“Chuột sa hũ nếp” chắc gì đã sung sướng
Tuy không nói ra nhưng tôi cũng cảm nhận được sự coi thường của gia đình chồng với nhà tôi. Nhiều lúc tôi tủi thân phát khóc.
Khi biết gia đình hôn phu của tôi rất giàu có lại có nhà to ở thành phố, họ hàng lẫn bạn bè ai cũng chúc mừng, có người còn nói: “ Chuột sa hũ nếp rồi, sướng nhé!”.
Nhưng riêng mẹ tôi tỏ ra lo lắng. Lúc đó, tôi không hiểu hết được những nỗi lo không tên của mẹ nên trấn an: “Mẹ ơi, anh ấy rất yêu con mà”. Mẹ tôi cũng biết rõ như thế, nếu không, chắc mẹ chẳng chịu gả tôi cho anh.
Bắt đầu về làm dâu, tôi mới từ từ thấu hiểu những lo lắng của mẹ là có cơ sở. Cái giàu và nghèo của hai gia đình nảy sinh nhiều khác biệt.
Để thích nghi, tôi phải thay đổi theo cách sống còn xa lạ với mình. Tôi phải tập nấu, tập ăn những món mà nhà chồng thích ăn và nó không hợp khẩu vị tôi một chút nào. Bàn ăn luôn phủ khăn trắng muốt với tô chén đắt tiền càng khiến tôi lo lắng bất an. Tôi lóng ngóng, chỉ sợ vuột tay làm vỡ. Đến giờ cơm, tôi thấy nặng nề quá, ăn qua loa chỉ mong sớm đứng lên.
Nhà chồng tôi có 4 tầng lầu rộng, chia từng phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng đọc sách, phòng làm việc… đâu ra đấy riêng biệt. Nội việc di chuyển từ phòng này sang phòng kia để lấy các đồ vật cần thiết cũng đủ mệt. May là việc quét dọn lau chùi mỗi ngày đã có chị giúp việc đảm đương. Có lần chị xin nghỉ vài ngày, tôi phải làm tất cả việc của chị. Dù được chồng thông cảm phụ giúp, tôi cũng mệt nhoài đến bữa không nuốt cơm nổi.
Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Ngày tôi sinh con đầu lòng, mẹ chồng đưa tôi vào một bệnh viện tư, đăng ký phòng đầy đủ tiện nghi: máy điều hòa, điện thoại, TV, tủ lạnh, salon… Đúng là “tiền nào của nấy”. Mẹ tôi vào thăm, rụt rè mãi mới dám đặt vào tay chồng tôi món tiền nhỏ nhoi, số tiền mà tôi biết mẹ đã phải đi mượn người ta. Không nhận thì sợ mẹ tủi thân, cho là chúng tôi chê ít, mà nhận thì lòng áy náy không yên.
Ngày thôi nôi con tôi cũng thế, chiếc váy đỏ là quà mừng của bà ngoại thật khiêm tốn so với những món quà đắt tiền của bên nội. Tuy không nói ra nhưng tôi cũng cảm nhận được sự coi thường của gia đình chồng với nhà tôi. Nhiều lúc tôi tủi thân phát khóc.
Còn nhiều chuyện khác nữa phát sinh xoay quanh vấn đề giao tiếp giữa hai bên sui gia mà sự chênh lệch giàu nghèo là nguyên nhân. Giữa hai gia đình như có một khoảng cách, qua lại với nhau gượng gạo rồi thưa thớt dần. Điều đó làm cả hai vợ chồng tôi rất khổ tâm.
Bây giờ tôi mới hiểu tại sao ngày ấy mẹ tôi lo lắng khi tôi quyết định lấy anh. Câu “chuột sa hũ nếp” chẳng đúng với tôi chút nào. Tôi thấy rất mệt mỏi và nhiều lần lẩn thẩn nghĩ: Giá gia đình anh “bớt” giàu đi một chút, có khi lại hay hơn.
Giờ tôi phải làm sao để có thể hòa hợp với gia đình chồng?
Theo Nguoiduatin
Nhà chồng thu nhập 60 triệu/tháng mà sống như địa ngục
Gia đình chồng em khá giả, thu nhập mỗi tháng lên đến 50-60 triệu/tháng nhưng cuộc sống của em chẳng khác gì địa ngục, lúc nào em cũng bị ám ảnh bởi cả núi công việc và ánh mắt dò xét, nghiêm nghị của bố mẹ chồng.
Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khánh Hòa, cuộc sống gia đình em không phải quá dư giả nhưng ba mẹ em lúc nào cũng tạo điều kiện hết sức để chúng em được tập trung học hành. Vì thế, khi còn là học sinh trung học, em gần như không phải làm bất cứ thứ gì ngoài việc học.
Gia đình chồng em khá giả nhưng cuộc sống của em chẳng khác gì địa ngục
Sau khi đỗ tốt nghiệp cấp 3, em đăng ký thi vào trường Đại học Quốc gia Hà Nội và đỗ. Từ đó, em chuyển ra Hà Nội, bắt đầu cuộc sống sinh viên tự lập.
