Chuột “đại náo” khu dân cư
Bất kể ngày đêm, đàn chuột “vô tư” kéo nhau ra kiếm ăn. Dù ngay khu dân cư đông đúc nhưng đàn chuột vẫn “diễu hành”‘ như chỗ không người. Sự bùng phát về nạn chuột đang tiềm ẩn nguy cơ các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Chuột “đại náo” khu dân cư
Điểm “ nóng” về nạn chuột lộng hành phải kể đến khu vực phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM. Tìm đến nơi đây vào một ngày đầu tháng 9, chúng tôi ghi nhận sự “lộng hành” của đàn chuột. Tại một mảnh đất trống sau lưng căn nhà số 82 Trần Thánh Tông (phường 15), hàng trăm con chuột bu quanh xọt đựng rác để ven đường.
Dù nơi này luôn có người qua lại và nằm sát vách nhiều hộ dân khác nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến việc kiếm ăn của đàn chuột. Khi lượng thức ăn bên ngoài hết, đàn chuột bắt đầu đào lỗ tràn vào nhà dân, đục tung nền gạch, cắn xé bất kì thứ gì chúng gặp phải. Không ít hộ dân nơi đây phải tìm đủ cách nhưng vẫn chưa khống chế được lũ chuột này.
Chuột lộng hành giữa ban ngày
Tại khu vực kênh Tân Trụ nằm dọc theo đường Nguyễn Phúc Chu (phường 15), nhắc đến chuột, người dân nơi đây không còn cảm thấy bất ngờ. Hầu hết mọi người đã quen với cảnh đào bới, tàn phá của lũ chuột dưới cống ngoi lên. Gạch đá, đổ bê tông chặn lỗ…rất nhiều phương pháp nhưng cuối cùng đâu lại vào đó, chuột vẫn lộng hành.
Nhiều nhà dân đã “đầu hàng” các “ông chuột” bằng cách để đồ ăn sẵn bên kênh Tân Trụ cho lũ chuột. Tuy nhiên, hành động này sẽ dẫn tới hệ quả số lượng chuột sẽ tăng lên con số khủng khiếp trong thời gian tới. Như vậy, đàn chuột không chỉ dừng lại ở mức độ phá phách hơn trước gấp nhiều lần mà còn tiềm ẩn nguy cơ những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát.
Kéo đàn ra kiếm ăn
Video đang HOT
Người dân địa phương cho biết, nạn chuột bùng phát có thể do kênh Tân Trụ, Cống Lở và Hy Vọng bị ô nhiễm nặng vì một số cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường, tạo điều khiện thuận lợi cho đàn chuột sinh nở.
Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy, hàng trăm hộ dân nơi đây đều thải rác sinh hoạt hàng ngày trực tiếp xuống kênh. Vừa có nơi cư ngụ “lí tưởng” về địa hình, vừa được cung cấp nguồn thức ăn “thỏa mái” cộng với việc thiếu các phương án diệt chuột thì việc đàn chuột “đại náo” khu dân cư là điều chắc chắn xảy ra.
Các điểm tập kết rác sinh hoạt là nơi cung cấp thức ăn cho chuột
Theo Bác sĩ Phùng Thị Khai, Trạm trưởng Trạm y tế phường 15 (quận Tân Bình), ngành y tế đã lên kế hoạch khảo sat các hộ dân để diệt chuột bằng hóa chất. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế. Bác sĩ Khai nhấn mạnh, điều trước hết người dân phải nhìn nhận xem nguyên nhân từ đâu. Phải xác định được nguyên nhân thì mới giải quyết được triệt để nạn chuột này.
Bác sĩ Khai khuyến cáo, người dân nên xử lí phế thải trong sinh hoạt không nên đổ trực tiếp xuống kênh tạo nguồn thức ăn cho chuột, bên cạnh đó nên tổ chức phát quang, đánh sập hang ổ để chuột hết chỗ cư ngụ. Việc không có nơi trú ẩn và không có nguồn thức ăn chắc chắn nạn chuột sẽ được kéo giảm.
