Chuyện “bán mạng” của những người làm nghề nguy hiểm nhất VN

Theo dõi VGT trên

Dưới lớp đất sâu, những người đàn bà không chồng thuộc tổ dân phố 11, 12 (phường Vũ Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ngày ngày vẫn cặm cụi tìm… bom mìn kiếm sống.

Dưới lớp đất sâu, những người đàn bà không chồng thuộc tổ dân phố 11, 12 (phường Vũ Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) ngày ngày vẫn cặm cụi tìm… bom mìn kiếm sống. Trong cuộc mưu sinh cực nhọc ấy, có chị em đã mất một phần thân thể, thậm chí đổi bằng cả tính mạng. Nhưng qua hàng chục năm, các chị em vẫn phải bám nghề “giỡn mặt tử thần” này chỉ bởi… không biết làm gì khác.

Chuyện bán mạng của những người làm nghề nguy hiểm nhất VN - Hình 1

Một ngôi nhà trong xóm “đánh đu với tử thần”

Mỗi ngày đi làm chỉ mong trở về còn… nguyên vẹn

Trong ngôi làng nhỏ nằm lọt thỏm bên trong vườn tràm, những người phụ nữ đang cặm cụi làm lụng, gương mặt đượm vẻ u buồn. Trong số đó, có nhiều người đã bị mất đi một phần thân thể sau những tiếng nổ thời hậu chiến. Công việc chủ yếu của họ là rà phế liệu trên những bãi đất trống để mưu sinh. Đó là những bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vì khu vực này trước kia là nơi diễn ta cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân (1968). Đã có biết bao vụ nổ xảy ra khiến những người đàn bà phải chịu cảnh góa chồng nhưng ngày ngày họ vẫn phải đối mặt với những hiểm nguy này, nếu không thì chẳng biết lấy gì trang trải cuộc sống.

Dụng cụ kiếm cơm của họ chỉ là những chiếc máy rà kim loại được cải tạo từ nhiều đồ vật khác nhau, độ chính xác rất thấp. Chính vì thế, nhiều lúc có những quả bom bi, mìn cóc còn sót lại không được máy báo, người rà dẫm vào và phải hứng chịu hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chị Đào Thị Huệ (38 tuổi), một người làm nghề rà phế liệu, tâm sự về cuộc sống cơ cực của gia đình mình. Do nhà nghèo, không có đất canh tác, gia đình chị đành gắn bó với nghề tìm phế liệu này. Suốt 10 năm qua, chồng chị phải đi khắp nơi để tìm những mảnh bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Đã nhiều lần “chết hụt” khi bom mìn phát nổ nhưng vì miếng cơm manh áo, anh vẫn phải nhắm mắt làm ngơ. “Sinh nghề tử nghiệp”, cuối năm ngoái, chồng chị đã tử vong vì mìn phát nổ.

Không riêng gia đình chị Huệ, nhiều hộ ở khu phố 2 này cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Năm ngoái, chị Dương Thị Thúy cũng vướng phải bom bi trên đường đi tìm phế liệu khiến chị mất cả đôi chân. Vậy là bao nhiêu gánh nặng lại đè lên đôi vai gầy của những đứa trẻ không còn cha. Cũng như chị Thúy, hoàn cảnh của chị Thuận, chị Muông, chị Tươi và nhiều người đàn bà khác ở nơi này cũng chẳng sáng sủa gì. “Ngày khá thì thu nhập được trên 50.000 đồng, ngày đen đủi thì chỉ được dăm nghìn. Tìm phế liệu ở công trình xây dựng thì không sợ gặp phải bom mìn nhưng được rất ít. Vì cuộc sống mưu sinh, chúng tôi đành đánh liều tìm ở các cánh đồng, bãi đất trống. Dù rất sợ nhưng khi máy phát hiện ra kim loại, ai cũng mừng rỡ, cật lực đào chứ đâu biết mình có gặp phải điều xui xẻo hay không. Sáng đi, tối về mà mình còn nguyên vẹn là mừng rồi”, chị Muông ngồi co ro dưới hiên nhà tâm sự. Vừa ngồi trò chuyện, chúng tôi quan sát thấy lòng bàn chân, bàn tay của các chị trắng toát, lớp da bị “quét” thành những rãnh sâu hoắm chạy dài. Ở đây, cứ 10 người thì cả 10 đều bị bệnh về da, chân tay, thậm chí mắt cũng bị hỏng vì… đào phải mìn.

