Chuột “đại náo” nhà dân
Khi màn đêm buông xuống cũng chính là lúc lũ chuột “ra quân, túa vào nhà dân sống dọc ven kênh thối giữa Sài Gòn. Chúng cắn đồ đạc, cắn người, có đêm chúng cắn chết cả trăm con chim chưa kịp “phóng sinh…
Người dân ở đây mệt mỏi, khiếp đến mức gọi chuột là “bác tý và hằng ngày “n cho chúng để mua lấy sự bình yên.
Chuột chui lên từ bồn cầu
Bà Nguyễn Thị Tía – quê Quảng Ngãi – vào Sài Gòn sinh sống đã lâu, mua được căn hộ ở đường Nguyễn Phúc Chu từ năm 2001. Nhà bà nằm cách kênh Hy Vọng chỉ vài bước chân. Khoảng 6 – 7 năm nay, cuộc sống của gia đình bà Tía không có ngày nào yên bởi sự phá phách của lũ chuột. Ngồi tiếp chúng tôi ở phòng khách, nhưng mắt bà lúc nào cũng hướng về phía cửa trước. Không phải bà canh kẻ trộm lẻn vào nhà, cũng chẳng phải ngó chừng mấy đứa nhỏ trong xóm lượn qua cuỗm giày của khách, mà là cảnh giác… lũ chuột ngoài kênh đột nhập.
Đang trò chuyện, bỗng có tiếng động lùng sục đồ đạc ở sau bếp, bà Tía đứng bật dậy: “Chết rồi, quên bịt bồn cầu!. Chúng tôi ngơ ngác theo ra phía sau, vào nhà vệ sinh, thấy bà Tía tay cầm viên đá xanh nặng trịch, bít kín lỗ bồn cầu và dùng gạch ống cỡ lớn chặn trên nắp cống xả nước thải. Sau đó, vừa rửa tay bà Tía vừa giải thích: “Các cháu thấy khổ chưa? Chỉ cần quên bịt mấy cái lỗ này là chuột chui lên cả bầy!.
Trước đây, dù đã đóng cửa nhà kín mít, chèn các khe hở trên thanh đà khung cửa, bà Tía vẫn không hiểu bằng cách nào cứ đêm đến là chuột lại chạy rần rần trong nhà, cắn phá đồ đạc rau ráu. Sau nhiều đêmc trắng canh, cuối cùng vợ chồng bà phát hiện chuột lẻn vào nhà bằng cách đội nắp cống ngoi lên, hoặc chui ra từ lỗ bồn cầu. Từ đó, cứ mỗi lần sử dụng xong nhà vệ sinh, mọi người trong gia đình phải nhớ chặn bít lại. Cuộc “phòng thủ từ miệng cống, lỗ bồn cầu xảy ra không riêng nhà bà Tía mà ở hầu hết các hộ hẻm 233 Nguyễn Phúc Chu.
Kỳ công là vậy, nhưng người dân ven kênh vẫn không ngăn được lũ chuột, bịt đường này, chúng tìm ngay đường khác, thông qua các khe hở trên mái nhà, trèo qua cửa sổ, thậm chí đục hang ngầm dưới nền. Cứ thế, ngày và đêm, chúng nhởn nhơ trong nhà, lùng sụcn, cắn phá đồ đạc và cắn luôn cả người. Bà Tía bức xúc kể:
“Mấy đứa nhỏ ngủ trên gác ít bị chuột cắn, chứ vợ chồng tôi ngủ dưới sàn nhà bị nó cắn hoài à. Tôi bị cắn ít nhất hai lần, ông nhà tôi bị cắn nhiều hơn. Cứ nửa đêm đang ngon giấc, nghe ổng la hoảng ngồi bật dậy là biết vừa bị chuột cắn. Mỗi lần bị chuột cắn như thế, dù có thoa thuốc, chích ngừa nhưng vẫn lo lắm, vì sợ không khéo mắc bệnh dịch hạch hay bệnh truyền nhiễm thì chết…. Ông Xuân – một nạn nhân khác của chuột – than thở: “Cách đây mấy đêm, tui nằm ngủ dưới sàn nhà, gần sáng bỗng đau điếng ở chân. Vùng dậy, tui thấy chuột chạy tán loạn, còn ngón chân tui thì sứt một miếng, máu chảy đầm đìa….
Bà Nguyễn Thị Tía lấy viên đá chặn bồn cầu ngăn chuột chui lên.
