Chuyển 5.190 tỉ đồng như nhấn nút chơi game
Giám đốc Tân Hiệp Phát nói VNCB tự ý chuyển 5.190 tỉ đồng mà không có chữ ký của mình, còn bị cáo Phạm Công Danh thì nói đây là quan hệ vay mượn.
Ngày 8-8, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa đại án thất thoát 9.000 tỉ đồng do Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh và đồng phạm gây ra. Mở đầu, HĐXX đã mời bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Tân Hiệp Phát, trả lời các câu hỏi của luật sư liên quan tới khoản tiền 5.190 tỉ đồng của nhóm bà.
Về khoản tiền này, cáo trạng cho rằng nhóm của bà Bích gửi vào VNCB và Danh đã tự ý dịch chuyển mà không có chữ ký của chủ tài khoản. Theo diễn biến từ trước đến nay, bà Bích vẫn bảo lưu quan điểm là gửi VNCB và ngân hàng tự chuyển dịch mà bà không ký, ngân hàng phải chịu trách nhiệm trả lại. Trong khi đó, Danh và cấp dưới đều cho rằng giữa Danh và bà Bích có quan hệ vay mượn.
Hiện 124 sổ tiết kiệm (trị giá 5.881 tỉ đồng) của nhóm bà Bích đang bị CQĐT tạm giữ chờ quyết định của HĐXX. Còn VNCB thì làm căng với nhóm bà Bích khi nêu ý kiến tại tòa: “Không trả lại 124 sổ tiết kiệm cho nhóm bà Bích khi chưa thanh toán khoản vay và lãi cho VNCB”.
Bị cáo Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh. Ảnh: HY
Trả lời luật sư, bà Bích cho rằng không cho Danh vay mà cho Phạm Thị Trang (Trang “phố núi”, hiện không có tại Việt Nam) vay. “Tiền khi tôi nhận là tiền chị Trang trả nợ còn không biết mối quan hệ giữa chị Trang và ông Danh” – bà Bích khẳng định.
Video đang HOT
Luật sư đặt vấn đề: “Bà có ý kiến gì khi cũng đúng số tiền 5.190 tỉ đồng chuyển sang tài khoản ông Trần Quí Thanh, cha bà?”. Bà Bích trả lời: “5.190 tỉ đồng tôi không đề nghị ngân hàng chuyển cho ai hết. Số tiền chị Trang chuyển vào tài khoản do tôi chỉ định, tôi chuyển vào tài khoản ba tôi, tiền từ đâu tôi không biết” – bà Bích đáp.
Bị cáo Phan Thành Mai, nguyên tổng giám đốc VNCB, khai: “Tháng 2-2014, khi đó có nhiều lộn xộn, nhiều người đến chi nhánh, VNCB đã báo cáo tổ giám sát NHNN và đề xuất giải quyết áp lực tại chỗ… Đồng thời HĐQT phải họp bàn phương án tạm thời trong thời gian anh Danh đàm phán với ông Thanh, bà Bích, tránh đổ vỡ ngân hàng”.
Bị cáo Danh xác nhận thời điểm này rất khó khăn. Vì nhóm bà Bích là khách hàng lớn nên đã có nhiều buổi họp với chi nhánh NHNN TP.HCM, tổ giám sát NHNN và nhiều người của chi nhánh để thông qua cho vay. Mặt khác, bị cáo này tiếp tục khẳng định quan hệ vay mượn giữa ông và nhóm bà Bích là quan hệ cá nhân nhưng lại liên đới ngân hàng nên tìm cách xử lý.
Đại diện tổ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh cho biết riêng tháng 4-2014, ông Danh phải trả lãi ngoài 124,55 tỉ đồng cho nhóm bà Bích. Ngoài khoản lãi ngoài của gói 5.190 tỉ đồng thì ông Danh còn phải trả tổng cộng 2.760,7 tỉ đồng. Và “tôi cho rằng phải có quan hệ vay mượn thì ông Danh mới phải trả khoản này” – người này trả lời luật sư.
Trong khi luật sư đang hỏi những người nhóm bà Bích và đại diện tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh thì bị cáo Hoàng Đình Quyết, nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn, xin bổ sung lời khai. “Bị cáo cho rằng bà Bích cố tình không trả chữ ký, lợi dụng bị cáo để chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Nếu thực sự không có quan hệ vay mượn với ông Danh thì vì sao bà Bích chấp thuận gia hạn vấn đề trả sổ tiết kiệm thêm hai tháng và vì sao lại nhận khoản tiền lớn như vậy của ông Danh” – Quyết khai.
