Chuyện ba người Nhật ở Hội An
Từ thế kỷ XVI, nhiều thương nhân Nhật Bản đã vượt đại dương đến định cư làm ăn tại thương cảng Faifo sầm uất. Qua 400 năm, người Nhật để lại nơi đây nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Nhật. Hậu duệ của họ, nay cũng nhiều người gắn bó với mảnh đất này với những công việc khác nhau.
Kana – người “ dọn rác”
Kana Furuya đến từ thành phố cảng Kawasaki, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản). 5 năm làm tình nguyện viên tại Hội An, Kana nói được một ít tiếng Việt, tiếng Anh và xen cả tiếng Nhật khi trò chuyện. Trực thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cô gắn bó với Phòng Tài nguyên và Môi trường, thường xuyên đi thu gom rác thải và phân loại rác tại bãi biển An Bằng, khu vực phố cổ và Chùa Cầu.
Kana (bên trái) đang thu gom rác tại biển. Ảnh: Kana CC
Ngoài ra, Kana còn thực hiện giáo dục về môi trường trong nhà trường. “Chúng tôi cùng nhau tổ chức nhiều buổi ngoại khóa cho học sinh lớp 4-5. Tôi thực hiện thí nghiệm chôn một túi ni lông và vỏ quả chuối dưới đất gần một tuần liền. Sau đó, chúng tôi quay lại kiểm tra, túi ni lông không phân hủy trong khi vỏ chuối thì phân hủy tốt. Nếu như chúng ta chỉ nói lý thuyết, học sinh sẽ không nhớ, nhưng trải nghiệm thực tế tốt hơn nhiều”, cô nói.
“Tôi sẵn sàng giúp bất kỳ ngôi trường hay chương trình giáo dục nào trong việc cho học sinh tiếp cận với thiên văn học. Tôi muốn trẻ em Việt Nam có điều kiện như Nhật Bản, nuôi dưỡng mơ ước trở thành nhà nghiên cứu thiên văn hay phi hành gia tương lai”.
Genta Miyagawa
Từ năm 2014 đến nay, Kana bắt tay vào việc giúp thu hút du khách Nhật Bản đến Hội An. Cô nhận thấy, khi có đường bay Đà Nẵng-Tokyo, người Nhật sang Hội An ngày càng nhiều, nhưng các tài liệu hướng dẫn viết bằng tiếng Nhật rất ít, chủ yếu là Pháp, Anh. Vì vậy, cô tìm cách tăng cường tiếng Nhật trong các tài liệu hướng dẫn, với mong muốn “người Nhật sẽ mến Hội An như tôi đã chọn sống”.
Ông Võ Phùng – Giám đốc Trung tâm VH&TT thành phố Hội An, cho biết, Kana luôn góp mặt tại các chương trình giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản những năm qua bằng các shop mang đậm văn hóa Nhật. Đồng thời chị đã quyết định định cư tại Hội An.
Yuki – kết nối học trò Nhật – Việt
Video đang HOT
Yuki Hirukawa đến từ Ayase-shi, Kanagawa (Nhật Bản). Năm năm trước, cô tới Hội An du lịch đúng dịp diễn ra sự kiện giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản. Để rồi sau đó, cô kêu gọi những người bạn cùng đến Hội An chung tay tổ chức sự kiện này. Nhiều gian hàng được dựng lên, Yuki mang sang nhiều bộ trang phục hoạt hình Cosplay của Nhật, khiến những đứa trẻ Việt luôn thích thú. Cô mở một cửa hàng trên đường Hoàng Văn Thụ, gần sông Hoài, bán những món đồ truyền thống Nhật Bản.
