Chương trình tiêm vaccine ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022
Các chương trình tiêm chủng vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 do quy mô dân số của 2 nước này quá lớn, trong khi hơn 85 quốc gia nghèo sẽ không được tiếp cận rộng rãi với vaccine COVID-19 trước năm 2023.
Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng sản phẩm vaccine phòng COVID-19 tại nhà máy của Viện nghiên cứu chế phẩm sinh học Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 25/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là kết quả nghiên cứu do Economist Intelligence Unit (EIU) – bộ phận phân tích và nghiên cứu thuộc Economist Group – tiến hành và công bố ngày 26/1 về kế hoạch triển khai vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu.
Theo báo cáo trên, việc cung cấp vaccine cho các nước nghèo thông qua Cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, một sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có thể bị chậm do việc ưu tiên phân phối cho các quốc gia giàu và cơ sở hạ tầng kém ở các nước đang phát triển.
Giám đốc của EIU, Agathe Demarais cảnh báo những quốc gia kém phát triển và có dân số trẻ hơn có thể mất động lực phân phối vaccine, đặc biệt trong trường hợp dịch bệnh lan rộng hoặc các chi phí liên quan quá cao.
Cũng theo bà Agathe Demarais, hầu hết các quốc gia ở châu Phi khó có khả năng triển khai tiêm chủng đại trà cho đến đầu năm 2023, trong khi người dân nhiều nước châu Á sẽ được tiếp cận với vaccine vào cuối năm 2022.
Trước đó, ngày 26/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ mua thêm 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, nâng tổng số vaccine nước này đã đặt mua đến nay lên 600 triệu liều. Theo ông chủ Nhà Trắng, lượng vaccine này đủ để tiêm cho 300 triệu dân Mỹ vào cuối mùa Hè hoặc đầu mùa Thu tới.
Trong khi đó, tại châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng “lục địa già” đã đầu tư hàng tỷ euro để giúp phát triển ra những loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới, các công ty phải tôn trọng nghĩa vụ và giao hàng. Đại diện châu Âu thậm chí lo ngại rằng các tập đoàn dược phẩm có thể bán số vaccine được đặt hàng cho những nhà thầu khác bên ngoài EU với giá cao hơn. Hiện EU đang yêu cầu các nhà sản xuất vaccine phải thông báo cho cơ quan chức năng về bất kỳ hoạt động xuất khẩu nào ra ngoài EU.
Mặc dù vậy, cho đến nay, cơ chế COVAX của WHO cho biết chương trình chia sẻ vaccine này đã ký hợp đồng mua 1,8 tỷ liều. Số thuốc này sẽ được cung cấp tới 92 nước nghèo hơn trong năm 2021 và ước tính gần 27% dân số tại những nước này được tiếp cận với vaccine.
Cũng trong ngày 27/1, Myanmar đã khởi động chương trình tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc, với đối tượng ưu tiên trong chương trình nay là các nhân viên y tế đang làm việc ở tuyến đầu của các vùng và bang của đất nước. Ông Tun Myint, quan chức Sở Y tế khu vực Yangon, cho biết có 25.459 nhân viên y tế và nhân viên y tế đang chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 và những người thuộc sở y tế khu vực Yangon sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ông cũng kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay cả khi đã được tiêm chủng.
Bệnh COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Myanmar hôm 23/3/2020 và số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này hiện nay lên tới 138.368 và số người tử vong là 3.082.
Các nước đang chạy đua sản xuất vaccine COVID-19 thế nào?
Các cường quốc đang chạy đua để sớm cho ra mắt vaccine ngừa COVID-19, trong đó có nhiều loại vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Video đang HOT
Hôm 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine COVID-19. Tổng thống Putin cho biết vaccine có tên gọi Sputnik V "hoạt động khá hiệu quả" và "hình thành khả năng miễn dịch ổn định" đối với virus corona chủng mới.
Sputnik V là loại vaccine đầu tiên được đăng ký trên thế giới. Quan chức Nga cho biết đã nhận đặt hàng tới 1 tỷ liều vaccine từ hơn 20 quốc gia.
Hiện tại, nhiều cường quốc khác cũng đang chạy đua để sớm cho "ra lò" vaccine ngừa virus corona chủng mới, trong đó có một số vaccine đang ở giai đoạn thử nghiệm 3.
Các nước đang chạy đua trong cuộc chiến vaccine COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Anh
Các nhà khoa học của Đại học Oxford phối hợp với tập đoàn phẩm sinh học toàn cầu AstraZeneca phát triển vaccine ChAdOx1 - đang trong giai đoạn thử nghiệm 3. Vaccine này được tiêm cho 10.000 tình nguyện viên ở Anh, trong đó có cả những người trên 70 tuổi.
Vaccine ChAdOx1 cũng được thử nghiệm ở Brazil và Nam Phi. Nếu thành công, tập đoàn AstraZeneca sẽ sản xuất 300 triệu liều.
Tháng trước, Thủ tướng Boris Johnson từng viết trên tài khoản Twitter của mình, đánh giá cao kết quả phát triển vaccine của Đại học Oxford.
"Thông tin rất tốt từ các nhà khoa học và nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới của chúng ta tại Đại học Oxford. Chưa có gì đảm bảo, và sẽ cần phải thử nghiệm thêm song đây là một bước quan trọng. Mọi việc đang đi đúng hướng", ông Boris Johnson nói.
