Chương trình vũ khí tham vọng của Pháp
Pháp tiến hành chương trình phát triển vũ khí bộ binh được xem là lớn nhất châu Âu nhằm cung cấp các loại xe bọc thép mới cho lục quân.
Xe tăng tác chiến chủ lực Leclerc trong một đợt diễu binh – Ảnh: AFP
Ngày 8.12, tổ hợp nhà thầu Pháp gồm các công ty Nexter, RTD và Thales bắt đầu phát triển hai loại xe bọc thép mới cho lục quân theo một hợp đồng trị giá gần 930 triệu USD mà họ đã nhận từ Bộ Quốc phòng cách đó 3 ngày. Theo đó, Nexter sẽ phát triển phần khung xe, RTD chịu trách nhiệm về động cơ và đường truyền lực còn Thales lo phần hệ thống liên lạc và điện tử.
Tuần báo Defense News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rõ rằng hai loại xe bọc thép mới là xe chở quân đa nhiệm 6 bánh (VBMR) mang tên Griffon và xe tác chiến – trinh sát 6 bánh (EMRC) mang tên Jaguar.
6,1 tỉ USD cho giai đoạn 1
Việc phát triển Griffon và Jaguar đánh dấu bước khởi động của chương trình hiện đại hóa thiết bị quân sự Scorpion, vốn được xem là chương trình sản xuất vũ khí bộ binh lớn nhất châu Âu, theo Defense News. Bộ trưởng Le Drian cho hay để chuẩn bị cho việc khởi động Scorpion, chính phủ nước này đã đầu tư 259 triệu USD cho các nghiên cứu khả thi và hợp tác với ngành sản xuất vũ khí từ năm 2010.
Một sĩ quan lục quân Pháp tiết lộ với Defense News Paris đã dành một khoản ngân sách 6,1 tỉ USD chỉ cho giai đoạn 1, kéo dài 10 năm đến năm 2025. Giai đoạn 1 của Scorpion sẽ phát triển VBMR hạng nặng (6 bánh), VMBR hạng nhẹ (4 bánh) và EBRC, hệ thống thông tin tác chiến SICS, đồng thời hiện đại hóa xe tăng tác chiến chủ lực Leclerc. Giai đoạn một dự kiến cho xuất xưởng 780 chiếc VBMR hạng nặng, 200 chiếc VBMR hạng nhẹ cùng 110 chiếc EBRC.
Video đang HOT
Lực lượng quân đội Pháp – Ảnh: Reuters
Theo Defense News, VBMR hạng nặng nặng 24,5 tấn sẽ thay thế cho các xe chở quân VAB được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Còn VMBR hạng nhẹ nặng 10 tấn và sẽ thay thế xe bọc thép cùng hạng VBL, vốn được đưa vào hoạt động từ năm 1990, và xe bọc thép đa nhiệm (PVP), phục vụ từ năm 2008. VBMR hạng nặng lẫn hạng nhẹ sẽ mang súng máy 12,7 mm hoặc 7,62 mm được kiểm soát từ xa.
Trong khi đó, EBRC sẽ được trang bị súng máy 7,62 mm điều kiển từ xa, pháo 40 mm (tầm bắn 1.500 m), tên lửa chống tăng MBDA (tầm bắn 3.500 m), hệ thống điện tử và hệ thống thông tin tác chiến SICS. EBRC sẽ thay thế các xe AMX 10RC (xe bọc thép trinh sát hạng nhẹ được đưa vào sử dụng từ năm 1981), Sagaie ERC 90 (xe bọc thép hạng nhẹ cho mọi địa hình được đưa vào tác chiến từ năm 1984) và VAB HOT (xe bọc thép được trang bị tên lửa chống tăng HOT).
Theo dự kiến, lục quân Pháp sẽ nhận 92 chiếc VBMR hạng nặng trước năm 2019 và chiếc VBMR hạng nhẹ đầu tiên vào năm 2021. Cũng đến năm này, lục quân Pháp dự kiến trang bị một lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp với 100 chiếc VBMR. Lục quân và Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp (DGA) đưa ra mục tiêu sản xuất tổng cộng 2.080 VBMR, trong đó có 1.722 chiếc hạng nặng, và 248 EBRC.
Bộ não của Scorpion
Đại tá lục quân Pháp Rémy Cadapeaud, người quản lý dự án Scorpion, cho hay ưu tiên của chương trình là phát triển hệ thống thông tin tác chiến SICS. Ông Cadapeaud nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn kẻ thù phải thốt lên: đây là những binh sĩ lạ thường, họ có hệ thống thông tin mới, giúp họ có lợi thế, biết được những thứ mà chúng ta không biết và họ có thể đoán trước mọi thứ”.
Lính Pháp – Ảnh: Reuters
Một sĩ quan lục quân khác của Pháp thì ví SICS chính là “bộ não của Scorpion”, theo Defense News. Nhờ vào SICS, Scorpion được kỳ vọng có thể vận hành cùng chương trình tương tự của các đồng minh, kết nối các xe bọc thép mới với chiến đấu cơ cũng như trực thăng tấn công.
Ngoài ra, lục quân còn đưa ra yêu cầu Scorpion trang bị cho binh sĩ trên các chiếc EBRC khả năng nhận diện lực lượng đồng minh, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS trên màn hình để tránh bắn nhầm họ. “Đây là khả năng mới đối với các lực lượng trên bộ”, ông Cadapeaud khẳng định.
Bên cạnh đó, các nhà chiến lược của lục quân Pháp còn đưa ra những yêu cầu cho hệ thống điện tử trên các xe bọc thép để có thể giúp binh sĩ phản ứng nhanh hơn, cho phép họ gia tăng tốc độ phát hiện các mối đe dọa và khai hỏa.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tham vọng quá hóa ảo vọng
Những phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Racip Erdogan trong thời gian gần đây đều phê phán, chỉ trích phương Tây mạnh mẽ, quyết liệt đến mức như thể kích động thù hằn và tách biệt giữa thế giới Hồi giáo với phương Tây.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Racip Erdogan - Ảnh: Reuters
Thật lạ lùng vì từ nhiều năm nay, đất nước này là thành viên NATO và được coi là một bộ phận của phương Tây về địa chiến lược, nỗ lực để được gia nhập EU, được coi là cầu nối giữa châu Âu với Trung Đông cũng như giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo.
Vậy mà giờ đây ông Erdogan lại công khai cho rằng phương Tây "chỉ muốn lấy của chúng ta vàng, kim cương và lao động rẻ, chỉ muốn bạo lực và xung đột". Cho tới nay, chỉ có những lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo coi phương Tây là kẻ thù không đội trời chung mới phê phán kiểu như thế.
Những phát biểu trên không phải lỡ miệng hay vô thức mà có chủ ý và tính toán.
Sau 11 năm làm thủ tướng và hiện tại là tổng thống, ông Erdogan đã có vị thế quyền lực vững vàng đến mức tự tin theo đuổi những tham vọng quyền lực lớn hơn cho mình và ảnh hưởng lớn hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tham vọng của ông là xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và cường quốc khu vực với vai trò lãnh đạo thế giới Hồi giáo.
Việc gia nhập EU không còn quan trọng nữa đối với ông Erdogan. Sự ngộ nhận do quá tham vọng làm cho ông Erdogan không nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng và thế giới Hồi giáo cũng như phương Tây không để cho nước này thực hiện tham vọng đó.
La Phù
Theo Thanhnien
Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị. Ngày 15/11, Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi - G20 - sẽ chính thức khai mạc tại thành phố Brisbane, Australia. Các nhà lãnh...