Vốn là nhà giáo dục, Yuki thường tổ chức và tham gia các hoạt động giao lưu giữa những học sinh Nhật Bản và học sinh Việt Nam. “Các nhóm học sinh Nhật Bản sẽ thường xuyên sang Việt Nam. Cụ thể là chúng tôi đã đến Đà Nẵng để hướng dẫn ngoại khóa cho trẻ em từ 6-12 tuổi ở trường học về văn hóa Nhật vừa qua”, cô cho biết. Theo đó, mỗi nhóm sẽ có học sinh Nhật và 7 học sinh Việt, các bạn sẽ cùng nhau vẽ văn hóa bốn mùa tại Nhật Bản, làm quạt Nhật, còn học sinh Nhật sẽ học về văn hóa Việt, đồng thời tham quan, tìm hiểu văn hóa Hội An.
Genta và người thầy “kéo” các vì sao xuống trái đất
Genta Miyagawa và người thầy thiên văn Fumitaka Sugino, cả hai từng làm việc tại thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, một thành phố cảng sầm uất, nổi tiếng với món thịt bò Kobe. Tôi gặp Genta và thầy Fumitaka khi hoạt động ngắm vì sao qua kính thiên văn diễn ra tại Hội An. Genta có nhà hàng mang tên Samurai Kitchen tại Hội An sau 5 năm định cư. “Tôi và thầy Fumitaka trước cùng làm trong một bảo tàng khoa học tại Kobe. Tuy nhiên vì quá mệt mỏi, tôi nghỉ việc, bạn bè hỏi tôi tại sao. Khi đó tôi thấy trên tivi đang chiếu về Hội An, tôi trả lời họ, tôi đi du lịch Hội An. Sang đến Hội An, tôi quyết định ở luôn”, Genta cho biết.
Ở Hội An, Genta nhớ món ăn quê nhà, nên anh thường xuyên gọi điện về cho mẹ để học cách nấu. Sau đó, anh nghĩ nhiều người Nhật sang đây cũng sẽ như anh và anh quyết định đặt tên Samurai như là khí thế, tinh thần người Nhật tại Hội An.
Thầy Fumitaka (ngoài cùng) hướng dẫn trẻ em và người dân Hội An quan sát bầu trời qua kính thiên văn. Ảnh: Nguyễn Trang
Genta và thầy cùng nghiên cứu về thiên văn nhiều năm tại Kobe. Khi đến Hội An, Genta nhận thấy bầu trời Hội An thật rộng, không có nhà cao tầng, những vì sao nhìn thấy rõ ràng. Tuy nhiên, khi Genta hỏi những đứa trẻ Hội An có biết gì về những vì sao, thì chúng đều lắc đầu.
“Tại Nhật, trẻ em được học về thiên văn học và khi lớn hơn, chúng có thể tự tìm đến các trung tâm thiên văn để quan sát. Ở Kobe, các trung tâm luôn rộng cửa để giúp trẻ em học và quan sát thiên văn. Đó là cách học sinh có thể mơ về một ngày đặt chân lên ngân hà”, anh nói.
Thế là anh quyết định mang 2 ống kính thiên văn của mình để giúp trẻ em phố Hội được nhìn ông trăng, các ngôi sao trên thiên hà và mời “cộng sự” là thầy Fumitaka giúp đỡ.
Kính thiên văn Meade ETX90 có thể giúp dễ dàng nhìn thấy sao Thổ, sao Kim, sao Mộc… Khi quang mây có thể nhìn thấy 12 chòm sao dải Ngân Hà. Thầy Fumitaka đến Hội An lần thứ 2 và tỏ ra rất vui khi những đứa trẻ nhìn qua kính thiên văn và reo lên thích, nói rằng chúng chưa bao giờ thấy mặt trăng gần và to thế.
Theo Nguyễn Trang
Tiền Phong
Bức ảnh công nhân môi trường "còng lưng" dọn rác có khiến bạn xấu hổ?
Sau lưng đám đông đang mải mê theo dõi đoàn diễu binh, diễu hành mừng Quốc khánh 2/9 là hình ảnh người phụ nữ dọn vệ sinh cặm cụi thu dọn rác thải được vứt một cách vô tội vạ..
