Chụp ảnh ngực trần ở vùng thảm họa Chernobyl, cô gái xinh đẹp bị “ném đá” dữ dội
Sau khi các bức ảnh “đốt mắt” người xem được chia sẻ trên mạng xã hội, cô gái để ngực trần chụp ảnh bị cộng đồng mạng lên án vì cho rằng hành động này thiếu tôn trọng những người đã mất trong thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Cô gái xinh đẹp bị dân mạng “ném đá” vì chụp ảnh “ nóng bỏng” tại vùng thảm họa Chernobyl
Theo Daily Star, một cô gái với tài khoản Instagram “nz.nik” đã thoát y để thực hiện bộ ảnh tại thành phố Pripyat, Ukraine – nơi từng là chỗ ở của công nhân nhà máy điện nguyên tử Chernobyl và bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng.
Một số bức ảnh cho thấy cô gái chỉ mặc mỗi đồ lót hoặc để ngực trần tạo dáng với nền ảnh là cảnh hoang tàn đổ nát.
Những bức ảnh được chia sẻ trên Instagram vài ngày trước và thu hút được sự chú ý lớn.
Hầu hết người dùng Instagram chỉ trích hành động của cô gái xinh đẹp. Họ cho rằng cô gái này thiếu tôn trọng những người thiệt mạng trong thảm họa Chernobyl.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng các bức ảnh hở hang của cô gái thể hiện sự thiếu tôn trọng những người đã mất trong thảm họa hạt nhân
“Cô ta có vấn đề gì không vậy?”, một tài khoản viết. Trong khi một người khác bình luận nặng nề hơn: “Đây là đỉnh cao của sự ngu ngốc”.
Những bức ảnh nhạy cảm của cô gái xuất hiện trên Instagram sau khi một loạt người dùng mạng xã hội này thi nhau chia sẻ ảnh của họ tại thành phố bỏ hoang Pripyat. Nhiều du khách đổ tới đây tham quan trong các tour du lịch có hướng dẫn nghiêm ngặt.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl – vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới – xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.
Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.
Theo Danviet
Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl
Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc đáo cho đa dạng sinh học.
LHQ đưa ra báo cáo gây bất ngờ về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới - xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.
Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của LHQ cho thấy điều kỳ lạ xảy ra tại vùng cách ly khi nó trở thành một khu bảo tồn độc nhất cho đa dạng sinh học.
"Sự phục hồi môi trường sống bị nhiễm xạ trong vùng cách ly được tạo điều kiện bằng việc loại bỏ các hoạt động công-nông nghiệp của con người tại đây. Do đó, số lượng nhiều loài động-thực vật đã tăng lên đáng kể. Các điều kiện hiện tại cũng tác động tích cực tới môi trường sống ở khu vực cách ly", nghiên cứu trên diễn đàn Chernobyl của LHQ ghi rõ.
Hiện trường nhà máy Chernobyl sau thảm họa hạt nhân
Thực tế, những phóng xạ do thảm họa hạt nhân gây ra khiến nhiều động thực vật chết ngay lập tức trong phạm vi 20-30 km so với nhà máy Chernobyl. Nhưng sau đó, không có báo cáo về tác động tương tự với động thực vật ở ngoài phạm vi đó (khu vực cách ly).
Vài năm đầu, động thực vật ở khu vực cách ly có khiếm khuyết về di truyền do ảnh hưởng của phóng xạ. Nhưng sau nhiều năm, mức độ phóng xạ giảm dần, quần thể sinh học lại được phục hồi.
Ngoài việc gây biến đổi tới môi trường, thảm họa hạt nhân Chernobyl cũng làm thay đổi thái độ của người dân toàn thế giới về năng lượng hạt nhân.
Năm 1987, Ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý sau thảm họa và sau đó một năm, đất nước hình chiếc ủng quyết định loại bỏ các nhà máy hạt nhân. Thảm họa Chernobyl còn dẫn đến việc thành lập một bộ môi trường liên bang ở Đức.
Theo Danviet
Thành phố tối mật từng bị thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl thời Liên Xô Không nhiều người biết về thành phố tối mật, nơi sản sinh ra chương trình vũ khí hạt nhân thời Liên Xô. Các nhà máy hạt nhân tạo ra nhiều rủi ro không thể lường trước. Theo Daily Star, series phim tài liệu về thảm họa hạt nhân Chernobyl của kênh HBO đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Nhưng không nhiều...