Cũng tại Anh, các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial ở London cũng đang nỗ lực để sớm cho ra đời vaccine COVID-19. Họ sử dụng công nghệ RNA tự khuyếch đại (SARNA) và được chính phủ Anh tài trợ 41 triệu Bảng cho công tác nghiên cứu.
Vaccine này mới được thử nghiệm trên 300 tình nguyện viên. Đại học Imperial cũng đã thành lập một công ty phi lợi nhuận, có tên gọi VacEquity Global Health, để phân phối vaccine cho các nước đang phát triển.
Mỹ
Hai tập đoàn sản xuất dược phẩm Pfizer Inc và BioNTech khởi động các thử nghiệm lâm sàng trên người ở Mỹ với 4 ứng viên vaccine. Thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 của vaccine BNT162 đã diễn ra tại Đức vào tháng 4.
Vacccine của công ty Moderna đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3. (Ảnh: AP )
Ngân hàng Đầu tư châu Âu rót 100 triệu Euro vào dự án để mở rộng quy mô sản xuất vaccine BNT162 ở châu Âu.
Tháng trước, Moderna - một công ty có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts - đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 với một loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Dự án của họ được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ. Các tình nguyện viên tại Viện Nghiên cứu Y tế Kaiser Permanente Washington ở Seattle đã tham gia vào giai đoạn 1 thử nghiệm loại vaccine này.
Một công ty khác của Mỹ - Novavax, đang sử dụng hạt nano để tạo ra kháng nguyên, kích hoạt hệ thống miễn dịch virus SARS-CoV-2. Novavax bắt đầu thử nghiệm trên người và đã nhận được 388 triệu USD tài trợ từ Liên minh Vì đổi mới về chuẩn bị dịch (CEPI, có trụ sở chính ở Na Uy).
Trung Quốc
Mexico hôm 11/8 cho biết, nước này có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ngừa COVID-19 do 2 công ty Trung Quốc - CanSino Biologics Inc và Walvax Biotechnology phát triển.
Vaccine Ad5-nCoV của công ty CanSino sử dụng phiên bản suy yếu của một loại virus cảm lạnh thông thường, lây nhiễm vào tế bào người nhưng không gây bệnh, từ đó tạo ra "protein tăng đột biến" trên bề mặt của SARS-CoV-2.
Vaccine COVID-19 được cấc công ty Trung Quốc phát triển đang bước vào giai đoạn thử nghiệm. (Ảnh: Reuters)
Vaccine Ad5-nCoV được phát triển dựa trên một loại thành công của loại vaccine mà công ty có trụ sở tại Thiên Tân đã phát triển để chống lại virus Ebola. Tháng trước CanSino đã báo cáo các thử nghiệm giai đoạn 2 đã cho thấy một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Các nhà chức trách Trung Quốc cũng đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng 2 loại vaccine do Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán cùng với Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) và Công ty Nghiên cứu và Phát triển Sinovac phát triển.
Vaccine của Viện Vũ Hán đã được bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) vào tháng trước. Còn vaccine của Sinovac gần đây đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 trên 9.000 tình nguyện viên người Brazil.
Một công ty khác của Trung Quốc - Anhui Zhifei Longcom đang hợp tác với Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Trùng Khánh và Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh để bào chế vaccine COVID-19. Công ty Anhui Zhifei Longcom cho biết vaccine có thể ra mắt vào ngày 20/9.
Nhật Bản
Công ty công nghệ sinh học AnGes của Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm vaccine dựa trên DNA được phát triển với sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu từ Đại học Osaka và Takara Bio.
Thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 tại Bệnh viện Đại học Thành phố Osaka có sự tham gia của 30 tình nguyện viên khỏe mạnh, tuổi từ 20 đến 65. AnGes hy vọng kết quả thử nghiệm vaccine sẽ có vào tháng 7/2021 và hy vọng vaccine COVID-19 sẽ được phê duyệt sản xuất vào cuối năm sau.
Ấn Độ
Hai công ty Ấn Độ đang tham gia vào các dự án phát triển vaccine. Công ty Bharat Biotech đã kết hợp cùng với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ và Viện Virus học quốc gia để phát triển vaccine Covaxin và đưa ra thử nghiệm giai đoạn 2 vào tháng 7.
Trong khi đó, vào tháng trước, công ty Zydus Cadila có trụ sở tại Ahmedabad đã được chấp thuận để bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 trên người loại vaccine do công ty này phát triển.
Hàn Quốc
Vaccine được các tập đoàn Genexine, Binex, GenNBio phối hợp với Viện vaccine quốc tế, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc và Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 trên 190 tình nguyện viên từ 18 đến 50 tuổi.
Tập đoàn Genexine, có trụ sở tại Seongnam, cho biết họ hy vọng sẽ có vaccine này vào cuối năm 2021.
Ông Biden chọn nữ Thượng nghị sỹ Kamala Harris làm liên danh tranh cử Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden ngày 11/8 đã thông báo liên danh tranh cử của mình là Thượng nghị sỹ Kamala Harris. Trong thông báo lựa chọn bà Harris ngày 11/8, cựu Phó Tổng thống Joe Biden cho rằng bà Harris là một trong những người phục vụ công chúng tốt nhất của đất nước. Trong...