Chuyện 3 người đàn bà trong một phiên tòa
Họ đến tòa với hai tư thế trái ngược nhau. 1 người là bị cáo, 2 người còn lại là bị hại trong một vụ án buôn người. Vậy nhưng, ở tòa, giữa họ không có sự thù hận oán trách mà chỉ còn sự tha thứ và bao dung giữa những người làm mẹ.
Bị cáo Lô Thị Mơ tại phiên tòa phúc thẩm tối cao.
Bị cáo Lô Thị Mơ (SN 1983, xã Châu Khê, Con Cuông, Nghệ An) có mặt tại phiên xét xử phúc thẩm tối cao đề chờ đợi sự khoan hồng của pháp luật. Đứng đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt không phải là Mơ mà là 2 trong số 3 nạn nhân suýt nữa đã bị Mơ lừa bán qua biên giới.
Theo cáo trạng, Vi Thị Hoàn (SN 1986, trú tại xã Cam Lâm, Con Cuông, Nghệ An) có người chị gái là Vi Thị Mợ lấy chồng và sinh sống ở Trung Quốc. Mợ đề nghị Hoàn tìm các cô gái để bán sang đây làm vợ. Nếu tìm được, Mợ sẽ trả cho Hoàn 5 triệu đồng, trả cho gia đình có người đi Trung Quốc 40 triệu đồng.
Nhận lời Mợ, Hoàn vào bản Diềm (xã Châu Khê, Con Cuông) để tìm người. Tại đây, Vi Thị Hoàn làm quen với Lô Thị Mơ. Khi đã thân thiết, Hoàn rủ Mơ tìm người để bán sang Trung Quốc. Ban đầu Mơ không đồng ý nhưng nghĩ tới số tiền được trả bằng cả năm làm lụng vất vả nên Mơ xiêu lòng.
Mơ tỉ tê, rủ được Lô Thị Ngọc (SN 1979), Lô Thị Thu (SN 1981 tuổi), Hà Thị Thủy (SN 19835) đều trú bản Khe Nà, Châu Khê, Con Cuông đồng ý đi sang Trung Quốc. Ngày 3/7/2013, Vi Thị Hoàn đưa 3 người trên đi xe khách ra Quảng Ninh. Khi cả 4 đang vượt sông để sang bên kia biên giới thì bị lực lượng Bộ đội biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 23/1/2014, Vi Thị Hoàn bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt 7 năm tù giam, Lô Thị Mơ 4 năm tù giam. Do hoàn cảnh đặt biệt khó khăn nên Lô Thị Mơ được tại ngoại chờ thi hành án.
Sau khi phiên tòa kết thúc, 2 bị hại của vụ án là Lô Thị Thu và Hà Thị Thủy đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho Lô Thị Mơ. “Lúc đó con mình mới được có 3 tuổi thôi, Mơ đến nhà bảo đi Trung Quốc kiếm việc làm trong các nhà hàng, lương lại cao nữa. Chồng không cho đi nhưng mình cũng quyết tâm đi vì ở nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng nước không biết đến bao giờ mới khá lên được. Vậy là mình thuyết phục chồng rồi gửi con ở nhà để đi”, Hà Thị Thủy cho biết.
Khuôn mặt lo lắng của Lô Thị Thu và Hà Thị Thủy trong khi chờ HĐXX nghị án.
Video đang HOT
Hoàn cảnh của Lô Thị Thu cũng tương tự. Con Thu đã 5 tuổi trong khi đó kinh tế gia đình lại eo hẹp. Cứ nghĩ đơn giản là sang Trung Quốc lao động kiếm sống, hơi vất vả một tý nhưng bù lại có khoản tiền kha khá để chăm lo cho con. Cầm số tiền 20 triệu “tạm ứng” mà Mơ đưa cho, Lô Thị Thu và Hà Thị Thủy hăm hở lên đường đến “vùng đất hứa”.
“Khi đến cửa khẩu, bị bộ đội biên phòng bắt giữ và giải thích cho thì mình mới biết là Hoàn và Mơ định bán mình sang Trung Quốc làm vợ người ta”, Lô Thị Thu phân trần.
Biết suýt nữa không có cơ hội trở về nuôi nấng, chăm sóc chồng con như ước nguyện trước khi đi nhưng Thu và Thủy đều viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Mơ bởi cái lý do mà họ đưa ra cũng thấm đẫm nhân văn. “Mơ nó lừa mình thật đấy nhưng dù sao mình cũng chưa bị bán đi. Mà hoàn cảnh của Mơ thì tội lắm. Chồng nó uống rượu suốt rồi về đập đánh Mơ. Hai vợ chồng không sống được với nhau, Mơ một mình ôm hai con về ở nhờ nhà mẹ đẻ.
