Chuột, côn trùng là thủ phạm truyền lây làm 2 vạn lợn nhiễm dịch tả
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại cuộc họp bàn với 17 địa phương để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan với tốc độ nhanh. Từ thời điểm dịch phát sinh đến nay là một tháng rưỡi, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, từ khâu giám sát, phát hiện, khoanh vùng, xử lý, ngăn chặn…Chưa có chiến dịch nào được làm đồng bộ, thuận lợi như lần này.
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt. Ảnh: IT
Hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành, bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Nghệ An. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 23.442 con.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, Trung Quốc họ đang kiểm soát chặt, nội bất xuất ngoại bất nhập. Mông Cổ cũng làm rất chặt. Tôi đặt ra vấn đề là tại sao chỉ xảy ra ở hộ nhỏ lẻ. Nếu không giải quyết cặn kẽ an toàn sinh học thì rất khó kiểm soát. Ngoài vôi bột, ở các trang trại lớn người ta còn phun thuốc sát trùng. Rõ ràng 17 vừa rồi tỉnh nào ra quân đồng bộ, chặt chẽ thì dịch được khống chế tốt. Ví dụ như Hà Nội hay Nam Định.
Đánh giá tình hình dịch tả lợn châu Phi, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho hay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đàn lớn nhất phải tiêu huỷ là 587 con tại Hải Phòng.
Cục Thú ý nhận định nguy cơ xuất hiện bệnh tại các địa phương trong thời gian tới là rất cao. Ảnh: IT
Theo ông Đông, nguy cơ xuất hiện bệnh tại các địa phương trong thời gian tới là rất cao. Nguyên nhân dịch xuất hiện ở các địa phương do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.
Video đang HOT
Vi rút dịch tả lợn Châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Vi rút có thể có thể lây lan từ khu vực có dịch sang nơi khác qua phương tiện vận chuyển và con người. Đơn cử tại Sơn La, tại đèo Pha Đin, nơi có điểm tắm lợn, là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới lây lan dịch.
Để phòng chống dịch hiệu quả ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho rằng, cần phát hiện sớm, tiêu hủy ngay từ đầu; tăng cường tiêu độc khử trùng, lập nhiều chốt kiểm soát nhằm kiểm soát giấy tờ kiểm dịch, kiểm soát lâm sàng bệnh. Nếu làm tốt vấn đề này sẽ hạn chế dịch bệnh lây lan.
“Vắc xin không có, thuốc không có, hiện chúng tôi chỉ biết dựa vào tiêu độc khử trùng. Một hộ có lợn bệnh là chúng tôi phải phun thuốc cả xã, cả làng. Hiện Thanh Hoá đã tốn 7 tỷ đồng ngân sách chỉ cho việc phun thuốc”.
Đồng tình với quan điểm đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, hiện nay chưa có vắc xin phòng dịch, nên biện pháp ưu tiên nhất đó là tiêu độc khử trùng, phải làm từ các hộ nuôi trở ra. Rắc vôi bột là biện pháp hiệu quả, các địa phương cần tích cực phổ biến người dân gia tăng biện pháp này”.
Chia sẻ kinh nghiệm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh, đại diện tỉnh Hải Dương cho biết khi có dịch, tỉnh lập tức trích nguồn ngân sách để hỗ trợ, chính vì thế dân không giấu dịch. Đồng thời xem xét các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bởi hiện nay dịch phát sinh tại các hộ nhỏ, chưa phát hiện tại các hộ chăn nuôi quy mô lớn.
Để ngăn chặn dịch lây lan từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung vào các tỉnh phía Nam, Cục Thú y đã đề nghị tỉnh Quảng Bình thành lập ngay 02 chốt kiểm dịch tạm thời, bố trí đầy đủ các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo cuộc họp Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị trên tinh thần kế hoạch của Bộ NN&PTNT, các địa phương rà soát lại phương án phòng chống dịch tả lợn châu Phi dựa trên thực tiễn địa phương mình, rà soát từ kế hoạch, biện pháp thực hiện, kế hoạch hỗ trợ.