Tàn sát cả trăm con chim một đêm
Video đang HOT
Ông Năm Ú ngoài 60 tuổi, sống dọc kênh Cống Lở, chuyên làm nghề bẫy chim bán cho nhà hàng làm món nhậu, cho người dân phóng sinh… Vừa gặp ông, chúng tôi nhắc chuyện mới đây ông bị chuột xơi cả trăm con chim mà chúng tôi nghe người dân trong xóm kể trước đó. Ông cười: “Đúng vậy và còn kinh khủng hơn nữa. Thấy có người đến hỏi chuyện về chuột, vợ ông Năm Ú từ trong nhà bước ra lên tiếng nhắc khéo cách xưng hô: “Ở đây tụi tui không dám gọi tên đâu, mà gọi bằng “bác tý. Mấy “bác ở đây nhiều vô kể! Bây giờ, nếu Nhà nước thu gom, mua mỗi “bác 2.000 đồng thôi, chắc xóm tui có nhiều người giàu phất.
Ông Năm Ú trở lại câu chuyện: “Cách đây chưa đầy một tháng, thấy “bác tý quậy dữ quá, tôi đặt bẫy, đập chết vài con. Người xưa bảo giống này “linh, y như rằng, chúng trả thù ngay. Ngày hôm sau, tôi bẫy về được hơn trăm con chim sẻ, nhốt trong lồng để dưới sàn nhà sau bếp chờ mai đem bán. Nửa đêm nghe tiếng chân “bác tý chạy rần rật, tiếng chim bay nhảy, đập cánh phành phạch vào thành lồng, vợ chồng tui cũng tưởng chuyện bình thường như mọi hôm. Nào ngờ, đến sáng ngủ dậy thấy xung quanh lồng toàn lông chim và phân “bác tý, còn trong lồng chim chết nằm la liệt, con bị cắn đứt chân, con bị cắn gãy cánh, chỉ chừng 20 con thoát nạn.
Chuyện không dừng lại ở đó. Mấy hôm sau, khi đi làm về, ông Năm Ú đặt cái lồng xuống sàn, bên trong có gần một chục chim mồi, lấy vải trùm quanh cẩn thận, cửa lồng cũng được chằng thêm dây thun. Sáng hôm sau, như thường lệ, ông Năm đặt lồng chim mồi lên yên xe, phóng một mạch xuống Bến Lức – Long An. Đến nơi, mở tấm vải trùm lồng ra, ông hoảng hồn thấy trong lồng chẳng còn con chim mồi nào và thay vào đó là 2 con chuột cống to bằng bắp tay! Hôm đó, ông Năm đành quay về nhà trong tâm trạng vừa tức điên người, vừa sợ.
“Thú thật, từ bữa đó đến giờ, tôi toàn vái mấy ổng không à, chứ có dám đặt bẫy, đập hay động đến mấy ổng nữa đâu… – ông Năm Ú chắc lưỡi ngao ngán. Cùng xóm với ông Năm Ú, chị Võ Thị Nhung làm nghề bánh tiêu còn tiếc của khi kể chuyện mấy “bác tý cõng hơn 30 viên bột bánh tiêu.
“Cách đây vài ngày, sau khi vò bột xong, vợ chồng tui đặt mấy cái nia bột ngay đầu nằm để mai chiên bán. Đến nửa đêm nghe lục đục, vợ chồngc giấc thì phát hiện 30 viên bột bánh tiêu không cánh đã biến mất. Lần theo vết bột vương vãi mới biết tất cả đã bị mấy “bác lôi vào góc nhà vệ sinh, cắn nát bấy. Mấy “bác tý ở đây ăn tạp và hỗn kinh hoàng! Có hôm tôi ngồi chiên bánh trước cửa nhà, bánh vừa chiên xong, đặt trên nia còn nóng hổi, vậy mà 3 – 4 “bác từ dưới kênh chạy lên ngời ngời, xông thẳng vào nia, cướp bánh lôi đi tỉnh bơ trước mặt tui – chị Nhung nhớ lại mà vẫn còn rùng mình.
“Tế chuột cầu an
Không còn cách nào khác, người dân bờ kênh đành chấp nhận cảnh chung sống với chuột. Đổi lấy sự bình yên, không ít người còn chủ động cung cấp cản cho chúng hằng ngày. Không ai nói với ai, nhưng cứ sau mỗi bữa ăn, họ lại đem cơm nguội,n thừa rải xuống lòng kênh hoặc treo cơm,n vào các gốc cây ven kênh.