Ở đây, em đã quen và yêu một bạn trai cùng trường. Chúng em yêu nhau chưa đầy 1 năm thì em có thai. Thế là em lên xe hoa khi mới đang là sinh viên năm thứ 2.
Cưới xong, gia đình chồng bảo em bảo lưu kết quả để ở nhà sinh nở cho tốt rồi sau đó tính sau. Em nghe lời bố mẹ nên ở nhà, còn chồng em thì vẫn đi học bình thường. Tuy nhiên khi sinh xong, em xin bố mẹ cho đi học lại thì ông bà khuyên em không nên đi học nữa, ở nhà chăm con, làm việc gia đình, rồi sau này giúp bố mẹ việc kinh doanh (gia đình em có một hệ thống cửa hàng bán đồ nội thất).
Vậy là, một lần nữa, em nghe lời bố mẹ. Biết đâu rằng, từ đây, cuộc sống của em mới thật sự là khổ sở.
Nhà chồng em giàu có, thu nhập mỗi tháng cả 50-60 triệu, thậm chí hơn, nhưng lại sống rất tiết kiệm. Từ khi con em được 1 tuổi, ông bà không thuê osin nữa mà để em tự lo việc chăm con và cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.
Mới 21 tuổi, chưa từng nuôi con, cũng chưa từng phải động chân động tay vào việc nhà, nên cái gì với em cũng vất vả. Nhà chồng em thì rộng, 100m2 mà cao đến 4 tầng. Vì thế, chưa cần kể, chắc mọi người, nhất là các chị cũng hiểu, khối lượng công việc của em nhiều như thế nào.
Đã vậy, bố mẹ chồng em lại là người Bắc, nên rất kỹ tính, và nề nếp. Lúc nào ông bà cũng đòi hỏi nhà cửa phải sạch sẽ, gọn gàng. Cơm nước đầy đủ, ngày 3 bữa. Nhưng bữa nào phải ăn hết bữa đó, chứ không được nấu thừa. Hễ nấu thừa là em lại bị bố mẹ mắng. Vì thế, mỗi lần đi chợ là một lần đầu óc em căng thẳng đến tột độ.
Chồng em thương em, muốn giúp đỡ em chút việc nhà sau mỗi buổi tan trường, nhưng bố mẹ em gia trưởng nên không đồng ý. Ông bà quan niệm, việc nhà là việc của con dâu. Thế nên, mỗi ngày em đều phải dậy từ 5h30 phút sáng để lo cho con, rồi đi chợ, nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình để mọi người kịp giờ đi làm và chồng em kịp giờ đi học.
Hôm nào mệt quá, em ngủ quên đến 6h30 thì y như rằng nghe bài ca nhắc nhở
Hôm nào mệt quá, em ngủ quên đến 6h30 thì y như rằng nghe bài ca nhắc nhở, chửi khéo của bố mẹ chồng. Nhất là bố chồng em vì ông khó tính, và rất nguyên tắc.
Ngày nào cũng như ngày nào, em phải làm việc luôn chân luôn tay từ 5h30 phút sáng cho đến tận 10 giờ đêm. Muốn đi chơi cũng không được. Đi sinh nhật bạn thì bố chồng em bảo, chồng con rồi còn sinh nhật sinh nhiếc cái gì? Chính vì lẽ đó cho nên, từ khi lấy chồng, em gần như cắt đứt liên lạc với anh em, bạn bè. Thỉnh thoảng lắm em mới đưa con đi chơi một vài ngày thì lúc về, bát đĩa xếp đầy chậu, nhà cửa, quần áo xếp cả đống để chờ em.
Thế là, em lại phải lao vào để làm. Ấy thế mà, trong đầu, lúc nào em cũng nơm nớp lo, chỗ này chưa sạch chỗ kia còn bụi, đồ ăn này nấu hơi nhiều, đồ ăn kia hơi mặn....
Còn chồng em, tuy là con một, nhưng lại không có tiếng nói trong gia đình, và sợ bố mẹ em một phép nên em càng không có chỗ dựa. Vì thế, cuộc sống của em cứ như địa ngục mỗi ngày. Ăn không dám ăn, chơi không dám chơi, chỉ biết làm, và nhìn sắc mặt của bố mẹ chồng để nói, để cười. Vì vậy, mới kết hôn được hơn 2 năm mà lúc nào em cũng nghĩ, không biết đến bao giờ em mới có thể giải thoát khỏi cái địa ngục trần gian này.
Theo Phunutoday
Cố lấy chồng giàu, giờ tôi phải trả cái giá quá lớn! Tôi đã dùng ngay con tôi để ép anh phải sớm xong thủ tục li hôn. Vợ anh đem con về nhà bố mẹ đẻ, tôi đàng hoàng bước vào căn biệt thự sang trọng. 16 năm trước, như nhiều bạn bè khác khi mới từ quê xuống thành phố học đại học, tôi cũng khờ khạo và chân chất, quê mùa. Nhưng...