Chương trình phố bên đồi 2019 công bố các tác phẩm vào vòng chung khảo
Chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 công bố các tác phẩm vào vòng chung khảo cuộc thi Sáng Tác Vào Miền Nghệ Thuật với tổng giá trị giải thưởng lên đến 80 triệu.
Cuộc thi đến hết ngày 25/10/2019, đã có hơn 250 tác phẩm sáng tạo và trẻ trung của các bạn trẻ trên khắp cả nước và quốc tế gửi về cho Phố Bên Đồi. Hiện các thành viên Ban Giám Khảo đang tiến hành lựa chọn các tác phẩm xuất sắc và phù hợp nhất để phóng tác tại không gian Dốc Nhà Làng cho chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 chính thức diễn ra vào cuối tháng 12 năm nay.
Kết quả cuối cùng sẽ được chính thức công bố vào ngày 11/11/2019 trên Fanpage của Phố Bên Đồi. Đây cũng chính là ngày khởi công cho việc xử lí bề mặt tường. Dự kiến có 19 tác phẩm nghệ thuật được giải từ cuộc thi và các nghệ sĩ khách mời tên tuổi.
Các tác phẩm tham dự được Hội đồng Nghệ thuật Phố Bên Đồi duyệt và tuyển chọn sau khi khảo sát trực tiếp tại khu vực phóng tác Dốc Nhà Làng. Ban Giám khảo bao gồm các tên tuổi
uy tín như hoạ sĩ Lê Kinh Tài, hoạ sĩ Thế Thông, kiến trúc sư Đoàn Anh Khoa, kiến trúc sư Vũ Đức Chiến kiêm nhà sáng lập tổ chức ký hoạ đô thị Việt Nam (Urbansketcher Vietnam).
“Quy hoạch không gian và thực hiện các tác phẩm nghệ thuật trong không gian hiện hữu ở đô thị, là việc không mới ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên ở Việt Nam thì hầu như chưa có những quy hoạch cụ thể. Nếu có cũng gần như là những sáng tác tự phát của những nhóm nhỏ, họ “chiếm dụng” những khoảng tường trống trong đô thị để thực hiện những tác phẩm của mình. Điều bất cập, đôi khi có những bức tranh rất hay, lại thiếu view nhìn. Hay ngược lại, không thiếu những bức tranh thuộc dòng “tranh trong studio” lại được đem ra vẽ ngoài trời, các tính chất “hoành tráng” bị bỏ qua, nên dù nhiều bức rất đẹp, bỗng dưng bị mất hút dưới ánh mặt trời và bóng đổ từ các khối nhà trong không gian đô thị. Cuộc thi từ Dự án “PHỐ BÊN ĐỒI”, tuy chưa đạt quy mô như mong muốn, nhưng chúng tôi cũng khá hài lòng khi nhiều bạn trẻ hiểu được các khái niệm cần thiết ở “Tác phẩm nghệ thuật trong không gian đô thị”. Nhiều tác phẩm đạt chuẩn nội dung, hoà sắc, tương quan, tương thích để thực hiện việc phóng tác trên không gian và bố cục hiện hữu.” Ý kiến của ban giám khảo hoạ sĩ Lê Kinh Tài.
“Đô thị và hình thái của đô thị là sự đặc trưng, là riêng biệt, là bản sắc Con người là chủ thể của Đô Thị, là tạo nên những âm thanh, hình khối, kiến trúc, văn hoá, lịch sử và nhiều hơn thế…. Quy hoạch và chỉnh trang đô thị, luôn là bài toán hóc búa cho những nhà làm quy hoạch
Việt nam, đặc biệt là Đà lạt, để không bị quá trình đô thị hóa xóa nhòa đi những “di sản” đó, thì việc cần thiết là phải hành động, chia sẻ, đồng hành với những công việc hết sức cụ
thể, Phố Bên Đồi – 1 dự án Nghệ thuật cộng đồng, đưa nghệ thuật đến gần với công chúng hơn, thông qua các hình thái nghệ thuật. Phố Bên Đồi 2019 đã đưa nghệ thuật tiếp cận với công chúng 1 cách trực diện hơn, cụ thể và nhiều màu sắc hơn, với việc đưa các tác phẩm của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế lên 1 không gian của đô thị Dốc Nhà Làng. Đó sẽ là 1 điểm nhấn trong đô thị, đặc biệt Dốc nhà Làng là một không gian đô thị ĐẶC TRƯNG của Đà Lạt, và sẽ có tương tác rất cụ thể giữa người dân và khách du lịch mỗi khi ghé thăm Đà Lạt. Chúng tôi hi vọng, những tác phẩm sau khi đưa vào không gian của đô thị, sẽ mang đến nhiều cảm xúc và truyền tải những thông điệp về nghệ thuật nói chung và bảo tồn đô thị nói riêng” Ý kiến của ban giám khảo kiến trúc sư Vũ Đức Chiến.
