Chuột ‘đại náo’ chung cư Hà Nội: Khổ lắm nhưng bó tay
Nhiều căn hộ chung cư ở Hà Nội bị chuột “đột nhập” gây ảnh hưởng đến việc sinh sống của các gia đình.
Gia đình anh Thái, sống tại một căn hộ chung cư tầng 15 ở khu đô thị tại Hà Đông. Đã ở được gần ba năm nhưng thời gian gần đây, gia đình anh bị đảo lộn khi có kẻ đột nhập là chuột. Không biết chuột vào nhà anh từ đường nào nhưng sự có mặt của con vật nhỏ bé này lại gây khá nhiều rắc rối.
Anh Thái cho biết: “Tự nhiên thấy chạy rầm rầm trên trần thạch cao, mình đã nghĩ là có chuột rồi nhưng vẫn thắc mắc không biết nó vào nhà bằng lối nào bởi ở chung cư cao tầng thường rất hiếm có chuột. Nhà mình cũng khá sạch sẽ nói có chuột vào thì hơi lạ”.
Do ở trên trần thạch cao nên chuột cũng không có khả năng di chuyển xuống nhà. Tuy nhiên, nó lại gây ra tiếng ồn, đặc biệt là vào ban đêm. Vợ chồng anh Thái và con cái thỉnh thoảng bị mất giấc ngủ vì tiếng kẹt kẹt trên đầu.
Bực mình, anh Thái có dùng gậy đập lên trần nhưng chỉ được một lúc, tiếng ồn lại tái diễn. Anh Thái có gọi nhân viên ban quản lý toà nhà nhưng vẫn không thể xử lý được do trần thạch cao kín, muốn kiểm tra phải cắt.
Nhiều chung cư cao tầng vẫn có chuột.
Cách đây không lâu, tiếng ồn biến mất nhưng để lại mùi hôi trong phòng ngủ của anh chị. Mùi hôi lan dần ra bên ngoài khiến mỗi lần về nhà, vợ chồng và con cái anh đều phải bịt mũi, buồn nôn. Không thể sinh hoạt trong không khí ô nhiễm, nhà anh Thái đã phải sơ tán sang ông bà ngoại.
Video đang HOT
Cực chẳng đã, anh Thái đã phải nhờ đội vệ sinh môi trường về cắt trần thạch cao ra để xử lý. Sau vụ chuột đột nhập, anh đã yêu cầu thợ tìm kẽ hở của đường ống thoát mùi, các kẽ hở trên trần để bịt kín lại. Chỉ vì một con chuột, mà gia đình bị đảo lộn, anh cũng phải mất gần hai triệu tiền thuê nhân viên xử lý hậu quả.
Cũng bị chuột đột nhập nhưng chưa tới mức phải bỏ nhà đi, chị Hải (KĐT Linh Đàm, HN) liên tục bị chuột cắn đứt dây điện. Chị Hải cho hay, chuột chạy rầm rầm trên trần, có lúc cắn cả dây điện khiến cho nhà chị thỉnh thoảng vẫn bị chập, nhảy át.
Khó khăn nhất với các căn hộ chung cư là chuột đều ở trên trần thạch cao nếu muốn truy tìm phải cắt trần mà không biết chúng ở khu vực nào để có thể xử lý. “Như vừa rồi, một nhân viên của toà nhà lên sờ vào dây điện ở trên trần bị giật do dây hở vì chuột cắn”, chị Hải cho biết thêm.
Qua tìm hiểu, nhà chị ở tầng áp mái của toà nhà, có ống thông gió nên chuột có thể dễ dàng đột nhập. Chị Hải đã yêu cầu nhân viên của toà nhà xử lý. Một thời gian, tình trạng chuột vào nhà đã giảm nhưng chị vẫn lo lắng bởi đường điện trên trần nhà không biết chỗ nào chuột cắn để xử lý.
Xử lý cưa trần thạch cao để tìm kẽ hở của chuột.
Chia sẻ trên diễn đàn chung cư, một thành viên cho hay: “Con chuột to bằng cái cán con dao chặt thịt theo trục trong nhà vệ sinh đi lên, hàng ngày nó nhảy, nó múa hát ở trên trần nhà mà em không làm cách nào tiêu diệt được. Mất ăn mất ngủ tìm kế mãi cuối cùng nó lò dò chui xuống phòng ăn mất cái túi bánh ngọt. Em hò đứa em đập chết luôn. Ngày xưa ở mặt đất thỉnh thoảng đêm dậy đập chuột tưởng về chung cư thì thoát ai dè cái số em có duyên với chuột hay sao ấy. Mấy bà thì bảo chuột theo thang máy đi lên mới buồn cười chứ”.