Bà mẹ Mơ cũng già lắm rồi, lại bị bệnh nữa. Khi đưa chúng ta đi Trung Quốc còn không nhờ được ai trông 2 đứa trẻ cho. Hai hôm trước khi tòa phúc thẩm diễn ra bà mẹ của Mơ mới đi viện về đấy. Tội lắm. Dù sao thì mình cũng chưa bị bán đi, vẫn về được với chồng con. Hơn nữa sau đó, Mơ cũng vay mượn đền bù cho ta như tòa án tỉnh yêu cầu. Nếu Mơ mà đi tù thì ai lo cho mẹ già và 2 đứa con nhỏ?”, Hà Thị Thủy cho biết.
Tại phiên tòa, cả Hà Thị Thủy và Lô Thị Thu đều xin thay đổi nội dung kháng cáo từ chỗ xin giảm nhẹ hình phạt xuống cho Mơ được hưởng án treo để có điều kiện phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc cho 2 đứa con nhỏ. Trong suốt thời gian chờ tòa nghị án, Lô Thị Thu phấp phỏng, không biết nội dung kháng cáo của mình có được Hội đồng xét xử chấp thuận hay không.
Hà Thị Thủy động viên Lô Thị Mơ sau khi đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của mình không được TAND tối cao chấp luật.
“Bọn mình đều từ trên bản xuống, cũng không biết đường ăn nói. Lúc nãy giờ nói như vậy không biết có gì sai không? Họ có giảm án cho Mơ không?”, Thu lo lắng.
Kết thúc thời gian nghị án, vị chủ tọa phiên tòa phúc thẩm tối cao cho rằng, bản án mà TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Lô Thị Mơ đã xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo được hưởng. Mức án dành cho bị cáo không phải là quá nặng so với tội danh bị cáo phạm phải. Do đó không có cơ sở để giảm nhẹ hình phạt. HĐXX bác đơn kháng cáo của bị hại, giữ nguyên án sơ thẩm 4 năm tù giam đối với Lô Thị Mơ.
Phiên tòa kết thúc, trong khi Lô Thị Mơ đang lo lắng không biết bao giờ mình phải thi hành bản án để có thời gian chăm sóc cho mẹ, nuôi nấng 2 đứa con còn nhỏ dại thì Hà Thị Thủy và Lô Thị Thu lại gần ra sức động viên. Nhìn vào hình ảnh 3 người đàn bà đứng ở hành lang phiên tòa đang cố sức động viên, an ủi lẫn nhau, nhiều người sẽ nghĩ họ là nạn nhân của vụ án chứ không phải là kẻ phạm tội và người bị hại.
Khi được giải thích thấu đáo về việc thi hành án, Lô Thị Mơ thất thểu bước ra khỏi phiên tòa. Hà Thị Thủy chạy theo nắm lấy cánh tay Mơ. 2 người phụ nữ nương tựa vào nhau bước đi trong ánh nắng hè chói lóa mắt người.
Theo Dantri
Vụ bỗng dưng bị buộc thi hành bản án "trên trời": Thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên
Liên quan đến vụ THA khiến một gia đình có nguy cơ "ra đường" vì quyết định kê biên, buộc thực hiện 2 bản án ông Nguyễn Văn Khối không "biết mặt", chấp hành viên thụ lý cho biết sự việc vốn đã được khép hồ sơ nhưng cấp trên lại chỉ đạo kê biên.
Sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của ông Nguyễn Văn Khối, trú tại thôn Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phản ánh Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Yên Phong ban hành Quyết định kê biên tài sản, thông báo cưỡng chế thi hành án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng khi buộc gia đình ông Khối thực thi bản án "trên trời" mà ông Khối không liên quan, không biết gì về người được thi hành án, PV Dân trí đã vào cuộc tìm hiểu sự việc.
Tại ngôi nhà gia đình ông Khối đang sinh sống có nguy cơ bị kê biên thi hành cho những bản án ông không hay biết, nhiều người là bà con hàng xóm, họ hàng, lãnh đạo thôn xóm tập trung bày tỏ sự bất bình trước sự việc.
Ông Nguyễn Văn Phúc - trưởng thôn Quan Đình bức xúc: Việc vay nợ và trả nợ giữa gia đình anh Khối với bà Thúy Anh đã kết thúc theo bản án của TAND huyện Yên Phong. Việc trả nợ giữa 2 bên chính tôi là người làm chứng. Thế nhưng vừa rồi lại có một quyết định của cơ quan thi hành án, tức là tiếp tục đòi nợ gia đình anh Khối. Tôi được xem quyết định này lại liên quan đến một vụ án khác, tức là những người chủ nợ của bà Thúy Anh. Cơ quan thi hành án Yên Phong bắt anh Khối trả thay món nợ đó thì thật vô lý. Tôi chỉ biết là người dân nợ ai thì phải trả người đó, không thể có chuyện bắt trả nợ thay như thế được.
Ông Nguyễn Văn Khối bức xúc trước việc bị cơ quan thi hành án yêu cầu trả những món nợ ông không hề hay biết.
Để tìm hiểu sự việc, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Công Diễn - chấp hành viên Chi cục THA huyện Yên Phong, người trực tiếp thụ lý sự việc.
