Chụp ảnh nhà hàng xóm ngổn ngang đồ đạc rồi đăng lên với dòng caption không rõ ràng, cô gái bị ‘ném đá ngược’
Muốn nói đến nhà hàng xóm có phần luộm thuộm, không được sạch sẽ, tuy nhiên vì không đi thẳng vào vấn đề chính mà quanh co dài dòng khiến cô gái bị dân mạng ‘ném đá’ ngược lại.
Các cụ ngày xưa hay có câu ‘bà con xa không bằng láng giềng gần’, nghĩ cũng đúng, có những hàng xóm thân thiết với gia đình mình như ruột thịt, sớm hôm tối lửa tắt đèn có nhau, giúp đỡ nhau mỗi ngày, có gì ngon cũng mang sang mời, hay thiếu thốn gì thì í ới nhau một tiếng. Vậy mà đâu phải ai cũng có một ‘hàng xóm trong mơ’ như thế, bởi lẽ nếu chuyện đó xảy ra thì đâu đến nỗi khiến nhiều người phải đăng đàn trên mạng xã hội về những người hàng xóm của mình.
Mới đây, một cô gái trẻ đã chụp lại ngôi nhà của người hàng xóm khi nhìn từ trên cao. Có thể thấy bên trong ngôi nhà cấp 4 lụp xụp là 1 cảnh tượng không mấy đẹp đẽ. Xung quanh nhà là la liệt nhiều đồ dùng không được sắp xếp gọn gàng, ngoài ra còn rác thải được vứt xung quanh vườn khá bừa bộn, bẩn thỉu.
Tuy nhiên, cô gái trẻ lại thay vì chỉ trích mà lại đăng dòng caption có phần không liên quan: ‘Nhà này ở ngay sau nhà ông bà ngoại mình ở quê. Không dám nhìn thẳng vào trong nhà chỉ dám nhìn lén vì có 2 người ở. Cái bếp ngoài sân vẫn đang đun cái gì đó sôi sùng sục’.
Ngôi nhà hàng xóm khi nhìn từ trên cao được cô gái trẻ chụp lại.
Có vẻ phần giải thích không mấy liên quan của cô gái khiến dân mạng đồng loạt khó hiểu. Một số ý kiến cho rằng, có lẽ cô đang nói đến vấn đề nhà cửa bừa bộn của nhà hàng xóm. Cũng có người phản ứng ngược cho rằng, cô đăng caption không rõ ràng.
‘Nghề nhặt ve chai thì vậy thôi, cuộc sống vất vả chịu vậy, chê cái gì’.
‘Không hiểu cái cap. Ý bạn muốn đem đến cho mọi người là gì? Chẳng thà bạn ghi thẳng nhà hàng xóm bựa bộn, rác nhiều hay gì gì đó đi’.
Video đang HOT
‘Lắm chuyện ghê, cuộc sống của người ta, người ta thích làm gì thì kệ chứ. Miễn sao cảm thấy thoải mái, không ảnh hưởng, không làm hại ai là được’.
‘Người ta cứ mải soi mói người khác mà không nhìn thấy đống rác trên đầu mình’.
Tài khoản L.D.C chốt hạ ý kiến của cả 2 luồng tranh cãi: ‘Thấy mấy bạn nói chủ top quá, đúng là họ ăn ở thế nào thì kệ họ nhưng nói thật, hàng xóm ở bẩn thế nhà mình kế bên sẽ bị lây ô nhiễm, nếu nhà bên cạnh để rác lâu ngày không dọn sẽ ô nhiễm mùi hôi, ảnh hưởng rất nhiều. Nếu nhà đấy là người già tàn tật thì là hàng xóm với nhau ta nên giúp đỡ, bởi giúp họ thì cũng đồng nghĩa là đang giúp mình ít nhất là tránh ô nhiễm, hơn nữa cũng thể hiện tình làng nghĩa xóm’.
Xót xa 4 đứa trẻ cùng mẹ phiêu bạt trên xe nhặt ve chai khắp Sài Gòn
8 năm nay, ngày qua ngày họ gắn bó với xe nhặt ve chai, làm bạn với nó bất kể ngày lễ Tết để kiếm miếng cơm manh áo.
Người ta thường nói Sài Gòn là thành phố hoa lệ, hoa cho người giàu còn lệ cho người nghèo. Giữa một trung tâm sầm uất nhộn nhịp, những mảnh đời khốn khó nơi đây khiến khoé mắt ta không khỏi cay cay.
Câu chuyện của Linh chính là ví dụ điển hình nhất. Chưa đầy 30 tuổi nhưng chị đã có tới 5 lần sinh nở. Không may mất đứa con đầu lòng, 4 đứa trẻ còn lại cùng mẹ ngồi trên chiếc xe nhặt ve chai sống qua ngày.
Cùng mẹ phiêu bạt trên xe nhặt ve chai mỗi ngày. (Ảnh: Thanh niên)
Người mẹ đẩy 4 đứa con trên chiếc xe ve chai mưu sinh
Linh - một người phụ nữ mới 28 tuổi nhưng đã có tới 5 lần vượt cạn. Đứa con đầu vì sinh non nên chỉ ở với chị được 3 ngày thì mất.