Hang chuột ngay dưới ghế đá
Một hang chuột khác nằm dưới gốc cây
Trước khi tìm ra được những giải pháp khoa học cụ thể nhằm tiêu diệt đàn chuột, người dân cần nâng cao ý thức trong sinh hoạt hàng ngày để tránh sự tàn phá của lũ chuột. Đồng thời có thể tránh các bệnh lây nhiễm nguy hiểm do chuột gây ra.
Theo Dantri
Cát tặc lại "oanh tạc" trên sông Luộc
Nhiều tháng nay, dòng sông Luộc tại địa phận giáp danh 3 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nam ngày đêm quằn quại bởi nạn cát tặc "moi ruột". PV Dân trí vừa có cuộc đột kích để tận mắt chứng kiến cảnh cát tặc hoành hành trên sông.
Nhức nhối vấn nạn cát tặc
Thời gian gần đây, dòng sông Luộc như bị "chao đảo" bởi sức quậy phá của "cát tặc". Đủ loại phương tiện từ có biển hiệu đến tàu không số, ngang nhiên bủa vây tại ngã 3 sông giáp danh 3 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam để hút cát trái phép.
Từ 4 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình xâm nhập lên sông đến khu vực "cát tặc" sử dụng tàu thuyền hút cát trái phép trên sông Luộc. Chủ thuyền dẫn đoàn là "thổ công" vùng sông nước địa phương cho biết, các tàu thuyền thường khai thác cát trái phép vào khoảng 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Việc khai thác diễn ra rất ngang nhiên mà không hề thấy sự có mặt kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên cũng như lực lượng công an địa phương.
Để áp sát, tiếp cận được những chiếc tàu hút cát đang luồn "vòi rồng"xuống lòng sông hút cát, chúng tôi phải cải trang như người địa phương để tránh bị phát hiện.
Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến, dọc theo cả một khúc sông dài là la liệt những con thuyền lớn nhỏ với đầy đủ các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai thác cát.
Đúng vào lúc rạng sáng, cả đội tàu thuyền lừ lừ tiến vào vùng khaithác chuẩn bị "ăn hàng". Khi những chiếc "vòi rồng" đồng loạt thúc vào hai bên bờ sông, từng khối đất lở ầm ầm rơi xuống sông. Bên cạnh đội tàu hút cát, đội "chim lợn" trên những chiếc thuyền nhỏ như những vệ tinh chốc chốc bấm điện thoại gọi í ới thông tin cho chủ tàu.
Những tàu hút cát ngang nhiên "oanh tạc" trên sông Luộc.
Theo người chỉ đường, đây là địa phận giáp danh 3 tỉnh nên các đốitượng thường lợi dụng để trốn tránh các cơ quan chức năng. Khoảng cách giáp danh khá ngắn nên cát tặc tẩu thoát khá dễ dàng. Việc khai thác cũng diễn ra khá nhanh, chỉ cần một tiếng đồng hồ là có thể hút với số lượng lên đến hàng trăm khối cát.
Một người dân sinh sống bằng nghề sồng nước trên sông cho hay, do đợt này phía cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình ra quân làm mạnh nên "cát tặc" dạt về phía sông thuộc địa phận Hưng Yên để khai thác. Chứng kiến trên sông, chúng tôi thấy đến cả chục con tàu thi nhau nhả vòi xuống lòng sông và hì hục hút cát.
Áp sát con tàu số hiệu HY 0564, chúng tôi chứng kiến đội quân "cát tặc" không chỉ có đàn ông mà những phụ nữ cũng "tham chiến". Hệ thống vòi rồng đang ngoặm thẳng xuống dòng Luộc moi từng khối cát đen. Đặc biệt tàu HY 05 với những cỗ máy khổng lồ thả vòi rồng ngay xuống sát bờ sông.
Đến khoảng hơn 7h sáng, hầu hết các con tàu hút cát đã "ăn no" cát, bắt đầu nhổ neo. Một số vẫn cố nán lại "ăn" tiếp cho đủ hàng. Trong suốt quãng thời gian, rất nhiều tàu của " cát tặc" thi nhau "moi ruột" lòng sông Luộc bằng những thiết bị máy móc ầm ào mà chúng tôi không hề thấy có bóng dang của lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát.