Ông Diễn cho biết việc thi hành bản án của TAND huyện Yên Phong về khoản nợ giữa gia đình ông Khối và bà Thúy Anh vốn đã xong và được khép lại hồ sơ. "Xác nhận đã thanh toán xong các khoản nợ giữa gia đình ông Khối và bà Thúy anh được lập giữa các bên phía Chi cục THA huyện Yên Phong cũng đã nhận được", ông Diễn nói.
Tuy nhiên, ông Diễn cho biết sau đó có việc ông Nguyễn Văn Dậu, Mẫn Văn Nho khiếu nại vợ chồng bà Thúy Anh không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo nội dung bản án số 03 - 04 dẫn đến việc ông Diễn nhận được chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án và Cục THA dân sự tỉnh Bắc Ninh tiếp tục kê biên tài sản cuẩ gia đình ông Khối để thi hành các bản án số 03, 04 mà vốn ông Khối không "biết mặt".
Lý giải về quyết định này, ông Diễn lại cho rằng do khi thanh toán nợ, ông Khối và bà Thúy Anh không thực hiện tại cơ quan thi hành án. "Nếu họ đến cơ quan thi hành án trả nợ nhau thì đã không xảy ra chuyện. Còn tôi chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên", ông Diễn cho biết.
Bản án và giấy xác nhận thanh toán xong nợ giữa ông Khối và bà Thúy Anh mà cơ qua thi hành án huyện Yên Phong cho biết đã nhận được.
Cho biết quan điểm về sự việc, luật sư Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Công ty luật Mai Phong nhận định: Chúng tôi đã tìm hiểu sự việc của gia đình ông Nguyễn Văn Khối và nhận thấy Công văn số 3659/ TCTHADS - NV1 ngày 26/12/2013, của Tổng Cục Thi hành án dân sự (THADS) về việc hướng dẫn nghiệp vụ đối với việc thi hành án của bà Nguyễn Văn Bằng và Nguyễn Thị Thúy Anh; Công văn số 269/CV -CTHA ngày 02/01/2014, của Cục THADS tỉnh Bắc Ninh về việc chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án và Quyết định số 08/QĐ-CCTHA về việc Cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất của Chấp hành viên Chi cục THADS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vi phạm nghiêm trọng Luật thi hành án.
Cụ thể, ngày 04/12/2013, Cục THADS tỉnh Bắc Ninh ban hành công văn số: 197/CTHA gửi Tổng cục THADS - Bộ tư pháp để "Xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ". Nội dung Công văn số 197/CTHA của Cục THADS tỉnh Bắc Ninh phải khẳng định đây là 3 bản án và 3 quyết định Thi hành án hoàn toàn độc lập về nội dung, trong đó quyền và nghĩa vụ của các đương sự không liên quan đến nhau.
Chấp hành viên Nguyễn Công Diễn cho biết vụ thi hành án vốn đã khép hồ sơ nhưng do chỉ đạo của cấp trên nên ông phải thực hiện ra quyết định tiếp tục kê biên tài sản với gia đình ông Khối.
Công văn của Cục THADS Tỉnh Bắc Ninh cũng cho biết, vụ việc Thi hành 3 bản án trên không có bất kỳ một biên bản thỏa thuận nào của các đương sự trong 3 bản án và 3 quyết định thi hành án. Đồng thời, cũng không có việc gia đình ông Khối đồng ý thay gia đình bà Thúy Anh trả nợ cho Bản án số 03/2013/DSST ngày 3/4/2013 của Toà án huyện Yên Phong và Bản án số 04/2013/DSST ngày 3/4/2013 của Toà án huyện Yên Phong.
Với những căn cứ nêu trên có thể khẳng định việc thi hành 3 bản án trên là độc lập, do đó gia đình ông Khối chỉ có nghĩa vụ phải trả nợ cho gia dình bà Thúy Anh theo đúng nội dung Bản án số 05/2013/DSST ngày 03/4/2013 của TAND Yên Phong và Quyết định thi hành án số 54 ngày 21/05/2013 của Chi cục THADS huyện Yên Phong. Căn cứ khoản 1, Điều 52 của Luật THADS năm 2008, trường hợp của gia đình ông Khối phải đương nhiên kết thúc việc thi hành án từ ngày 23/06/2013.
"Sau khi được chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án và Cục thi hành án tỉnh Bắc Ninh dẫn đến việc chấp hành viên cấp dưới đã dập khuôn máy móc, bỏ qua quy định của pháp luật để làm theo văn bản chỉ đạo của cấp trên gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình ông Khối", luật sư Hương phân tích.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế - Ngọc Cương
Theo Dantri
'Ông thi hành án' cũng không chấp hành án Bản án buộc Chi cục Thi hành án dân sự Trảng Bom (Đồng Nai) phải bồi thường cho người dân trên 2,5 tỉ đồng, nhưng gần một năm vẫn chưa được thi hành. Ông Liêm 15 năm xuôi ngược đi kiện thi hành án khi bản án có hiệu lực gần 1 năm qua vẫn chưa được thi hành dứt điểm - Ảnh:...