Các tác phẩm được chọn phóng tác sẽ được điều chỉnh sao cho hài hoà, phù hợp với không gian, kích thước và bề mặt vị trí địa lý thực tế trên tổng thể dự án. Đồng thời, tên tác giả của các tác phẩm được phóng tác lên tường sẽ được Ban Tổ Chức ghi nhận bên dưới tác phẩm.
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
*01 giải Nhất: trị giá giải thưởng 34.000.000 đ. Trong đó bao gồm: tiền mặt 10.000.000 đ, voucher cho chuyến du lịch trị giá 15.000.000 đ từ ứng dụng Traveloka cho các dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn và vé Xperience & 10 voucher mỗi voucher trị giá 900.000 đ do Biti’s Hunter tài trợ.
*01 giải Nhì: trị giá giải thưởng 19.500.000 đ. Trong đó bao gồm: tiền mặt 5.000.000 đ, voucher cho chuyến du lịch trị giá 10.000.000 đ từ ứng dụng Traveloka cho các dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn và vé Xperience, 05 voucher mỗi voucher trị giá 900.000 đ do Biti’s Hunter tài trợ.
*01 giải Ba: trị giá giải thưởng 12.500.000 đ. Trong đó bao gồm: tiền mặt 3.000.000 đ, voucher cho chuyến du lịch trị giá 5.000.000 đ từ ứng dụng Traveloka cho các dịch vụ đặt vé máy bay, phòng khách sạn và vé Xperience & 05 voucher mỗi voucher trị giá 900.000 đ do Biti’s Hunter tài trợ.
*Giải khuyến Khích: trị giá 500.000 đ đối với các tác phẩm còn lại được chọn phóng tác lên tường.
Ghi chú khác: các voucher trên không có giá trị quy đổi thành tiền mặt.
Đà Lạt đã để lại dấu ấn nên thơ trong lòng biết bao du khách ghé thăm, bởi vẻ đẹp lãng mạn của các công trình kiến trúc cổ kính, những mùa hoa rực rỡ, bầu không khí se lạnh phủ mờ sương quanh những ly cà phê nóng ấm. Nhưng Đà Lạt còn một vẻ đẹp đời sống dung dị, gần gũi mà vô cùng khác biệt – đó là vẻ đẹp của những con dốc quanh co, của làng ấp, phố xá bên đồi, gắn liền với nếp sống và văn hoá bao đời của người dân nơi đây.
Mỗi con dốc ở Đà Lạt đều mang một tên gọi thân thương dễ nhớ, lại vừa chứa đựng những câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa từ những ngày đầu tiên của vùng đất này. Dốc Nhà Làng, với tên gọi ngày nay là đường Nguyễn Biểu thuộc địa phận phường 1, nằm ngay trong lòng trung tâm Đà Lạt. Thuở xưa nơi này có một Nhà Cộng Đồng (còn được gọi là Nhà Làng), và vì những con dốc bao quanh đó đều hướng về Nhà Làng, nên cái tên Dốc Nhà Làng hình thành từ đó.
Theo lời kể của một vài người cao tuổi sống tại Dốc Nhà Làng, ban đầu khu vực giáp Hàm Nghi (đường Trương Công Định) và Cầu Quẹo (đường Phan Đình Phùng) được gọi là Dốc Nhà Làng, vì ở vị trí đình An Hoà ngày nay có trụ sở của Hội đồng Hương chính (Nhà Làng), tương tự hội trường khu vực để lý trưởng và các thành viên họp bàn việc làng, phân xử một số vụ việc xảy ra trong các vấn đề đất đai nội quy khu vực dân cư. Cũng có một số nhân chứng cho rằng ở khu vực đầu đoạn hẻm sát đường Hàm Nghi bấy giờ có một ngôi nhà gỗ nhỏ để làm việc của Hương Chức. Nhưng qua thời gian ngôi nhà cũ này xuống cấp và theo quy hoạch mới, vị trí của Nhà Làng mới được đặt gần đình An Hoà như ngày nay. Từ năm 1953, Dốc Nhà Làng được đổi tên là đường Nguyễn Biểu, nhưng dân cư chung quanh và khách du lịch vẫn quen với lối gọi tên cũ là Nhà Làng.
