Chuột đồng chiên sả ớt – món ngon của nông dân nam bộ
Ngày bé xíu tôi đã được nếm qua nhiều loại mỹ vị đồng quê như thịt ếch, thịt nhái, thịt chuột, v.v. Từ những con vật xấu xí, không dám nghĩ đến ăn vậy mà qua tay nghề của ba chúng trở nên đặc sắc, hấp dẫn vô cùng.
Trong đám đó, tôi và ba đều thích món chuột đồng chiên sả. Bữa nào ra đồng bắt được nhúm chuột là y như rằng tôi sẽ để dành bụng thật no đánh chén cho thỏa thuê.
Mấy món ăn từ chuột đúng là rất kén người ăn, một phần vì lo sợ một phần vì mặc cảm chúng là loài xấu xí. Nhưng ai đã ăn rồi thì chỉ có chết mê chết mệt. Vậy nên giờ người ta thay nhau săn chuột, người người ăn chuột. Thậm chí trở thành đặc sản quý, có quý lắm mới đãi tiệc bằng chuột. Như tôi bây giờ có thèm lắm cũng phải lặn lội về tận quê mới được thưởng thức lại chứ trên thành phố hiếm có, có chăng là mấy quán nhậu lớn. Nhưng chuột ở đây phải đích thị chuột đồng ăn thóc lúa ở vùng đồng bằng Cửu Long, Sông Hồng mới ngon. Mấy con chuột ta không to như chuột cống, chuột chù nhưng thịt chắc và thơm, hơn nữa chúng cũng không có mầm bệnh. Cứ vào mùa gặt hay nước nổi, chuột chạy đồng chỉ cần cầm cái giỏ băng qua những cánh đồng lúa là có túm đuôi chuột mang về. Con nào con nấy to bằng cổ tay người lủng lẳng trên giắt lưng người nông dân sẽ mau chóng nằm trên đĩa thành chuột khìa, chuột nướng lu, chuột chiên sả, chuột sấy khô, nấu rô ti. Những món này đều thuộc món ngon hiếm có nhé.
Đúng là hương vị đồng quê chẳng có gì sánh bằng, nó bình dị nhưng đặc biệt vô cùng. Như chuột đồng chiên sả ớt chẳng hạn, đặc biệt đến mức gây nghiện. Đây cũng là đặc sản Cà Mau nổi tiếng gần xa. Về đất mũi mà quên thưởng thức cá lóc nướng trui, chuột đồng chiên sả ớt coi chừng hối tiếc mà xem.
Cách chế biến chuột đồng chiên sả ớt
Nhà có khách quý đến chơi, có tiệc cưới hay đám hỏi y như rằng có chuột chiên sả ớt. Nói chung may mắn lắm mới được gia chủ đãi cơm bằng chuột đó nghe. Để làm ra món ăn ngon nghẻ này, người ta sẽ chọn những con chuột đồng chắc khỏe sơ chế trước.
Bước 1: Đem chuột bỏ vào bao tải nhúng nước cho chết rồi trụng qua nước xôi để làm lông. Dùng dao cạo thật sạch các vùng có nhiều lông tơ như kẽ nách, bụng. Tiếp đến mổ bụng lấy hết nội tạng, cắt bỏ hậu môn; rửa lại qua nước lạnh và để thật ráo.
Video đang HOT
Bước 2: Chọn vài khóm sả tươi trong vườn cắt lấy phần thân băm nhuyễn hoặc xay nhỏ. Thêm muối, đường, bột ngọt và không quên chút nước mắm ngon vào trộn đều. Nhiều người thích vị cay còn cho chút ớt hiểm vào cùng. Ứớp chuột trong hỗn hợp này 15 đến 20 phút cho thấm đều.
Bước 3: Lấy chảo dầu lớn đổ dầu ngập mặt chuột, dầu nóng thả chuột vào từ từ. Khi đã cho vào hết thì vặn lửa nhỏ canh liu riu. Dùng đũa dài lật chuột cho chín đều. Khi thấy da chuyển màu vàng ruộm, mùi thơm bốc lên thì tắt lửa, vớt ra đĩa có lót giấy ăn.
