‘Chuột chũi Ba Lan’ chui đất sao Hỏa
Sứ mệnh sao Hỏa Insight của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa gặt hái thành công mới: Thiết bị dò địa nhiệt (đầu dò địa nhiệt), gọi là ‘ Chuột chũi Ba Lan’, đã được cắm xuống lòng đất sao Hỏa.
Nhờ sứ mệnh InSight, chúng ta biết được nhiều bí mật bên trong lòng sao Hỏa.
Mục tiêu chủ yếu của sứ mệnh InSight là thu thập thông tin về cấu tạo bên trong và hoạt động địa chấn hiện nay của sao Hỏa. Một trong các thiết bị được sử dụng trong sứ mệnh này là đầu dò địa nhiệt “ Chuột chũi” HP3 do Ba Lan chế tạo. Hiện tại NASA đang kiểm tra xem tất cả các hệ thống có hoạt động chính xác và nhịp nhàng hay không.
Sứ mệnh InSight là thử nghiệm tiếp theo nhằm tiếp cận sao Hỏa và tìm hiểu rõ hơn về hành tinh này. NASA nhấn mạnh rằng, các sứ mệnh trước đó nghiên cứu lịch sử bề mặt sao Hỏa, khám phá các đối tượng như các hẻm núi, núi lửa, đá hoặc đất. “Tuy nhiên, các dấu vết tạo hình hành tinh có thể được tìm thấy qua đo đạc và nghiên cứu các thông số nằm sâu dưới bề mặt hành tinh. So với các hành tinh đá khác, sao Hỏa không quá to mà cũng không quá nhỏ. Điều đó có nghĩa là các thông tin về sự hình thành của sao Hỏa vẫn được bảo tồn bên trong hành tinh. Dựa trên các thông tin đó, chúng ta có thể biết được những quá trình nào diễn ra đối với các hành tinh đá khác” – NASA giải thích.
Tàu thăm dò InSight đã đổ bộ xuống sao Hỏa vào tháng 11/2018. “Chuột chũi” HP3 là dự án hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và Công ty Astronika (Ba Lan), theo đơn đặt hàng của Cơ quan Vũ trụ Đức.
Sứ mệnh InSight khởi hành ngày 5/5/2018 từ sân bay vũ trụ Vandenberg (California, Mỹ). Trong những tháng sau đó, InSight bay trong không gian liên sao về hướng sao Hỏa. Đồng hành cùng tàu InSight là hai vệ tinh mini kiểu CubeSat, gọi là vệ tinh Mars Cube One (MarCO). Cả hai MarCO đóng vai trò máy phát sóng vô tuyến cho tàu InSight khi đổ bộ xuống sao Hỏa.
Video đang HOT
10 sự thật về cách nhìn thế giới của động vật quanh ta (P2)
Tiếp tục khám phá những bí ẩn khoa học, phần này sẽ bật mí cách nhìn thế giới qua đôi mắt của các loài động vật trong tự nhiên.
6. Dơi
Ảnh: BrightSide
Thị giác của dơi kém hơn các loài khác không có nghĩa là chúng không nhìn thấy gì. Thay vào đó, dơi chủ yếu sử dụng đôi tai thính để định vị bằng tiếng vang, cho phép chúng cảm nhận được vật cản trên đường. Dơi vẫn sử dụng đôi mắt trong các hoạt động hàng ngày tuy nhiên chúng chỉ nhìn thấy màu đỏ do cấu trúc protein trong mắt.
7. Chuột dũi
Ảnh: BrightSide
Chuột chũi không sử dụng nhiều đến đôi mắt, vì chúng sống dưới lòng đất nhưng chúng có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Mắt của chúng khá nhạy cảm với ánh sáng màu xanh lam và vàng lục nhưng không thể nhìn được màu đỏ.
8. Thỏ
Ảnh: BrightSide
Có một sự thật là, thỏ không thể nhìn thấy màu đỏ. Thỏ cũng có vùng đồng tử trong mắt gần giống như con người nhưng không có độ lõm khiến thị giác của chúng có vẻ "sần sùi". Bên cạnh đó, thỏ có hai mắt ở hai bên đầu, giúp chúng có tầm nhìn tốt hơn nhiều so với con người.
9. Mực ống
Ảnh: BrightSide
Loài mực khổng lồ là một trong những loài sở hữu con mắt lớn nhất trong vương quốc động vật. Với cấu tạo hướng về phía trước, tầm nhìn của chúng có thể được so sánh với ống nhòm. Với cấu trúc đặc biệt, chúng cũng có thể tạo ra ánh sáng để nhìn thấy con mồi trong bóng tối.
10. Giun
Ảnh: BrightSide
Nhiều loài giun, đặc biệt là giun đất, không hề có mắt. Thay vào đó, chúng có các thụ thể ánh sáng, cho phép thấy được khác biệt giữa bóng tối và ánh sáng cũng như phân biệt giữa lòng đất và trên mặt đất.
Khánh Linh
Ngày bạn sinh ra, vũ trụ có gì đặc biệt? NASA sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này Những hình ảnh chụp lại bề mặt sao Hỏa do NASA cung cấp tựa hình một con rồng đang ẩn nấp bên trong những hẻm núi. Hình ảnh do máy ảnh HiRISE trên tàu quỹ đạo thăm dò ghi lại trên sao Hỏa tựa như con rồng huyền thoại Theo tờ Cnet, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA phát hiện ra...