Cách đây 10 năm, trong một lần đi rà phế liệu tại đồi tràm, chị Nguyễn Thị Thuận dẫm lên một quả bom bi. Hậu quả là đôi chân của chị giờ bước đi tập tễnh. Chị Thuận cũng là người sáng lập ra xóm và đã duy trì hơn 18 năm nay. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, những người phụ nữ lại lẫn trong đám sương sớm đi ra bãi rác lượm ve chai, phế liệu để kiếm sống qua ngày. Bên cạnh nỗi cơ cực, họ còn phải đứng trước những mối hiểm nguy đang rình rập. Trong cuộc mưu sinh ấy, không ít người đã phải để lại một phần thân thể ở những nơi có bom mìn mà họ đã đi qua.

Điều đau lòng là chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 20 người phải bỏ mạng và hơn 15 người bị thương khi đi tìm phế liệu. Hầu hết họ đều là những hộ nghèo nên buộc phải lấy nghề này làm kế sinh nhai. Những đứa trẻ ở “xóm không chồng” khi lớn lên đều phải theo mẹ đi lượm ve chai, rà phế liệu. Chỉ một số ít được đến trường. Chiều muộn, sau một ngày lăn lộn khắp các bãi rác, chúng trở về quây quần bên nhau, tranh thủ chơi đùa trước khi màn đêm buông xuống. Lúc chúng tôi đến xóm nhỏ này, bọn trẻ đang nô nức chạy theo cánh diều giấy. Sau ít phút ngơ ngác thấy người lạ ghé thăm, chúng chạy ùa đến, vây lấy chúng tôi. Đứa nào đứa đấy cởi trần tồng ngồng. Có cô bé lém lỉnh, mạnh dạn níu tay tôi: “Chú ơi, chụp cho cháu vài kiểu ảnh để cháu khoe với mẹ!”, nghe sao mà xót xa đến thế.

Những phận đời bất hạnh

Chuyện bán mạng của những người làm nghề nguy hiểm nhất VN - Hình 2

Hạnh phúc bình dị của mẹ con chị Hà

Trên những khoảnh đất trống, có chỗ cắm biển báo hiệu khu vực nguy hiểm nhưng vẫn thấy thấp thoáng một vài người phụ nữ đang cặm cụi rà phế liệu. Cái nghèo khó, nhọc nhằn cứ bám riết lấy những người phụ nữ ở này. Mỗi người có một hoàn cảnh éo le riêng nhưng họ có một điểm chung là vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha của những đứa trẻ. Họ chèo lái gia đình trong cảnh không người đàn ông chia sẻ. Nơi tá túc của họ là những ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa rừng tràm bao la. Gọi là nhà cho đỡ chạnh lòng, chứ thực ra đó chỉ là những chiếc chòi tranh, vách đất. Trong những trống huơ trống hoắc ấy, không có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ cũ kỹ và chiếc bàn xập xệ.

