, Hội ND xã đã phối hợp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 3 lớp dạy nghề về nuôi bò, nuôi dê và kỹ thuật trồng rau an toàn cho 98 nông dân.
Anh Phạm Văn Bường là một trong những hộ phát triển mạnh đàn dê sau khi được học nghề. Anh Bường cho biết: Lúc đầu, anh Bường không biết gì về chăn nuôi dê. Khi được cán bộ Hội ND xã đến vận động, anh Bường liền tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê do Hội ND xã phối hợp tổ chức. Sau lớp học nghề nuôi dê, anh Bường lại được Quỹ HTND TP.Bà Rịa cho vay 30 triệu đồng đầu tư chuồng trại và dê giống. Đến nay, anh Bường đã phát triển đàn dê được 60 con.
Còn ông Dương Văn Lý (trú tại ấp Bắc) nuôi bò đã lâu nhưng do thiếu vốn nên chỉ nuôi 2 con bò giống địa phương cho lợi nhuận thấp. Để trang trải cuộc sống ông Lý phải làm thêm nhiều việc khác để tăng thu nhập. Năm 2016, ông được vay 50 triệu đồng nguồn vốn Quỹ HTND TP.Bà Rịa. Có vốn ông Lý đã chuyển sang nuôi 4 con bò sinh sản lai Sin.
Ông Lý phấn khởi cho biết: "Giữa năm 2019, tôi đã bán 3 con bò thịt được 75 triệu đồng. Hiện tại, đàn bò lai của gia đình còn 17 con, trong đó có 8 con bò giống và 9 con bò thịt. Tới đây, tôi sẽ xuất bán 9 bò thịt, dự kiến thu về hơn 300 triệu đồng".
Quản lý vốn vay chặt chẽ
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 326 lớp dạy nghề cho 9.761 lao động nông thôn. Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Quỹ HTND tổ chức đào tạo nghề gắn với nguồn vốn vay của quỹ.
Ông Đoàn Văn Hai - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Hiện Hội ND tỉnh đang quản lý hơn 81 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND. Sau khóa học nếu học viên có nhu cầu và được Hội ND xã xây dựng dự án hỗ trợ nông dân sau học nghề đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, mỗi mô hình sẽ được quỹ giải ngân từ 300-500 triệu đồng. Trung bình mỗi hộ được vay 30-50 triệu đồng để tạo điều kiện cho các học viên phát triển kinh tế hộ, vươn lên làm giàu bằng chính nghề được đào tạo.
Chia sẻ về công tác quản lý Quỹ HTND, ông Đoàn Văn Hai cho biết: Xac đinh viêc bao đam an toan nguồn vốn la quan trong nhất trong công tac quan ly vốn, vì vây, trươc khi tiến hanh giai ngân cho vay, Quy HTND đa trưc tiếp thẩm định 100% số hô xin vay. Sau khi thẩm định phai bao đam đu điều kiên thì mơi giai ngân. Quỹ HTND các cấp đều được quản lý, điều hành hoạt động chặt chẽ, đúng với điều lệ, quy chế quản lý quỹ, không có hiện tượng nợ xấu, nợ quá hạn hay chiếm dung vốn.
Từ 50 triệu đi vay, trồng các loại nấm, 8X này thu về hơn 1 tỉ đồng Thời gian qua, nhờ được Agribank tiếp vốn mà trên địa bàn huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, điển hình là mô hình trồng nấm của anh Nguyễn Văn Nhi (38 tuổi, ở thôn Thạch Nham Đông). Bệ phóng từ vốn Agribank Anh...