Trong khuôn khổ dự án nghệ thuật cộng đồng đa hình thái Phố Bên Đồi – Vào miền nghệ thuật 2019 vẻ đẹp của Dốc Nhà Làng sẽ được tô điểm thêm những mảng màu xanh hơn, sạch hơn, được đánh thức dậy không gian nghệ thuật vốn tiềm ẩn sẵn bên trong Dốc Nhà Làng. Cùng với sự góp sức của cộng đồng và mọi người dân nơi đây, Phố Bên Đồi hy vọng Miền Nghệ Thuật tại Dốc Nhà Làng sẽ kết nối chúng ta, những người yêu Đà Lạt, yêu nghệ thuật, yêu vẻ đẹp thiên nhiên xích lại gần nhau hơn.
Theo 8saigon
"Tinh hoa nước Việt" của người Việt ở ngoại ô Washington
Bất chấp những khó khăn về con người và thời gian, cuối tuần qua vào ngày 20/10, "Tinh hoa nước Việt" một chương trình nghệ thuật về lịch sử của cộng đồng người Việt ở ngoại ô thủ đô Washington đã được tổ chức và thu hút hàng trăm gia đình sinh sống trong vùng tới tham dự.
Chương trình đã được mở đầu bằng những câu chuyện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản và những ca khúc ca ngợi truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng trong suốt lịch sử hàng nghìn năm của mảnh đất Việt Nam.
Cô Hà Vân, tình nguyện viên chương trình "Tinh hoa nước Việt" nói:
Rất là khó để học lịch sử. Nhưng mà cái chương trình này lại làm cho các em thấy được lịch sử, hiểu được lịch sử và hy vọng rằng các em sẽ thương Việt Nam, nghĩ đến Việt Nam trong tương lai.
Ông Nguyễn Mậu Trinh, một khán giả từ tiểu bang Maryland cho biết:
Từ khi mất miền nam, nếu có sự liên tục không bị gián đoạn trong một thời gian thì sẽ dễ dàng hơn cho ngày hôm nay để những bạn trẻ không phải khó nhọc tìm lại những chí khí trong lịch sử, những giá trị của Việt Nam Cộng hòa của người dân Việt Nam thực sự trước khi bị chế độ cộng sản xóa lấp.
Phần lớn thời lượng của chương trình đã được dành để kể lại những câu chuyện của các sĩ phu Việt Nam ra nước ngoài tìm đường cứu nước trong thời kỳ đen tối nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi dân tộc bị thực dân Pháp đô hộ.
Đó là những câu chuyện của các chí sĩ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, nhà hoạt động Phạm Hồng Thái và cả sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Thái Học và những người cùng chí hướng trong cuộc khởi nghĩa bất thành của Việt Nam Quốc dân Đảng tháng 2/1930 ở nhiều tỉnh thành của miền bắc Việt Nam khi đó.
Cô Nguyễn Thu Thủy, Nhà Việt Nam tại Virginia nói:
Mục đích chung của chương trình là làm sao để các em hiểu lịch sử Việt Nam và tiếp tục noi gương cha ông của mình để gìn giữ cái văn hóa lịch sử Việt Nam. Và đó rõ ràng là điều rất là quan trọng. Bên cạnh đó, tinh hoa nước Việt còn nêu lên những nét hay nét đẹp của dân tộc và những nét hay nét đẹp đó phải được bảo tồn, phải được gìn giữ bởi những thế hệ tương lai.
"Tinh hoa nước Việt" cũng đã vinh danh và trao giải thưởng cho các tổ chức và cá nhân có nhiều đóng góp cho việc gìn giữ văn hóa Việt Nam ở hải ngoại và cho phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ tại Việt Nam.
Theo VOA
Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Huyền thoại Mẹ" Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2019), ngày 18/10 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), Báo Văn hóa đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Huyền thoại Mẹ". Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vinh dự là nhà tài trợ, đồng hành cùng chương trình. Tiết mục hát múa...