Chúng tôi tò mò thấy một số nhà quay lưng ra sát bờ kênh, không có cửa hậu, trừ một số lỗ nhỏ dưới chân tường, thông ra bờ kênh. Sau đó chúng tôi hiểu công dụng của những lỗ này khi thấy người trong nhà cho cơm nguội,n thừa vào một cái đĩa bằng nhôm, đẩy qua lỗ ra phía bờ kênh như dọn sẵn và chỉ chốc lát sau, lũ chuột kéo đến đánh chén.
Nhiều người dân nói họ chỉ mong lũ chuột dưới kênh khi đượn no đủ như thế sẽ không lên bờ tấn công vào nhà dân nữa. Nhưng xem ra sự nhún nhường thảm hại của con người cũng chẳng động lòng lũ chuột. Chúng vẫn ngày đêm quậy phá đời sống người dân ven kênh. Và nguy cơ lây truyền dịch bệnh nguy hiểm từ chuột là rất cao, nếu chính quyền và các cơ quan chức năng không có biện pháp giải quyết môi trường ô nhiễm ở những dòng kênh giữa lòng Sài Gòn này.
Chúng tôi đến Trạm y phường 15 để tìm hiểu tình hình dịch bệnh, dịch chuột ở khu vực những dòng kênh Tân Trụ, Hy Vọng, Cống Lở. Một nhân viên y phường cho rằng kênh rạch ô nhiễm như vậy làm sao không nhiều chuột. Sau khi vào trao đổi với lãnh đạo trạm y qua điện thoại, nhân viên này bảo đã báo cáo lên Trung tâm Y dự phòng quận Tân Bình, rồi hướng dẫn chúng tôi lên quận tìm hiểu.
Đến Trung tâm Y dự phòng quận Tân Bình, một cán bộ phòng tổ chức lại chỉ sang khoa Kiểm soát dịch bệnh nằm trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Tìm đến khoa Kiểm soát dịch bệnh, bác sĩ Khanh tại đây lại chỉ chúng tôi quay ngược lại Trung tâm Y dự phòng quận Tân Bình, vì cho rằng khoa không có chức năng… trả lời nhà báo.
Theo Dân Trí
Kinh hoàng những con kênh... chuột
Bây giờ về phường 15, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, người dân ở đây ai cũng gọi những con kênh đi qua nhà mình là những con kênh chuột. Nhiều người đã không còn nhớ tên những con kênh là Tân Trụ, rồi Hy Vọng, Cống Lở hay Tham Lương.
Chuột ghẻ lở, xù lông bò lổm ngổm dưới kênh, chui vào cống.
Đơn giản là nó hôi thối, ô nhiễm đến mức không tôm, cá nào có thể sống nổi, trừ bọn chuột trụi lông, ghẻ lở đang bò lổm ngổm khắp dưới kênh, trên bờ.
Kênh xanh - kênh... phân
Từ đường Trường Chinh ồn ã xe cộ chen chúc, ngột ngạt khói bụi, chúng tôi rẽ vào đường Nguyễn Phúc Chu rộng hơn chục mét thưa thớt xe qua lại. Chưa kịp thở phào tận hưởng không khí thoáng đãng thì chúng tôi đã bị tra tấn bởi mùi xú uế từ những dòng kênh xộc thẳng vào mũi - những dòng kênh ô nhiễm bậc nhất ở Sài Gòn đang nằm ẩn mình sau những hàng cây xanh vệ đường.
Chúng tôi dừng xe đúng lúc bà Chi - người dân ở đường Nguyễn Phúc Chu - vác xẻng ra trước cửa nhà dọn dẹp rác thải, phát hoang bụi rậm sau trận mưa lớn. Chỉ tay xuống dòng kênh trước mặt có màu như nước rửa than, đang bốc mùi thối, bà Chi bức xúc: "Bữa nay, nhờ có mưa lớn, nước chảy mạnh nên nhìn vậy là đỡ lắm rồi đó. Ngày thường dòng kênh này kinh khủng đến mức tôi cũng không dám bước chân ra dọn dẹp như vậy đâu".
Bà Chi năm nay đã gần 60 tuổi, quê gốc ở Sóc Trăng, chuyển về mua nhà sinh sống ở đây hơn 20 năm. "Lúc bấy giờ dòng kênh này nước trong xanh, cá tôm dồi dào chứ không hôi hám như bây giờ. Tui còn nhớ khoảng năm 1990, ngày nào tui cũng ra kênh vớt từng rổ cá rô, cá sặc" - bà Chi nói.