Thưởng thức chuột đồng chiên sả ớt
Chuột đồng chiên sả thành phẩm là những con chuột ở trần khoác màu da vàng nâu oáng ả. Từng con từng con phơi trên mặt đĩa đã sẵn sàng mời gọi thực khách thưởng thức ngay khi con nóng. Ngoài ra, do được tẩm gia vị nên mùi vị món ăn rất kích thích, muốn chảy nước miếng. Món ngon này nên dùng với cơm nóng, cảm giác vừa hít hà do vị cay the của sả vừa xuýt xoa do vị nóng của thịt, cơm mới đã làm sao. Hơn nữa, vị thịt ngọt không khác gì gà, thơm chẳng kém dê nên ăn hết miếng này lạ muốn thêm miếng nữa. Có thể ăn kèm một số loại rau húng quế cho thơm miệng.
Nhớ hương vị mắm cáy Xuân Sơn
Khi nhắc đến đặc sản đất Đông Triều, chắc hẳn rất nhiều người nghĩ ngay đến rươi hoặc na. Nhưng ở đây còn một đặc sản nức tiếng khó quên, mang hương vị đồng quê là mắm cáy Xuân Sơn.
Một khi đã thưởng thức, chắc hẳn bạn không thể quên vị hơi chát mà thơm nức, ngọt vị cáy sông của món quà quê ý nghĩa, vốn là món ăn truyền thống không thể thiếu dịp Tết trong bất cứ gia đình nào ở Xuân Sơn (Đông Triều).
Khu Xuân Cầm (xã Xuân Sơn, Đông Triều) được thiên nhiên ưu đãi điều kiện thổ nhưỡng khá đặc biệt của vùng quê lúa, phú thêm cho dòng sông Cầm chảy ngang qua. Nhờ đó mà nơi đây mắm cáy đã trở thành sản vật ngon tuyệt, hơn bất cứ vùng nào ở địa phương này.
Mắm cáy dân dã mà ngon khó quên.
Vì thế mà, từ bao đời nay trên mâm cơm thường ngày của mỗi gia đình ở đây, bát mắm cáy sóng sánh màu nâu hồng, thêm chút chanh đã trở thành thứ nước chấm không thể thiếu. Với mùi hương đặc trưng, mắm cáy không lẫn với bất kỳ loại chấm nào khác. Bữa cơm giản dị với vài ngọn rau lang, rau muống luộc hay vài quả cà, dưa muối chấm cùng bát mắm cáy thôi cũng đủ để thực khách phương xa nhớ mãi không quên.
Chị Nguyễn Thị Bích Phượng, chủ nhà hàng Ẩm thực sông Cầm Trung Thành (Đông Triều), người gắn bó cả tuổi thơ ở vùng đất này kể: Khi sinh ra, chúng tôi đã thấy các cụ, bố mẹ mình làm mắm cáy, mắm rươi. Có lẽ chất đất và dòng sông 2 nước chảy qua xã Xuân Sơn là một trong những yếu tố trời phú khiến con cáy và các sản phẩm chế biến từ cáy trở nên nức tiếng, ghi vào kí ức không quên của bao thực khách.
Qua thời gian, chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản và bàn tay khéo léo, kinh nghiệm truyền lại, được đúc kết thêm qua nhiều thế hệ mà mắm cáy Xuân Sơn ngày càng ngon hơn, trở thành đặc sản khó quên trong lòng thực khách.
Cáy sông Xuân Sơn dịp cuối năm to, béo, dày thịt, là nguyên liệu tốt chế biến mắm cáy.
Theo những hộ dân có kinh nghiệm thì mắm cáy được chế biến rất đơn giản từ muối và cáy, một loài giáp xác sống trong hang dưới nước hay trên những cánh đồng, hình dạng giống cua nhưng nhỏ hơn nhiều, có màu nâu đen. Vào tháng 3 khi hoa mướp trổ bông, cà cho lứa đầu tiên thì cáy bắt đầu lên và có nhiều vụ quanh năm.