Sau hàng loạt hình ảnh về không khí hùng tráng của buổi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vừa qua, những bức ảnh đường phố tràn ngập rác thải đang được chia sẻ liên tục trên các diễn đàn mạng. Không ít người phải lắc đầu ngao ngán về ý thức của một bộ phận người dân trong ngày lễ lịch sử của đất nước.
Trong số đó, hình ảnh ghi lại cảnh một công nhân vệ sinh lặng lẽ nhặt rác đằng sau đám đông đang quay lưng lại để theo dõi đoàn diễu binh đã nhận được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng mạng.
Trên trang cá nhân của facebook-er T.H - một trong rất nhiều người cùng chia sẻ hình ảnh này bày tỏ sự thất vọng:
"Hình ảnh "đắt" ngày Quốc khánh.
Ai cũng chọn việc "nhẹ nhàng", "gian khổ" cứ để phần tôi.
P.S: Chúng ta cần phải làm cái gì đó "mạnh" hơn nữa để thay đổi tình trạng này. Mọi người hãy tôn trọng và bảo vệ môi trường sống của mình, đừng xả rác một cách vô thức và ơ thờ như vậy nhé ạ".
Dòng người bước đi bỏ lại một rừng rác dưới chân, và những công nhân môi trường lại phải "còng lưng" thu dọn. Ảnh: Otofun
Ảnh: Trần Việt.
Hình ảnh ghi lại cảnh một người phụ nữ trong trang phục công nhân vệ sinh môi trường đang cặm cụi nhặt những rác thải bên đường để cho vào túi nilon. Đối lập với cảnh tượng này là hình ảnh những người dân, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đang đứng quay lưng lại và chăm chú theo dõi màn diễu binh. Cùng với đó là hình ảnh rác thải tràn ngập đường phố, còn các bạn trẻ và người đi đường thì mặc nhiên băng qua đường mà không hề để ý rằng chỗ mình đang đi đầy rác thải.
Những hình ảnh này sau khi được chia sẻ liên tục đã nhận được nhiều ý kiến từ phía cộng đồng mạng. Trong khi nhiều người cảm thông với nỗi vất vả của nữ công nhân vệ sinh môi trường thì một số khác lại thể hiện sự thất vọng cho ý thức của người dân, nhất là đang trong ngày trọng đại của dân tộc.
Cảnh tượng như thế này không còn xa lạ sau mỗi một sự kiện lớn ở nơi công cộng.
"Giá như ai cũng có ý thức thì hôm nay cô ấy cũng được nghỉ để đón 2/9 như bao người", một người dùng mạng bình luận.
"Ý thức kém quá, ô nhiễm đường phố mất vệ sinh", "Buồn!"... hàng loạt người dùng mạng lên tiếng chỉ trích ý thức và sự vô tâm của những người xả rác.
Tình trạng ngập rác sau các dịp lễ lớn không còn quá xa lạ. Sau mỗi sự kiện quan trọng, những hình ảnh không đẹp tương tự thế này không ngừng được chia sẻ trên mạng xã hội và ngay lập tức trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, bàn luận.
Lại vẫn là câu chuyện cũ về ý thức của người dân nơi công cộng, thế nhưng mỗi lần nhắc đến đều khiến không ít người giật mình, rồi lắc đầu thất vọng. Có lẽ, đã đến lúc, mỗi chúng ta phải hiểu rằng, yêu nước và mang trong mình niềm tự hào lớn lao đối với dân tộc thì nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
Theo_2Sao
Hàng trăm công nhân bị bắt tìm viên kim cương 2 triệu đồng Trong lúc gia công làm văng mất viên kim cương thô trị giá 2 triệu đồng ra, nữ nhân viên cùng hàng trăm công nhân khác bị Phó tổng giám đốc người Nhật yêu cầu ở lại tìm đến nửa đêm và kéo dài nhiều ngày sau. Các công nhân đình công trước công ty. Ảnh: Hải Thuận. Trưa 13/8, hàng trăm công...