Chuột là nguyên nhân gây ra thảm họa hạt nhân Nhật?
Phát hiện mới cho biết, thảm họa kép có thể không phải nguyên nhân làm mất điện hệ thống làm mát, gây ra hàng loạt vụ nổ và rò rỉ phóng xạ ở các lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Người phát ngôn tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết, xác một con chuột dài 15 cm đã được phát hiện bên trong hộp điện chính của hệ thống làm mát nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Rất có thể, con chuột là nguyên nhân gây mất điện toàn bộ hệ thống làm mát của các lò phản ứng, gây ra thảm họa hạt nhân trên xứ sở hoa anh đào.
Xác con chuột bên trong hộp điện chính của hệ thống làm mát các lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Video đang HOT
Hệ thống làm mát của 4 bể lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân của nhà máy điện Fukushima vừa được mở ra để sửa chữa. Tới sáng ngày hôm qua, điện đã được phục hồi hoàn toàn cho tất cả 9 khu vực bị ảnh hưởng. Trong quá trình sửa chữa, người ta phát hiện xác của con chuột bị tình nghi gây ra sự cố mất điện của các lò phản ứng.
Sự cố ở Fukushima số 1 thêm một lần nữa nhắc nhở với thế giới về mối nguy hạt nhân, cho dù nó được sử dụng phục vụ mục đích hòa bình.
Toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân trên lãnh thổ Nhật Bản buộc phải ngừng hoạt động sau sự cố Fukushima trong khi các nhà chức trách sẽ phải mất hàng thập kỷ để khắc phục sự cố rò rỉ phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng.
Theo soha
Dân Fukushima kiện chủ tịch TEPCO
Ngày 11-6, hơn 1.300 người dân tỉnh Fukushima đệ đơn lên văn phòng công tố quận Fukushima khiếu kiện hình sự chủ tịch Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) và 32 cá nhân liên quan trong thảm họa hạt nhân 2011.
Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối quyết định khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân của Thủ tướng Noda vào cuối tuần qua - Ảnh: Reuters
Đơn kiện chung của 1.324 người dân tỉnh Fukushima viết rằng ban lãnh đạo của TEPCO, gồm chủ tịch Tsunehisa Katsumata và cựu chủ tịch Masataka Shimizu, phải chịu trách nhiệm vì không ngăn ngừa được thảm họa hạt nhân hồi năm ngoái, đẩy cuộc sống người dân vào sự nguy hiểm do tiếp xúc phóng xạ.
Trong danh sách bị kiện còn có tên chủ tịch Ủy ban an toàn hạt nhân Haruki Madarame vì sự sơ suất trong các công tác đối phó thảm họa bất chấp nhiều cảnh báo sóng thần ở Fukushima và những trận động đất xảy ra trước đó.
Điều khiếu nại thứ hai là việc chậm trễ thông báo dữ liệu về phóng xạ lan tỏa của TEPCO đã "cản trở quá trình di tản của người dân xung quanh Nhà máy Fukushima và tăng rủi ro nhiễm xạ".
Người phát ngôn của TEPCO cho biết công ty vẫn chưa nhận được đơn kiện.
Văn phòng công tố quận Fukushima sẽ xem xét đơn khiếu kiện và quyết định có tuyên bố cáo buộc hình sự chống lại những người được nêu tên trong đơn hay không. Trong đơn này, người dân muốn các quan chức trên phải đi tù.
Cuối tuần qua, cựu chủ tịch Shimizu đã lần đầu ra đối chất trước một ủy ban điều tra cấp cao về trách nhiệm của ông trong thảm họa hạt nhân Fukushima.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban an toàn hạt nhân tỉnh Fukui ngày 11-6 đã thông qua việc tái khởi động lại lò phản ứng số 3 và 4 ở hai nhà máy điện hạt nhân tại thị trấn Ohi của tỉnh.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda ngày 8-6 đã lên truyền hình kêu gọi sự ủng hộ của người dân trong việc tái khởi động hai nhà máy điện trên trước dự báo thiếu hụt điện nghiêm trọng tại đây trong mùa hè.
Theo Tuổi Trẻ
Lính Mỹ kiện vụ rò rỉ phóng xạ Fukushima Đơn kiện khẳng định những hậu quả của thảm họa hạt nhân đã bị che giấu với thủy thủ đoàn của tàu USS Reagan. Tám lính hải quân Mỹ đã kiện Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đòi hàng trăm triệu USD tiền bồi thường do những cáo buộc công ty Nhật Bản đã nói dối họ về những nguy hiểm với phóng...