Tập tễnh đi lại bằng đôi chân giả sau khi giẫm phải bom mìn, chị Dương Thị Thúy vẫn đang bươn chải để kiếm tiền nuôi hai đứa con ăn học. Bù lại, các con chị đều ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó và học giỏi. Nhìn những gương mặt buồn buồn, ánh mắt nặng nề chất chứa sự hờn tủi trong lòng của các chị mà thấy đời lắm nỗi gian truân. Những đôi mắt chỉ chực khóc khi nói về tương lai của những đứa con nhỏ. “Tại nhan sắc chẳng bằng ai nên tôi không kiếm nổi một tấm chồng. Nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định đi xin con nuôi để sau này tuổi già còn có chỗ nương tựa. Người đời có cười chê rồi họ cũng thôi. Tôi đã sống một đời không chồng, giờ không có con chắc tôi sống không nổi”, chị Thúy ngậm ngùi.

Video đang HOT

Không chỉ người lớn mà nhiều đứa trẻ trong làng cũng đang “nối nghiệp” các mẹ, các cô. Ngoài giờ học, chúng lại mỗi đứa một bao tải, một gậy rà ra đồng. Một cậu bé buồn buồn: “Cháu mần (làm) nghề ni (này) đã gần hai năm rồi, cực lắm chú à! Mỗi khi nghe tiếng nổ mà sợ mất hồn nhưng trời nắng, trời mưa gì cũng phải đi mần. Không mần thì không có cơm gạo mà ăn, mà nuôi mẹ!”. Có lẽ “kỷ lục” về việc học hành ở đây là một cô bé lên được Trung học cơ sở, sau đó chẳng bao lâu cũng nghỉ học. Còn những đứa trẻ khác, biết đến con chữ, phép tính đã là may mắn lắm. Chị Thúy cho biết, trước đây cũng có lớp học tình thương của cô giáo Ngọc. Lúc ấy, những đứa trẻ trong xóm rất chịu khó đến lớp. Nhưng khi cô giáo Ngọc tuổi già sức yếu, không dạy được nữa thì những đứa trẻ cũng thất học từ đó. Nhiều lúc các bà mẹ khóc thầm vì nghĩ tội cho những đứa trẻ khi tương lai mịt mờ phía trước. Nhưng vì cuộc sống quá khó khăn, họ đành buông xuôi theo số phận.

Có thể đâu đó dưới lớp đất kia, những cơ hội đổi miếng cơm manh áo của họ vẫn đang nằm lẩn khuất, cùng với đó là những ám ảnh về cái chết và thương tật nhưng họ vẫn chấp nhận đánh đổi bao mồ hôi, công sức, thậm chí cả tính mạng của mình. Bởi chính nhờ cái nghề nguy hiểm này mà họ có thể nuôi sống được bản thân và gia đình. Và hàng ngày, những người phụ nữ này lại thắp lên một niềm hy vọng: biết đâu bữa nay “trúng” ổ kim loại ngon bán được nhiều tiền hơn! Nhưng lúc chia tay các chị, bỗng có một tiếng nổ vang lên từ phía bên kia, thấy các chị hộc tốc chạy ra, thảng thốt, lo lắng mà tôi cũng nát lòng. Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ nhưng trong sâu thẳm những người mẹ này, nỗi ám ảnh về bom đạn đến bây giờ vẫn còn chưa dứt.

Quần tụ từ muôn nẻo đời cơ cực Hồi đầu chỉ có ba, bốn người đến sinh sống rồi dần dà phát triển thành thôn xóm. Hầu hết những người phụ nữ ở đây đều gặp trắc trở trong chuyện tình cảm. Có nhiều người kém duyên, liều tìm đến xin những người đàn ông đứa con để dựa dẫm về già. Sau đó, các chị tìm về đây để sinh sống. Họ quần tụ với nhau và mảnh đất này trở thành nơi nương náu của nhiều hoàn cảnh éo le.

