Chương trình vũ khí “mạo hiểm và phức tạp nhất” của TQ
Thế hệ máy bay thứ 5 đã được Trung Quốc thử nghiệm và sản xuất khá thành công trong năm 2016 vừa qua.
Tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.
Năm 2016 được đánh giá là vô cùng bận rộn với ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi nước này thúc đẩy hàng loạt các chương trình vũ khí lớn nhằm hiện đại hóa quân đội.
Chuyên gia quân sự Vasily Kashin từ Nga mới đây đưa ra đánh giá về chương trình vũ khí của Trung Quốc, trong đó đề cập tới dự án được xem là “táo bạo và phức tạp nhất”.
“Trong năm qua, những tiêm kích J-20 thế hệ 5 đã được chuyển giao cho không quân nước này. Đây là dự án táo bạo và phức tạp nhất về mặt công nghệ với Trung Quốc vì nước này chưa từng làm điều này trước đây”, Kashin nói.
J-11D là mẫu máy bay tốt nhất của Trung Quốc.
J-20 là tiêm kích tàng hình thế hệ mới nhất do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô phát triển riêng cho không quân Trung Quốc. Hiện chưa có đánh giá cụ thể khi nào J-20 sẽ tham chiến nhưng máy bay này đang được phát triển theo đúng kế hoạch.
Video đang HOT
“Các đơn vị không quân Trung Quốc làm quen máy bay thế hệ 5 nhanh hơn không quân Nga. Cần biết rằng trong vài năm tới, máy bay chiến đấu thế hệ 4 sẽ là trụ cột chính trong lực lượng tấn công của không quân Trung Quốc”, ông Kashin nhấn mạnh.
Một loại máy bay khác là J-31 cũng được thực hiện theo kế hoạch trong năm 2016 nhưng đang có dấu hiệu chậm lại. Tiêm kích đa năng hạng nhẹ J-10 hay chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11D vẫn đang được Trung Quốc tập trung sản xuất. J-11D là mẫu máy bay tốt nhất mà Trung Quốc từng sản xuất dựa trên khung sườn chiếc Su-27.
Chuyên gia Kashin cho biết với máy bay vận tải, Trung Quốc sử dụng hai mẫu mới là Y-20 và Y-9. Trung Quốc chế tạo máy bay vận tải hạng nặng được xem là đột phá lớn, biến nước này thành quốc gia thứ 3 sau Mỹ, Nga chế tạo thành công máy bay vận tải quân sự.
Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20.
Trong năm qua, Trung Quốc cũng đóng hàng loạt khu trục hạm có tên lửa dẫn đường lớp Type 52D. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ trang bị thêm 14 chiếc cùng loại. Chưa kể việc Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ 2. Hình ảnh tàu sân bay nội địa mới đây đã bị hãng tin Kyoto của Nhật tiết lộ.
Tàu khu trục Type 52D.
Về tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), Trung Quốc đã có trong tay DF-41 với tầm bắn khoảng 12.000-14.000 km. Ngoài ra, các kĩ sư vũ khí còn phát triển, cải tiến tên lửa DF-31 và DF-5. Hình ảnh tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Project 09-IVA cũng xuất hiện gần đây trên mạng internet.
Tên lửa đạn đạo DF-41.
Dù thời gian qua lục quân Trung Quốc tiếp nhận nhiều hệ thống vũ khí, điều khiển, quan sát thế hệ mới nhưng ông Kashin đánh giá lực lượng này vẫn lạc hậu so với các quốc gia khác. Tuy nhiên chuyên gia Kashin nhận định năm 2017 lục quân Trung Quốc sẽ không có biến động lớn do nước này tập trung vào phát triển không quân và hải quân.
Theo Danviet
Trung Quốc triển khai tiêm kích J-20 ở tỉnh giáp biên giới Việt Nam
Trung Quốc đã bí mật huấn luyện thử nghiệm tiêm kích tàng hình J-20. Ngay trong năm 2016, lô đầu tiên có thể sẽ được triển khai tại tỉnh Vân Nam, giáp biên giới Việt Nam.
Trang Ifeng dẫn nguồn tin từ Tạp chí Kanwa của Canada cho hay, Không quân Trung Quốc đã bí mật huấn luyện thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J-20 hiện đại nhất, để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2016, lô đầu tiên có thể ưu tiên triển khai tại sân bay quân sự ở tỉnh Vân Nam của nước này.
Kanwa dẫn nguồn tin tình báo cho hay, sân bay quân sự của Quân đội Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam giáp biên giới Việt Nam thuộc Sư đoàn không quân 44 của nước này, nơi hiện có chiến đấu cơ J-10 và J-7 triển khai. Sư đoàn này hiện có 2 căn cứ sân bay chính là Mông Tự và Lục Lương tại Vân Nam.
Trong đó sân bay Lục Lương triển khai chiến đấu cơ J-10, là căn cứ quân sự ở Vân Nam, cách xa vùng hoạt động của các phương tiện trinh sát điện tử tối tân của Mỹ, Nhật và Đài Loan. Ở đây, Trung Quốc sẽ có nhiều thuận lợi nếu tiến hành huấn luyện máy bay tiêm kích tàng hình J-20 mới.
Đồng thời các sân bay quân sự tại Vân Nam cách Khu công nghiệp quân sự khổng lồ Thành Đô rất gần, thuận lợi cho việc thay đổi và bảo dưỡng của máy bay chiến đấu mới.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể được đưa vào biên chế trong năm 2016.
Các địa bàn trọng yếu quanh sân bay quân sự này, như thành phố Khúc Tĩnh hay huyện Tầm Điện, những tổ hợp tên lửa phòng không HQ-12 tầm xa đã được triển khai để bảo vệ căn cứ không quân đặc biệt.
Ngoài ra, thông tin tình báo cho biết thêm, những năm gần đây, hệ thống phòng không của tỉnh Vân Nam và Quảng Tây được tăng cường đáng kể.
Ý đồ chủ yếu của Không quân Trung Quốc là để bảo vệ đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp trước các mối đe dọa tương lai có thể bị tấn công bởi Không quân Ấn Độ và các lực lượng quân sự khác. Vì vậy, ở tuyến đầu Trung Quốc đều triển khai chiến đấu cơ mới nhất và nhiều tên lửa phòng không HQ-12 tầm xa hiện đại.
Kanwa dẫn thông tin tình báo mới nhất cho hay, sau khi Sư đoàn không quân 42 của Trung Quốc tại Quảng Tây (cũng giáp biên giới Việt Nam) được tái cơ cấu thành cấp Lữ đoàn, số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng được trang bị đã tăng lên 30 chiếc.
Đáng lưu ý là sau khi hoàn tất biên chế tổ chức mới, cả 2 Sư đoàn 42 và 44 đều thuộc Chiến khu phía Nam, trong đó Sư đoàn không quân 42 cũng đã được trang bị chiến đấu cơ mới J-11.
Theo chuyên gia phân tích quân sự phương Tây, việc Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ hiện đại cho lực lượng không quân tại Vân Nam và Quảng Tây, chủ yếu là để tránh sự trinh sát của Mỹ, Nhật và Đài Loan.
Đồng thời, các máy bay này có nhiệm vụ bảo vệ sườn cho khu vực Biển Đông và đảo Hải Nam.
Theo Soha News