Cùng cảnh, một thành viên khác chia sẻ: Mình về chung cư ở được 10 tháng nhưng đã ra tay sát sinh tổng cộng 16 chú chuột. Nhà mình ở tận tầng 20 mà vẫn bị chuột tấn công thì nhà bác ở tầng 9 là quá bình thường. Cuối tuần chắc là bố cháu phải lật tung mấy tấm thạch cao trong wc để kiểm tra lại xem như thế nào. Khổ quá!
“Có đợt mở cửa nhà ra, thấy con chuột to tướng hình như bị lạnh, và rơi xuống nhà hay sao mà cứ nằm giữa nhà, mình cứ đứng ngoài ném đá vào người nó cho nó chạy đi, mà nó thì cứ chậm chậm không chịu đi, thế là khoá cửa nhà đi chơi luôn”, thành viên khác bình luận.
Theo anh Tú, đại diện một đơn vị quản lý toà nhà, hiện tượng chuột xâm nhập chung cư có thể xảy ra. Đối với nhà chung cư cao tầng khi bị chuột xâm nhập thì cũng rất khó tiêu diệt bởi vì chúng thường ẩn náu và làm tổ ở các gác mái, trần giả, ở các tầng bên trên và ở hệ thống đường cống, ống thoát nước.
Để xử lý chuột, mới đây bà Thương (KĐT Văn Quán) đã phải dùng tới bồ kết đốt trong nhà ba ngày liền vừa để giảm mùi hôi đồng thời đuổi chuột ra khỏi nhà. Theo bà Thương, cách làm này tuy gây khó chịu cho cả nhà nhưng cũng thấy hiệu quả phần nào.
(Theo Vietnamnet)
Chuột mang virus bệnh thận gây hoang mang ở Mỹ
Một loại virus trên chuột gây sốt xuất huyết và bệnh thận đã lây nhiễm sang nhiều người tại bang Wisconsin và Illinois ở Mỹ.
Chuột mang virus Seoul bệnh thận gây hoang mang ở Mỹ.
Các quan chức y tế Mỹ cảnh báo ít nhất 8 người đã bị nhiễm virus Seoul từ chuột tại 2 bang Wisconsin và Illinois. Tất cả số bệnh nhân này được xác định đã tiếp xúc trực tiếp với chuột tại các trung tâm nhân giống chuột.
Con người có thể bị nhiễm virus Seoul thông qua tiếp xúc trực tiếp với chuột mang mầm bệnh, nhưng virus không thể lây truyền từ người sang người. Các triệu chứng của người bệnh bao gồm sốt, rùng mình, buồn nôn, đau nhức và sưng tấy.
Virus Seoul chỉ xuất hiện ở chuột Na Uy hoang dã trên toàn thế giới. Nó không thể lây nhiễm sang hay hình thành trên các loại vật nuôi khác. Bệnh nhân thường bị nhiễm loại virus này khi tiếp xúc với dịch của chuột nhiễm bệnh như máu, nước bọt và nước tiểu hoặc bị chúng cắn.
Các quan chức y tế tại bang Wisconsin và Illinois đang điều tra nguồn lây nhiễm của virus Seoul. Họ muốn kiểm soát loại virus này vì nó là chủng gần với virus Hanta có khả năng gây chết người.
Vào tháng 7.2016, một bé đã bị mắc bệnh do virus Hanta gây ra tại bang North Dakota. Loại virus này lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, phân, nước tiểu của chuột nhiễm bệnh.
Trong khi người nhiễm virus Seoul xấu nhất có trường hợp mắc bệnh thận cấp tính, thì bệnh nhân nhiễm virus Hanta thậm chí còn nguy kịch hơn nhiều. Nó có thể gây hội chứng phổi (HPS) và có thể dẫn tới tử vong.
Cơ quan phòng chống dịch bệnh Mỹ cho biết virus Hanta thường xuất hiện ở chuột hươu với mắt và tai to. Loài chuột này có thể được tìm thấy khắp nước Mỹ, từ rừng và sa mạc cho tới hệ thống tàu điện ngầm ở New York.
Các triệu chứng của người nhiễm virus Hanta bao gồm mệt mỏi, sốt, đau cơ ở đùi, hông, lưng và vai. Một số bệnh nhân cho biết họ cảm thấy đau đầu, hoa mắt, buồn nôn, ỉa chảy và đau bụng. Sau khoảng 1 tuần, virus tiến triển sang giai đoạn hai khi phổi bị tràn dịch
Theo Danviet
Thực khách tá hóa vì bị chuột 'nhảy dù" trúng đầu Mới đây, một thương hiệu ăn uống nổi tiếng đã phải hứng chịu không ít lời chỉ trích bởi sự cố chuột 'nhảy dù' từ trên trời rơi xuống đầu thực khách. Wagas là một thương hiệu bao gồm nhiều chuỗi nhà hàng và quán cà-phê hạng sang tại Trung Quốc. Những tưởng khi ăn uống tại nhà hàng mang thương hiệu này...