Chính quyền địa phương: Tiền hậu bất nhất?
Hệ lụy của nạn "cát tặc" này là nhiều diện tích hoa màu của người dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng vì tình trạng sạt lở 2 bờ sông. Tuy nhiên, do việc phối hợp liên ngành ngăn chặn "cát tặc" giữa các tỉnh còn nhiều khó khăn nên đoạn sông Luộc này rơi vào tình trạng "cha chung không ai khóc".
Theo điều tra của phóng viên, địa bàn cát tặc xâm chiếm trên sông Luộc (tại thời điểm ghi hình, sáng 11/07/2011) thuộc xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Tuy nhiên, lãnh đạo các ban ngành huyện Tiên Lữ lại chối quanh chuyện "cát tặc" hoành hoành.
Ông Đỗ Mạnh Trung - Hạt trưởng hạt Quản lý đê điều huyện Tiên Lữ (thuộc Chi cục Quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên) lại biện minh là không có tình trạng khai thác cát trên địa bàn sông Luộc thuộc huyện Tiên Lữ vì khu vực này chưa được tỉnh cấp phép. Ông Trung cũng thừa nhận, việc khai thác cát trái phép ngày trước đã từng xảy ra. Tuy nhiên, do mấy năm nay không có lũ nên sông không... còn cát. Nếu có tình trạng khai thác trái phép cũng rất khó vì là khu vực ngã 3 sông thuộc 3 tỉnh.
Bờ sông sụt lở do nạn cát tặc hoành hành.
Trong khi đó, ông Đoàn Thế Bào - Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lữ - cho biết, việc khai thác cát chỉ diễn ra ở 1 số xã trên địa bàn huyện như xã Tân Hưng, Thiện Phiến, Hải Triều, Cương Chính... Ban thường vụ huyện uỷ đã có ý kiến chỉ đạo xuống UBND huyện, giao cho thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc khai thác cát trên địa bàn huyện. Đây là khu vực chưa được cơ quan cấp phép khai thác cát.
Cho biết về tình trạng mất cắp tài nguyên cát tại địa phương, ông Vũ Hồng Thái - Chánh thanh tra huyện Tiên Lữ - thừa nhận, "cát tặc" thường ra quân hoạt động khai thác trái phép vào ban đêm. Trước đây, "cát tặc" ngang nhiên hút trộm công khai khi sử dụng ống hút dưới chân đê thuộc khu vực xã Thiện Phiến đi ngã ba sông xã Tân Hưng. Ông Thái cũng cho rằng, trên địa bàn hiện không còn tình trạng "cát tặc" mà là do các tàu thuyền "cát tặc" nơi khác trung chuyển qua địa bàn mà thôi(?!).
Theo ghi nhận của PVDân trí có được, khu vực "cát tặc" đang hoànhhành trên sông Luộc thuộc địa bàn quản lý của cơ quan chức năng tình Hưng Yên. Tuy nhiên, nguồn tin của Dân trí thu nhận được thì để tình trạng "cát tặc" ngang nhiên hoành hành trên sông, các chủ tàu khai thác trái phép đã có sự "chống lưng" đằng sau của một cán bộ trong ngành công an địa phương.
Đề nghị cơ quan chức năng liên quan nhanh chóng vào cuộc làm rõ để dẹp bỏ tình trạng "cát tặc" lại hoành hành trên sông Luộc như phản ảnh của PV Dân trí nêu trên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xe dù đại náo mùng 2 tết Sau ngày "nghỉ tết" đầu năm, sáng nay, mùng 2 tết đội quân xe dù tiếp tục tung hoành trên các tuyến quốc lộ. Bát nháo nhất phải kể đến khu vực trước khu du lịch Suối Tiên trên Xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú, quận 9-TPHCM. Mới sáng sớm đã có hàng trăm người đứng dọc trên quốc lộ đón xe....