Theo Đức Bảo (Gia đình & Xã hội)

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận

Gia đình 6 thành viên của anh Toàn cùng sinh sống dưới chân cầu Tân Thuận đã ngót 20 năm nay. Tới đây bến sông sẽ bị giải tỏa, họ không biết đi đâu về đâu.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 1

Ngay dưới chân cầu Tân Thuận 1 (TP HCM), phía ven sông, gia đình ba thế hệ của anh Trần Văn Toàn cùng sống trên một chiếc ghe lênh đênh. Từ quê hương Bến Tre, họ đã mưu sinh ở con sông Sài Gòn đã hơn 20 năm.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 2

Chiếc ghe nhỏ bé ven con sông đầy rác với những đồ đạc tạm bợ để di chuyển bất cứ lúc nào. Dưới mưa nắng nhiều năm, "ngôi nhà" đã mục nát nhiều phần.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 3

Bé Trần Duy Khang (9 tuổi) múc nước từ trong ghe ra ngoài sau một cơn mưa lớn. Thời gian nghỉ hè em chỉ loanh quanh giúp ba mẹ việc nhà.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 4

Anh Trần Văn Toàn (34 tuổi) là cha của Khang. Hàng ngày trên chiếc ghe thuê, anh đi chở khách qua sông, bơm cát, chạy xe ôm để kiếm tiền mưu sinh.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 5

Anh Toàn đã mưu sinh đủ thứ nghề kể từ ngày lên thành phố. Bắt đầu từ công việc bán dừa dạo, rồi chạy xe ôm, bốc vác... ngay nơi con sông này. Chiếc ghe lâu năm thuê hay hỏng hóc, anh mơ ước mua được cái lớn hơn mà không thể bởi có bao nhiêu tiền còn không đủ đóng học cho các con.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 6

Năm 1991, sau khi có chút vốn bán dừa dạo, anh Khang về quê để bố mẹ mai mối cho lập gia đình với chị Nguyễn Kim Ngọc Yến (sinh năm 1984). Chị kể, hồi đó chẳng biết yêu đương tán tỉnh gì, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. "Ở với nhau lâu rồi có hai mặt con, ngày càng thương nhau. Chồng đi đâu thì vợ theo đó. Chồng khó thì vợ cũng chịu vậy thôi", chị Yến tâm sự.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 7

Không đủ tiền cho con đi học mẫu giáo, bé Trần Thị Mỹ Ý (4 tuổi) luôn quanh quẩn cạnh chiếc ghe của gia đình. Anh Toàn cho biết, có lần con bé chơi đã bị ngã xuống sông, thế nhưng ở lâu thành quen, giờ đã lớn nên cũng biết tự chăm sóc.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 8

Ý rất quấn cha mẹ, nên trước mỗi lần đi làm hay về đều đòi cha phải ôm hôn. Do con còn nhỏ lại không có kinh tế nên chị Yến chỉ ở nhà trông con mà không đi làm thêm được nghề gì.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 9

Hàng ngày hai anh em lang thang chơi cùng nhau hay cùng những chú hàng xóm ở gần nhà. "Mấy bạn nhỏ trên phố chẳng bao giờ xuống đây chơi hay cho cháu chơi cùng", Khang buồn rầu nói.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 10

Khang kể mơ ước của cậu là có một chú mèo máy để làm bạn như Doraemon. Mỗi lần muốn ăn gì, hay muốn đi đâu chơi, chú mèo sẽ phù phép thành hiện thực. Đó là lý do quần áo của Khang lúc nào cũng thích có hình nhân vật hoạt hình này.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 11

Cứ mỗi chiều, Khang lại lội sông để cạo rêu cho thuyền. Bị mẹ nhắc nhở nên bé phải mặc áo phao giữ an toàn.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 12

Nhưng chỉ ngay sau đó bé đều cởi áo và lội dưới dòng sông đầy rác hàng tiếng vừa nghịch vừa làm.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 13

Khang đang kéo thuyền vào bến cho cha. Cậu bé chẳng biết mình thích làm nghề gì, nhưng luôn mơ ước được tự dong thuyền về quê hương Bến Tre.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 14

Có hôm, do ngâm nước và gặp mưa, cậu bé bị sốt nên rất buồn vì không được đi ghe cùng ông nội.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 15