Ở Xuân Sơn, người dân đào ao, tháo nước sông vào ao để cáy sinh trưởng. Tuy nhiên, bắt cáy không phải dễ, cần sự khéo léo vì chúng rất nhanh, có động là chạy vào hang. Để bắt được cáy thường có 3 cách: Câu cáy bằng những cần câu dài từ 1-2 mét, đi móc lỗ cáy hoặc dùng lờ đơm cáy, là cách phổ biến cho số lượng cáy nhiều. Thịt cáy ngọt nên có thể lấy thịt hoặc làm mắm ăn quanh năm. Với những người nông dân "một nắng hai sương" vất vả sớm hôm thì bữa cơm chỉ cần bát canh rau đay mồng tơi nấu cáy hay đĩa rau luộc chấm kèm mắm cáy là đủ mùi vị và dinh dưỡng
Để làm ra được một hũ mắm cáy ngon, bên cạnh việc chọn được nguyên liệu tươi ngon thì còn cần đến sự khéo léo, tinh tế của người chế biến. "Cáy ngon và hợp nhất làm mắm là dịp cuối năm khi cáy nhiều, to, dày thịt và béo.
Cáy sau khi đánh bắt được ngâm với nước muối khoảng 30 phút, vớt ra để ráo nước và bỏ phần mai, yếm chứa nhiều ruột bẩn. Phần gạch cáy được giữ lại. Trộn cáy với muối hạt theo tỷ lệ 3:1 (3 bát cáy tương ứng với 1 bát muối).
Hỗn hợp trên được đem vào giã nhuyễn trong cối đá, cho tiếp gạch cáy vào trộn đều rồi đổ tất cả vào chum vại sành hoặc lọ thủy tinh. Thêm một lớp muối phía trên phần thịt cáy giã nhuyễn rồi đậy kín nắp. Đem ra phơi nắng vào ban ngày và sương vào ban đêm", chị Phượng chia sẻ về bí quyết làm mắm cáy ngon.
Mắm cáy là thức chấm không thể thiếu trong nhiều món ăn ở Xuân Sơn.
Để tăng thêm mùi thơm, vị ngọt cho mắm cáy, nhiều người chế biến còn cho thêm cơm nếp, thính gạo nếp và một vài lát dứa. Những người làm mắm kỳ công để những chum mắm nơi khô ráo, thoáng mát ít nhất 6 tháng, có khi đến cả năm mới được một mẻ mắm thơm ngon.
Cũng theo kinh nghiệm của chị Phượng, mắm cáy muốn ngon thì cáy giã tay sẽ ngon hơn xay nhuyễn bằng máy vốn đang dần phổ biến. Dù cáy xay sẽ cho mắm nhanh hơn, trông mịn, bắt mắt hơn nhưng mắm giã thì thịt cáy, chân cáy sẽ có thời gian ngấu, tiết ra chất ngọt thay vì xay nhuyễn thành mắm.
Mắm cáy lúc này có màu vàng ruộm, mở ra đã nức mùi, ăn đậm đà đến khó quên. Thứ nước chấm này để ăn quanh năm hay để dành tặng những vị khách quý tới thăm nhà. Một lần ăn bữa cơm dân dã, giản dị với đĩa rau muống hay rau lang luộc chấm mắm cáy Xuân Sơn sẽ thấm vị ngọt, thơm của mắm cáy, thêm hiểu tấm lòng và sự nhiệt tình của người dân sống bên dòng sông Cầm.
Ngồi giữa thiên nhiên thưởng thức món ngon mang hương vị đồng quê Tôi có chị bạn mới đầu tư mua nhà ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Hôm đó, thời tiết se se lạnh, chị rủ cả nhóm sang chơi. Không gian thoáng đãng, quện trong không khí là hương thơm thoang thoảng của hoa hồng khiến nhóm chúng tôi thi nhau hít hà đến căng lồng ngực. Đã từ lâu, tôi mê những...