Chương trình sửa chữa độc lập của Apple mở rộng sang châu Âu và Canada
Sau khi ra mắt chương trình cung cấp dịch vụ sửa chữa độc lập tại Mỹ vào năm ngoái, Apple giờ đây bắt đầu mở rộng nó đến với các nước châu Âu và Canada.
Sẽ có nhiều địa điểm AASP hơn, tạo thuận lợi cho người dùng
Theo Engadget, chương trình này cho phép các doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký để được đào tạo miễn phí về cách sửa chữa các thiết bị mang nhãn hiệu Apple, đồng thời có quyền truy cập vào tất cả công cụ giống như nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple (AASP). Giờ đây, công ty thông báo kể từ khi ra mắt, hơn 140 công ty ở Mỹ đã tham gia chương trình, bổ sung 700 địa điểm sửa chữa các thiết bị Apple.
Ngoài ra, Apple thông báo chương trình đang mở rộng ra bên ngoài Mỹ, gồm Canada và 32 quốc gia trên khắp châu Âu. Bắt đầu từ hôm nay, các doanh nghiệp ở các quốc gia nơi Apple cho phép có thể đăng ký trở thành một phần của chương trình. Ứng dụng và đào tạo là miễn phí, điều này sẽ giúp dễ dàng hơn cho nhiều địa điểm sửa chữa chính thức được phép mở tại các quốc gia này.
Cách đây vài năm, Apple bắt đầu khiến bên thứ ba khó sửa chữa thiết bị của mình hơn với chip bảo mật T2 trong các máy tính Mac. Điều đó buộc người dùng phải đến các địa điểm Apple hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền để thực hiện sửa chữa. Mọi thứ bắt đầu vào năm ngoái khi Chương trình nhà cung cấp sửa chữa độc lập được triển khai, nơi Apple đã hợp tác với Best Buy nhằm biến mọi địa điểm cửa hàng tại quốc gia này thành AASP.
Thêm nhiều tổ chức người dùng châu Âu đòi Apple bồi thường
Ba năm sau khi Apple làm chậm iPhone của mình để bảo vệ pin cũ, một nhóm ở châu Âu đang yêu cầu công ty trả tiền bồi thường cho tất cả người dùng.
Apple vẫn chưa hết hạn với sự cố giảm hiệu suất iPhone vì pin suy thoái
Theo AppleInsider, trong quá khứ Apple đã làm chậm những chiếc iPhone cũ hơn để bảo vệ pin và không nói với khách hàng rằng họ đã làm điều đó. Sau đó, công ty xin lỗi và giới thiệu chương trình thay thế pin rẻ hơn.
Dẫu vậy, công ty đã bị tấn công bởi vô số vụ kiện, với cái tên mới nhất liên quan đến 5 tổ chức người tiêu dùng muốn bồi thường và đe dọa các hành động pháp lý. Theo đó, nhóm hoạt động dưới tên Euroconsumers gồm Test Achats (Bỉ), OCU (Tây Ban Nha), Deco-Proteste (Bồ Đào Nha), AltroConsumo (Ý) và thậm chí cả Proteste (Brazil), đã tham gia yêu cầu Apple bồi thường. Họ cho rằng Apple cần phải trả 60 EUR cho những người dùng iPhone cảm thấy bị lừa vì tuổi đời của chúng đã bị rút ngắn một cách "giả tạo".
Trước đó vào tháng 2.2020, chính phủ Pháp cuối cùng cũng đã giải quyết vụ kiện nhắm vào Apple liên quan đến vấn đề tương tự. Kết quả là Apple đã bị phạt 25 triệu EUR. Theo iCARM, chính việc giải quyết này đã khiến nhóm Euroconsumers nộp đơn yêu cầu bồi thường. Cho đến nay, nhóm đã viết thư cho Apple hai lần, vào ngày 11.6 và sau đó là ngày 2.7.
Apple vẫn chưa đưa ra câu trả lời công khai về vấn đề. iCulture (Hà Lan) cho biết tổ chức người tiêu dùng ở quốc gia của họ không tham gia yêu cầu bồi thường.
Vì sao các nhà lập trình ứng dụng ngày càng ngán App Store của Apple? Đằng sau những gì người dùng nhìn thấy trên App Store dường như là một "cuộc chiến ngầm"giữa Apple và các nhà lập trình ứng dụng. Châu Âu mới đây cho biết sẽ khởi động điều tra App Store của Apple để xác định xem liệu nó có vi phạm các quy định về cạnh tranh không. Chưa tính đến kết quả của...