Trả lời câu hỏi của luật sư ông Danh, đại diện VNCB cho biết: “Thiệt hại bao nhiêu thì tòa đang điều tra làm rõ”. Luật sư tiếp tục truy: “Ông tiếp quản VNCB thì thiệt hại bao nhiêu ông phải biết mà đệ đơn lên tòa đòi chứ?”. Đại diện VNCB tiếp tục khẳng định: “Tôi đã nói rõ việc thiệt hại bao nhiêu là HĐXX đang làm rõ”.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Đại án tại VNCB: Sau 10 năm, tài sản của Thiên Thanh tăng 20 lần
Từ một công ty TNHH hai thành viên với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, sau 10 năm Thiên Thanh đã có số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây được xem là cơ sở để Phạm Công Danh nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.
Trong phần thẩm vấn tại tòa sáng 9.8, chủ tọa phiên tòa và một số luật sư đã đặt một số câu hỏi liên quan đến tài sản của Phạm Công Danh và của Tập đoàn Thiên Thanh.
Dẫn giải bị cáo Danh sau khi kết thúc phiên tòa sáng 9.8.
Trong phần này, bà Quách Kim Chi - vợ Phạm Công Danh, thành viên HĐQT - cho biết, năm 2000 Công ty TNHH Thiên Thanh được thành lập với hình thức là công ty TNHH hai thành viên, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Đến năm 2010, công ty trên chuyển thành tập đoàn với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là vật liệu xây dựng, bất động sản. Bà Chi sở hữu 20% cổ phần Thiên Thanh với số tiền 200 tỷ đồng, còn lại 80% cổ phần là của Phạm Công Danh.
Nhưng, 1.000 tỷ đồng của Thiên Thanh gồm những gì, có gì chứng minh 200 tỷ là tài sản của mình không thì bà Chi không nắm được, vì cho rằng tất cả do Phạm Công Danh quyết định, sắp xếp mọi việc.
Trả lời HĐXX, bị cáo Danh cho rằng không nhớ rõ bởi đây là công ty gia đình, có lúc đưa tiền mặt vào, có lúc đưa tài sản vào. Bị cáo Danh đề nghị HĐXX cho gặp luật sư để làm rõ về 80% cổ phần của mình trong Tập đoàn Thiên Thanh để báo cáo cụ thể và được HĐXX đồng ý.
Trong khi đó, liên quan đến việc dùng tài sản còn lại để khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo Danh cho biết, tài sản được hình thành từ bị cáo và vợ, tài sản nào của bà Chi sẽ do bà định đoạt. Nhưng, bị cáo Danh khẳng định việc làm của bị cáo hoàn toàn không liên quan đến vợ mình. "Vợ tôi ngoài cuộc, trách nhiệm việc làm của tôi đúng hay sai đều do tôi làm. Vợ tôi không liên quan đến việc làm của tôi, bà không biết điều này", bị cáo Danh nói.
Riêng về phần tài sản, bị cáo Danh cho biết, tài sản của bị cáo đều bị Cơ quan điều tra kê biên hết. Còn tài sản của vợ thì bị cáo không thể can thiệp, và do vợ bị cáo quyết định.
Về điều này, bà Chi cho biết, với các khoản vay do chồng bà thực hiện, với tư cách là người vợ, bà sẽ dùng tài sản chung để giải quyết các hợp đồng tín dụng. Còn phần tài sản riêng của bà, bà bảo lưu ý kiến xin giữ lại.
Trước đó, trong phiên tòa ngày 4.8, bà Chi yêu cầu HĐXX cho phép giải tỏa kê biên, lấy các tài sản chung ra để trả nợ cho các ngân hàng. "Những tài sản của cá nhân vợ chồng tôi đang cầm tại các ngân hàng, tôi đề nghị dùng xử lý các hợp đồng tín dụng. Sau khi xử lý tất cả khoản nợ với các ngân hàng, nếu còn dư thì phần nào thì tôi xin được giữ lại phần của mình. Còn phần của anh Danh thì do anh Danh quyết định", bà Chi nói.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh tha thiết gặp cha con Tân Hiệp Phát Buổi sáng, luật sư của bị cáo Danh đề nghị thẩm vấn bà Trần Ngọc Bích (giám đốc Tân Hiệp Phát) về việc gửi tiền nhưng do ông Trần Quý Thanh (Dr Thanh, cha bà Bích) nhập viện đột xuất, bà Bích phải đi chăm sóc nên chỉ có đại diện theo ủy quyền trả lời. Và vào buổi chiều, ông Danh lại...