Giải pháp an toàn sinh học là biện pháp quan trọng nhất đối với các hộ nhỏ lẻ; xử lý môi trường phải bắt đầu từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đi ra, cần rắc vôi bột thường xuyên liên tục. Thứ hai, xử lý, thức ăn triệt để; thứ ba, xử lý an toàn sinh học ngay cả đối với người chăn nuôi.
Đối với nhóm trang trại lớn, yêu cầu quán triệt bằng điện thoại, bằng mọi kênh, đừng đi đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan. Phải áp dụng hình thức thông tin gián tiếp một cách hiệu quả. Về quy trình xử lý dịch, cần rà soát lại để bổ sung một cách hoàn thiện nhất, từ khâu lấy mẫu phù hợp thực tiễn; phân tích trả lời kết quả.
Vấn đề nữa là việc xử lý tiêu huỷ cũng phải tổng kết lại, hố tiêu huỷ được đào tại chỗ, nhưng phải đảm bảo mặt bằng, đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu vực chăn nuôi, đảm bảo quy cách hố tiêu huỷ.
Theo Danviet
Giá heo (lợn) hơi hôm nay 2/3: Miền Nam giảm tới 5 giá, miền Bắc ổn định ở mức thấp
Giá heo (lợn) hơi hôm nay 2/3 tại miền Bắc ổn định ở mức thấp, miền Nam có nơi giảm 5 giá do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Giá heo (lợn) hơi hôm nay 2/3 tại miền Bắc ổn định ở mức thấp, miền Nam có nơi giảm 5 giá
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Theo ghi nhận thị trường, giá heo hơi hôm nay (2/3) sau nhiều ngày liên tục đi xuống đã bắt đầu chững lại.
Cụ thể, Phú Thọ, Bắc Giang gia heo báo ở mức thấp 40.000 đồng/kg; Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Nam Định, Đan Phượng heo hơi được thu mua trong khoảng 41.000 - 42.000 đồng/kg.
Một số địa phương như Yên Bái, Ninh Bình, Hải Dương, Lào Cai có mức giá nhỉnh hơn khi đạt 43.000 đồng/kg.
Trả lời báo An ninh Thủ đô về tình hình dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh này đã xuất hiện tại 6 tỉnh, thành phố.
Trong đó, tại Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên đàn lợn rừng của một hộ chăn nuôi trên địa bàn phường Ngọc Thụy, Long Biên. Ngoài ra, còn có 5 tỉnh, thành phố đang có dịch tả lợn châu Phi là Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình và Hà Nam. Hiện đã có hơn 2.300 con lợn phải tiêu hủy với trọng lượng hơn 172.500 kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực tiếp tục giảm nhẹ ở một vài địa phương sau khi xuất hiện ổ dịch tại Thanh Hóa. Hiện các tỉnh Bắc Trung Bộ giá heo dao động trong khoảng 39.000 - 46.000 đồng/kg. Riêng Quảng Trị, Thừa Thiên Huế giá heo vẫn giữa được ngưỡng 49.000 đồng/kg.
Khu vực Nam Trung Bộ vẫn dao động trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg. Tại Tây Nguyên, giá heo hơi tốt hơn, duy trì ở mức 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam vẫn tiếp tục giảm mạnh, có nơi giảm tới 5.000 đồng/kg.
Tiền Giang là địa phương ghi nhận mức giảm này, hiện chỉ còn 49.000 đồng/kg. Giá heo tại Bạc Liêu cũng giảm tới 2.000 đồng xuống 52.000 đồng/kg. Tại Cần Thơ, giá heo hơi cũng giảm khoảng 1.000 đồng/kg xuống 52.000 đồng.
Những địa phương còn lại, giá heo hơi ổn định so với ngày hôm qua. Trong đó, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang vẫn báo giá heo dao động ở mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Xem xét tăng hỗ trợ tiêu hủy lợn bị ASF Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan ra diện rộng, tại cuộc họp khẩn tìm giải pháp phòng chống bệnh, Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu, đề xuất sửa giá dịch vụ hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh để người dân chủ động khai báo khi có dịch, thay vì...