Ông Phạm Thành Danh - một người dân khác ở đường Nguyễn Phúc Chu - cho biết mình là một trong số ít người đầu tiên về đây xây cất nhà. Ông Danh kể: Kênh Tân Trụ được đào từ khoảng năm 1976, vốn là kênh thủy lợi nên nước trong vắt, có những lúc ông còn ra tắm, bơi lội. Nhưng dần dần về sau, dân cư đổ về đây mua đất, xây cất nhà cửa rồi các cơ sở sản xuất, chăn nuôi mọc lên ngày một nhiều kéo theo việc xả nước thải, rác rưởi, phân gia súc trực tiếp xuống dòng kênh khiến dòng kênh nước chảy trong xanh, cá lội tung tăng giờ chỉ còn lại trong ký ức.
Theo quan sát của chúng tôi, cả mấy con kênh Tân Trụ, Hy Vọng, Cống Lở hiện đang trở thành nơi chứa rác, nước thải sinh hoạt, thậm chí cả phân người... Ngoài hứng chịu toàn bộ nước thải của khu sân bay Tân Sơn Nhất và các cơ sở sản xuất bún, nhuộm, những kênh này ngày ngày còn hứng luôn tất cả các loại nước thải bẩn nhất từ các hộ dân xả trực tiếp thông qua hàng ngàn đường ống lắp từ nhà dẫn thẳng ra kênh.
Đặc biệt, có hàng chục hộ chăn nuôi bò, heo dọc ven kênh không hề có hệ thống xử lý nước thải, phân. Và thế là bao nhiêu thứ "đầu ra" của hàng trăm con bò, heo và nước tẩy dọn chuồng trại ngày ngày được đẩy tất tần tật xuống dòng kênh.
Bà Trần Thị Kim Thành - tổ trưởng tổ 125 khu phố 8, phường 15, quận Tân Bình - đưa chúng tôi đi xem những đoạn kênh lâu ngày không được nạo vét, lượng phân gia súc trộn lẫn bùn đùn lên thành đống khỏa lấp gần hết mặt kênh. Một số đoạn nước kênh sền sệt, đặc quánh đến mức khi ném hòn đá xuống dòng kênh không còn nghe được tiếng "bõm" như ném xuống mặt nước. Thậm chí, có đoạn rác rưởi lẫn với nước phân gia súc tạo thành mảng dày đến vài chục centimét, kéo dài vài chục mét.
"Ở những đoạn nước kênh có thể chảy được thì có khi một ngày đổi màu đến mấy lần. Lúc màu đen ngòm như nước than, lúc chuyển sang màu vàng của phân gia súc, lúc rực một màu đỏ hóa chất, rồi chiều lại chuyển sang màu trắng đục từ nước thải lò bún... Tình trạng này kéo dài cả chục năm nay, dân kiến nghị không biết bao nhiêu lần và địa phương cũng đã hứa không biết bao nhiêu lần, nhưng mọi chuyện đâu vẫn hoàn đấy. Mới đây đi họp, địa phương cũng hứa tiếp đến năm 2014 sẽ triển khai xây dựng cống hộp. Không biết lần này có làm được không?" - bà Thành nói.
Chúng tôi tìm đến trụ sở UBND phường 15, Q.Tân Bình để tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm và việc triển khai dự án xây dựng cống hộp tại những con kênh này, thì được trả lời: "Chủ tịch phường đi họp, anh để lại giấy giới thiệu, có gì lãnh đạo về sẽ báo anh sau...". Và một tuần trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ phường.
Chuột đục hang sâu tạo thành lỗ rỗng tuếch dưới nền đường.
Chuột... nhiều hơn dân
"Ở đây chuột còn nhiều hơn cả... dân", chúng tôi phì cười khi nghe bà Thành so sánh. Bà Thành giải thích luôn: "Tại các con kênh ô nhiễm quá nên dưới đó giờ chỉ có mỗi chuột là loài duy nhất sống được. Từ nhiều năm nay, kênh Tân Trụ, Hy Vọng, Cống Lở trở thành "đại bản doanh" của lũ chuột, chúng mặc sức sinh sôi nảy nở".