Còn lại bé thứ 2 tên Lê Tấn Vũ (sinh năm 2013), bé thứ 3 là Nguyễn Thị Kiều Vy (sinh cuối năm 2014), bé thứ 4 là Nguyễn Hoàng Duy (sinh năm 2017) còn con trai út là Nguyễn Dương Thành Đạt (sinh năm 2020).
Căn nhà lụp xụp ở tạm của gia đình nhỏ. (Ảnh: Thanh niên)
Người phụ nữ ấy mỗi ngày đều miệt mài đẩy chiếc xe rồi nhặt ve chai kiếm từng đồng một. Cứ sinh xong được 5, 6 tháng là Linh lại dắt theo các con cùng rong ruổi ngoài đường mưu sinh.
Trước đó, chị và người chồng đồng tiên chỉ ở với nhau chứ không kết hôn. Sau có với nhau 4 người con (tính cả bé đầu tiên đã mất), người phụ nữ này đã quyết định mang theo con đi tìm cuộc sống mới bởi chồng vướng vào "chất cấm" không thể thoát được.
Người chồng dính vào "chất cấm" khiến chị quyết định đem con rời đi, tìm cuộc sống mới. (Ảnh minh hoạ - @hadu_)
Sau đó trên hành trình nhặt ve chai mưu sinh, Linh gặp được người chồng hiện tại và có với nhau đứa bé út tên Đạt. Thế nhưng vì cũng là người nhặt ve chai, lại còn có mẹ già bệnh cần chăm sóc nên người chồng thứ hai cũng chẳng thể che chở cho mẹ con Linh.
Linh chuyển về thuê trọ gần mẹ và chị ruột. Mẹ giờ đã yếu không còn sức chăm cháu nên chị chỉ có thể mỗi ngày đem theo hết thảy 4 đứa con đi nhặt ve chai cùng minh.
Chị Linh cùng các con về cạnh mẹ đẻ để tiện bề chăm sóc. (Ảnh: Thanh niên)
Vậy là, ngoài căn nhà trọ lụp xụp, cũ kỹ thì chiếc xe đẩy nhặt ve chai chính là ngôi nhà thứ 2. Gắn bó với nhau hơn 8 năm trời, chiếc xe đã là công cụ mưu sinh không thể thiếu của gia đình nhỏ này.
Để các con có thoải mái trên chiếc xe đẩy, chị thiết kế thêm phần mái che để chắn nắng tới bọn trẻ. Ngoài ra Linh cũng làm thêm chiếc võng để bé út có thể an tâm lớn khôn khỏe mạnh.
"Con mong có quần áo tết"
Dù hoàn cảnh có khó khăn thế nhưng điều may mắn chính là những đứa con của Linh đều rất hiểu chuyện. Mỗi đứa trẻ đều ý thức việc tự chăm sóc lẫn nhau
Mỗi ngày, người phụ nữ khắc khổ này chỉ mong mấy đứa nhỏ được ăn no, còn mình sao cũng được. Chị biết bản thân không cho chúng được đi học chữ, thế nhưng sẽ cố gắng lo lắng bữa cơm, có ngon ăn ngon, dở ăn dở không bỏ đứa nào.
Giữa Sài Gòn tấp nập, hoa lệ, hoàn cảnh của gia đình nhỏ khiến người ta xót xa. (Ảnh: Thanh niên)
8 năm ròng, mấy mẹ con đều đi nhặt ve chai ngày qua ngày, bất kể ngày lễ Tết. Đối với những gia đình khác, Tết là để sắm sửa đồ mới, sum vầy ấm no, còn với gia đình nhỏ của Linh, chị chỉ chờ người ta từ thiện bánh kẹo, quần áo vì chẳng đủ tiền mua.
Chia sẻ với Thanh niên , chị nghẹn ngào nói: "Ngày Tết thường có những người làm từ thiện đi phát bánh kẹo này kia thì mình có, rồi mấy chỗ người ta cho lấy áo quần miễn phí này kia thì mình cũng vào lựa cho mấy đứa con và cả mình vài bộ áo quần".
Cảnh tượng 4 đứa bé ngày qua ngày lấy xe nhặt ve chai làm nhà, phiêu bạt khắp đất Sài thành cùng mẹ khiến dân tình không khỏi xót xa. Mong rằng, ngày càng nhiều mạnh thường quân đưa tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như gia đình chị Linh.
Hãy tham gia ngay cộng đồng Việt Nam Ơi để chia sẻ, đón đọc những câu chuyện khác nhé.
Người đàn ông run rẩy đi nhặt ve chai khiến ai thấy cũng chạnh lòng Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông run rẩy đi nhặt ve chai vừa chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Khi thấy người đàn ông nhặt rác kể trên bước đi khó nhọc, anh lái taxi và chú hàng xóm ở gần đó liền chạy đến giúp đỡ....