Chụp ảnh bên miệng núi lửa hừng hực dung nham
Hình ảnh du khách đứng bên miệng núi lửa với lớp dung nham đỏ rực, đang sôi sùng sục khiến người xem có cảm giác giống như trên sao Hỏa.
Nhiếp ảnh gia 24 tuổi Christopher Horsley, người Ormskirk, Lancashire, thực hiện những bức ảnh ấn tượng tại hố nham thạch Marum, núi lửa Ambrym ở Vanuatu với sự hỗ trợ của 3 cộng sự.
Hòn đảo này có 2 núi lửa đang hoạt động là Benbow và Marum. Horsley cắm trại ở Marum.
Miệng núi lửa với dung nham đỏ rực khiến cảnh tượng giống như trên sao Hỏa.
Hòn đảo này có 2 núi lửa đang hoạt động là Benbow và Marum. Horsley cắm trại ở Marum.
Anh cùng cả nhóm xuống hố thiên thạch và qua một đêm ở đó, rồi chụp ảnh bằng camera bay.
Horsley cho biết: “Là hướng dẫn viên, nhiệm vụ của tôi là dẫn cả nhóm trèo lên núi và đảm bảo an toàn cho 2 cộng sự. Nhiệm vụ thứ hai là nhiếp ảnh gia và điều khiển camera bay”.
Video đang HOT
“Dựng trại tại một địa điểm khủng khiếp, xung quanh là 450 m đá khiến bạn cảm thấy bất lực, cùng với 70 m hồ nham thạch gầm rú”, Horsley chia sẻ.
Để trèo xuống hố nham thạch Marum phải mất từ 2-2,5 giờ đồng hồ.
Mỗi lần trèo lên và trèo xuống mất từ 4-5 giờ đồng hồ tùy theo khả năng leo núi của từng người. “Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng trên những sợi dây tại một nơi nguy hiểm như thế. Một vấn đề có thể leo thang rất nhanh”, anh kể.
Với hầu hết các du khách, cảnh tượng núi lửa đang sôi sục phun trào có thể khiến họ tháo chạy, nhưng nhóm của Horley nắm cơ hội chụp những bức ảnh để đời.
Đây là lần thứ 3 Horley đến Ambrym với tổng cộng gần 4 tháng trên núi lửa, và khoảng 14 lần trèo xuống hồ nham thạch Marum.
Thúy Nguyễn
Theo Daily Mail
Cận cảnh "cánh cửa địa ngục" đáng sợ nhất thế giới không ai dám lại gần
Những hình ảnh ấn tượng bên trong "cánh cửa địa ngục" nóng nhất thế giới sẽ khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Tại Afar, Ethiopa, có một hồ dung nham cực lớn nơi nhiệt độ luôn vượt quá 1100 độ C. Hồ dung nham đã hoạt động liên tục từ năm 1906 và chưa hề có dấu hiệu dừng lại dù đã trải qua 110 năm. Mỗi khi dung nham trào lên, miệng hồ lại tỏa sáng khiến nhiều người gọi ngọn núi Erta Ale là núi "hút thuốc".
Lần cuối cùng hồ dung nham phun trào mạnh là tháng 9/2005 khiến 250 người thiệt mạng, toàn bộ dân cư xung quanh phải sơ tán. Năm 2007, thêm một đợt trào dung nham khiến 2 người mất tích. Tháng 11/2008, hồ dung nham tiếp tục phun.
Miệng núi lửa Erta Ale tại Ethiopia còn được mệnh danh là "Cánh cửa địa ngục".
"Miệng núi lửa Erta Ale luôn hoạt động, dung nham luôn trào lên xuống và có thể tràn bất kỳ lúc nào. Đó là điều nguy hiểm nhất. Bạn cứ nghĩ mảnh đất bạn đang đứng rất chắc chắn. Không đâu, dung nham cực nóng và nó có thể làm tan cả đất bất kỳ lúc nào", nhiếp ảnh gia Santos nói.
Để chụp được bộ ảnh miệng núi lửa, Santos đã phải dùng máy bay không người lái. "Tôi phải ngồi gần điều khiển máy bay. Nhiệt độ rất cao, nó có thể làm tan chảy mọi thứ. Tôi phải thật cẩn thận và nhẫn lại. Cứ mỗi 2, 3 phút bạn sẽ nghe thấy tiếng rít bên dưới núi lửa, đột ngột một khe nứt xuất hiện khiến bạn hết hồn. Và khi dung nham bùng nổ, nó như pháo hoa vậy".
Vì nằm ở khu vực núi lửa nên sa mạc Danakil cũng là một trong những nơi có khí hậu nóng nhất thế giới. Santos chỉ có thể chụp vào sáng sớm hoặc đêm muộn. Tại khu vực gần Erta Ale là nơi cư trú của thổ dân địa phương. Họ rất kỳ thị du khách, nếu muốn leo lên núi cần phải có quân đội hộ tống.
Hồ dung nham vẫn liên tục hoạt động trong suốt hơn 100 năm qua.
Nhiệt độ trong hồ có thể lên đến 1100 độ C, sóng nhiệt phả ra cực nóng.
Xung quanh hồ dung nham luôn có thể xuất hiện những vết nứt nguy hiểm.
Dung nham phun trào từ miệng núi.
Trước đây đã có nhiều lần núi lửa phun trào gây thảm họa.
Để chụp được những bức ảnh này, nhiếp ảnh gia Santos phải dùng máy bay không người lái.
Vùng sa mạc xung quanh ngọn núi được coi là một trong những nơi nóng nhất thế giới.
Ảnh chụp miệng núi từ trên cao.
Hành động tham quan ngọn núi cực kỳ nguy hiểm.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
14 hình ảnh núi lửa phun trào rợn ngợp nhất 2015 Núi lửa phun trào dữ dội tạo ra sét, những cột tro bụi khổng lồ hay dòng dung nham đỏ rực nóng chảy từ đỉnh núi xuống thung lũng là những bức ảnh ấn tượng đến rợn người về thảm họa núi lửa năm 2015. Hình ảnh núi lửa Calbuco phun trào dữ dội tạo ra sét gần Puerto Varas, Chile ngày 23.4....