Bà Thành nói không sai bởi mới có 14 giờ, nhưng đi dọc kênh, đến đâu chúng tôi cũng gặp chuột chạy rần rần. Chúng tôi xin một ít cơm thừa từ tiệm may bên đường, cho vào túi nylon thả xuống lòng kênh làm mồi nhử. Lập tức 5 - 6 con chuột to gần bằng cổ chân, thân hình già nua lông trụi lủi, ghẻ lở lởm chởm từ các hang hai bên bờ kênh bò ra lổm ngổm tiến đến bịch mồi. Chúng đi khoan thai, dường như chẳng thèm để ý đến sự có mặt của chúng tôi chỉ cách mấy mét ở trên bờ. Đang lúc lũ chuột mải say mồi, một con mèo từ từ đi tới, nhưng cũng chỉ đứng nhìn một lúc rồi quay đầu bỏ đi, mặc lũ chuột đánh chén.
"Người ta nói mèo là khắc tinh của chuột, nhưng ở đây mèo thường chẳng dám làm gì chuột" - bà Thành nói. Một người dân đứng cạnh tiếp lời: "Cả đống người to vật vã thế này nó còn chưa sợ, huống chi con mèo".
Hôm sau, trời chạng vạng tối, chúng tôi trở lại hẻm đường Nguyễn Phúc Chu, đi cặp theo con kênh Hy Vọng với chiếc máy ảnh cầm tay. Thấy vậy, bà Nguyễn Thị Cúc đang ngồi trước cửa nhà hỏi: "Chụp gì vậy?", chúng tôi trả lời: "Chụp chuột". Nghe chuột, bà Cúc vội xỏ đôi dép lê đi cùng chúng tôi. Bà Cúc nói: "Chuột ở đây thì khỏi phải nói, nhiều ghê lắm! Ban ngày còn ít, chứ bắt đầu chập tối là mấy bác đi cả bầy...".
Vừa dứt lời, bà Cúc réo lên: "Kia kìa. Cả bầy luôn, chụp hình lẹ lẹ kẻo nó chạy mất". Chúng tôi sởn cả gai ốc, một bầy gần chục con, mỗi con nặng đến một vài lạng, chúng nô đùa rượt đuổi, tranh giành thức ăn, chải chuốt lông như chốn không người. Thấy chúng tôi ai nấy miệng há hốc ngạc nhiên, bà Thu Hiền - một người quê Thanh Hóa, thuê trọ ở đây, đang ngồi đun nước bên bếp lộ thiên gần đó - góp chuyện: "Tại mấy anh chị không ở đây nên ít thấy, chứ với bọn em đó là chuyện thường. Có hôm đem cơm thừa phơi trước cửa, chuột kéo đến ăn cả bầy lúc nhúc trông chả khác nào hình ảnh đàn chim sà xuống mổ thóc hồi ở ngoài quê".
Bé Mai - một học sinh lớp 8 vừa rời Ninh Bình vào đây - rùng mình: "Cháu vào đây có mấy hôm, thấy chuột nhiều, sợ quá đêm nào cũng ngủ mơ. Quê cháu làm ruộng cũng có chuột, nhưng chưa bao giờ thấy nhiều như trong Sài Gòn".
Không chỉ làm hang ổ dưới kênh, lũ chuột ở đây còn đục khoét hàng ngàn hang ăn sâu vào dưới sân trám ximăng, nền nhà, đường hẻm tạo thành những khoảng rỗng trong lòng đất, dẫn đến bị sụt lún. Mỗi khi trời mưa to, nước ngập hang, chuột bắt đầu chạy túa ra. Người dân làm sẵn giàn ná, đợi những lúc như thế, tha hồ nã đạn, chuột chết la liệt. Một số hộ dân buôn bán thường xuyên mở cửa đã phải bố trí người cầm gậy ngồi gác để không cho chuột xông vào nhà.
Ông Nguyễn Văn Quý - người dân sống ở đường Nguyễn Sỹ Sách - kể: "Ở đoạn kênh qua khu phố 8 này, có một ông chuyên đi chĩa chuột sau 23 giờ; cách hai - ba hôm đi một lần và tôi từng chứng kiến mỗi đêm như vậy ổng chĩa được nửa bao gần chục kilô. Tôi hỏi thì ổng nói đem về cho trăn ăn, nhưng tôi nghi đem bán cho mấy quán nhậu lắm!".
Theo Dân Trí
Công khai phá rừng phòng hộ: Lâm tặc biết... "tàng hình" Lâm tặc dựng cả chục lán trại, ngang nhiên phá rừng, ngang nhiên chuyển gỗ trên lòng hồ giữa ban ngày... Tất cả những việc này trở nên "tàng hình" trước mắt Ban quản lý rừng phòng hộ... Đại thủy nông Ayun Hạ (thuộc 2 huyện Phú Thiện và Chư Sê, Gia Lai ) được bao bọc bởi hệ thống rừng phòng hộ....