Ông Trần Văn Giai (55 tuổi, ông nội của bé Khang) giờ vẫn chạy được ghe nhưng mỗi khi mệt lại giao việc cho anh Toàn. Ông Giai tâm sự, chỉ mong các cháu được học hành thoát cảnh nghèo khó, chứ giờ có về quê cũng chẳng biết làm gì vì trong tay không có vốn.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 16

Bé Ý đợi ông về để châm lửa cho ông hút thuốc. Ông Giai buồn rầu: "Tới đây bến sông này sẽ bị giải tỏa, gia đình cũng chẳng biết đi đâu về đâu, cứ thế dong ghe mà lang thang thôi".

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 17

Con gấu bông nhặt dưới sông là đồ chơi của Khang rồi chuyển lại cho em gái. Hai anh em hầu như không được cha mẹ cho đi chơi vì cả nhà đều phải đi làm vất vả tới khuya mới về.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 18

Nhà không có tivi hay đài nên mỗi khi có trẻ con của các gia đình ở ghe khác ghé qua, cả hai anh em đều rất háo hức. Khang khoe nhà có nuôi con gà Đông Tảo để đợi chú út đi lao động ở Nhật về sẽ liên hoan.

Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận - Hình 19

Bến Tre là quê gốc của gia đình Khang. Bé nói ở quê có rất nhiều bạn bè, được đi bắt cá, được bắn súng cao su, được ăn no vì bà ngoại rất chiều nhưng giờ chẳng biết bao giờ được về. Khang còn thích bài hát "Còn thương rau đắng mọc sau hè" nhưng chỉ nhớ một câu: "... mây trôi lang thang cho hạ buồn coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng ...".

Theo Zing News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Bức ảnh xóa bỏ mối thâm thù 6 năm đang gây tranh cãi khắp thế giới
10:33:35 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Có thể bạn quan tâm

Lên mạng mua thuốc rồi diệt cả ao cá nhà hàng xóm

Pháp luật

14:36:56 20/11/2024
Công an huyện Anh Sơn (Nghệ An) vừa làm rõ và bắt đối tượng Nguyễn Minh Hợi (SN 1983), trú tại thôn Cẩm Thắng, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơnđể điều tra về hành vi huỷ hoại tài sản.

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

Thế giới

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Đám cưới Thái Trinh: Visual cặp đôi quá xịn, cô dâu mừng ra mặt khi nhận 1 món đồ từ nhà chồng

Sao việt

14:30:15 20/11/2024
Ngày 20/11, lễ rước dâu của ca sĩ Thái Trinh và Thái Minh diễn ra vào sáng nay, cặp đôi có những khoảnh khắc tình bể bình.

Huỳnh Hiểu Minh: Cúi đầu xin lỗi người hâm mộ, phim mới vẫn ế vé

Hậu trường phim

14:22:07 20/11/2024
Những ồn ào đời tư và chuyện tình gây chú ý với hot girl mạng xã hội Diệp Kha khiến hình ảnh của tài tử Trung Quốc Huỳnh Hiểu Minh bị ảnh hưởng nặng nề.

Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"

Sao châu á

14:02:49 20/11/2024
Trong cuộc bình chọn do cổng thông tin cộng đồng DC Inside (Hàn Quốc) tổ chức, Song Joong Ki lọt top 3 ngôi sao sống hạnh phúc hơn sau ly hôn. Song Hye Kyo, vợ cũ của Song Joong Ki, đứng thứ 4.

Bức ảnh trước khi nổi tiếng mà Lý Tử Thất muốn xé bỏ

Netizen

13:59:27 20/11/2024
Cùng với sự trở lại của Lý Tử Thất, những câu chuyện và hình ảnh của cô trong quá khứ cũng được cư dân mạng quan tâm. Mới đây, một vài khoảnh khắc của nữ YouTuber từ 10 năm trước đã lan truyền rộng rãi trên MXH.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.