Chương trình tên lửa hạt nhân thế hệ mới của Mỹ tăng chi phí, chậm tiến độ
Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tên lửa hạt nhân Sentinel sẽ bị hoãn đến năm 2026, trễ 2 năm so với chương trình dự kiến phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ kế tiếp của Mỹ.
Mô phỏng tên lửa Sentinel. ẢNH NORTHROP GRUMMAN
Báo The Hill hôm 28.3 dẫn tài liệu của Không quân Mỹ cho ngân sách tài khóa năm 2025 cho thấy tên lửa Sentinel dự kiến sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 2.2026, trong khi theo kế hoạch ban đầu là đáng lẽ phải bay thử trong năm nay.
Diễn biến trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy chương trình ICBM được nhiều kỳ vọng của Mỹ gặp trục trặc, chủ yếu cho chi phí tăng vọt so với ước tính trước đây.
Video đang HOT
Theo Không quân Mỹ, việc trì hoãn đến từ khâu phát triển các linh kiện máy tính hướng dẫn của tên lửa.
Northrop Grumman, nhà thầu chịu trách nhiệm phát triển tên lửa Sentinel với hợp đồng ban đầu 13 tỉ USD, đã thực hiện một số thử nghiệm sơ bộ cho các thành phần cấu tạo tên lửa. Những cuộc thử nghiệm này đã thành công.
Chương trình ICBM thế hệ kế tiếp của Mỹ đang đối mặt chỉ trích vì vượt ngân sách dự trù trong giai đoạn đầu đến 37% tính đến tháng 1. Điều đó kích hoạt cơ chế của Đạo luật vi phạm Nunn-McCurdy, có nghĩa là giờ đây bộ trưởng quốc phòng phải can thiệp để xem xét lại dự án.
Theo tính toán mới, chương trình giờ đây cần khoảng 131 tỉ USD mới có thể hoàn tất, và bị hoãn triển khai ít nhất 2 năm, thay vì vào năm 2030 như dự kiến.
Tướng Mỹ: Kho vũ khí hạt nhân Nga ‘đa dạng’ nhất thế giới
Bình Nhưỡng: Nếu bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Mỹ phải hứng hậu quả
Triều Tiên tuyên bố bất kỳ động thái nào nhằm đánh chặn và bắn hạ tên lửa do nước này thử nghiệm sẽ được coi là "lời tuyên chiến".
Hôm 7/3, bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nói rằng Mỹ có kế hoạch bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng nếu vũ khí này hướng tới Thái Bình Dương.
Theo bà Kim Yo-jong, Bình Nhưỡng sẽ coi hành động quân sự của Mỹ ngăn cản các vụ thử vũ khí chiến lược của nước này là lời tuyên chiến.
Hình ảnh tên lửa đạn đạo của quân đội Triều Tiên. (Ảnh: KCNA)
"Đó được coi là một lời tuyên chiến chống lại Triều Tiên, nếu diễn ra hành động đánh chặn với các cuộc thử nghiệm vũ khí chiến lược của chúng tôi. Thái Bình Dương không thuộc quyền thống trị của Mỹ hay Nhật Bản", bà Kim Yo-jong nói.
Tuyên bố gay gắt từ Triều Tiên được đưa ra khi Mỹ và Hàn Quốc khôi phục và tăng quy mô các cuộc tập trận quân sự chung sau số vụ thử tên lửa kỷ lục của Bình Nhưỡng vào năm ngoái.
Theo đó, hôm 6/3, Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52 cho một cuộc tập trận chung với các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc. Đây là động thái được cho nhằm phô trương lực lượng trước các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Theo bà Kim Yo-jong, Triều Tiên sẵn sàng thực hiện các hành động mạnh mẽ, đáp trả cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc.
"Chúng tôi luôn theo dõi các động thái quân sự của lực lượng Mỹ và quân đội Hàn Quốc và luôn sẵn sàng thực hiện hành động phù hợp, nhanh chóng và mạnh mẽ", bà Kim Yo-jong cho hay.
Việc triển khai các khí tài quân sự hiện đại của Mỹ đến tập trận cùng quân đội Hàn Quốc thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh dấy lên những lo ngại rằng Triều Tiên có thể thực hiện các hành động khiêu khích, nhằm đáp trả cuộc tập trận chung "Lá Chắn Tự do" (Freedom Shield- FS ) giữa Mỹ và Hàn Quốc, dự kiến diễn ra từ ngày 13-23/3.
Máy bay ném bom tàng hình mới nhất của Mỹ có gì nổi trội Lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Không quân Mỹ ra mắt máy bay ném bom tàng hình mới. Theo lịch trình, vào ngày 2/12, máy bay ném bom B-21 ra mắt toàn thế giới. Hình ảnh minh họa về B-21. Nguồn: Reuters Hãng Bloomberg (Mỹ) cho biết chiếc máy bay ném bom tàng hình chiến lược tầm xa thế hệ mới này...