Chương trình OCOP Đăk Nông: Nhiều sản phẩm lợi thế cạnh tranh cao
Ông Lê Trọng Yên – Giám đốc Sở NN&PTNT Đăk Nông cho biết, địa phương được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để triển khai Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm-OCOP dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.
Từ nay đến năm 2020, Đăk Nông sẽ tập trung vào đăng ký, phát triển 15 sản phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau. Đó là lúa gạo (xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô), hạt mắc ca (huyện Tuy Đức), tiêu sạch (huyện Đăk Song, huyện Đăk R’lấp, thị xã Gia Nghĩa), chanh dây (thị xã Gia Nghĩa, huyện Đăk R’lấp), măng cụt, sầu riêng (thị xã Gia Nghĩa), bơ (huyện Krông Nô, Gia Nghĩa, Đăk Mil, Đăk Song)…
Có thể kể thêm đó là cà phê Đăk Đam, cà phê Hoàng Gia Phú (huyện Đăk Mil), chè xanh đóng gói (Đăk Glong), thảo dược từ cây đinh lăng, gấc (Cư Jút, Đăk Glong, Krông Nô, Tuy Đức), tranh thêu con rồng và bông hoa của hợp tác xã đan thêu Thanh Hằng (Krông Nô). Đặc biệt, có các sản phẩm dịch vụ du lịch văn hóa tại bon ĐăK R’moan (Gia Nghĩa) và buôn Buôr (Cư Jút), Công viên địa chất Đăk Nông.
Chanh dây Đăk R’lấp là một trong những sản phẩm OCOP có lợi thế cạnh tranh của Đăk Nông. ảnh tư liệu
Cũng theo ông Lê Trọng Yên, điều chắc chắn là nông sản của OCOP khi ra thị trường sẽ có giá trị cao hơn bởi được đầu tư trong vùng nguyên liệu đạt chuẩn, sản xuất, chế biến theo công nghệ kỹ thuật cao, đồng đều về mẫu mã, chủng loại. Tuy vậy, vấn đề phát triển bền vững sản phẩm nông sản chủ lực gắn với OCOP vẫn còn nhiều việc phải làm, do vậy tỉnh sẽ tập trung vào xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu ổn định. Làm được điều này sẽ khắc phục tình trạng cung vượt cầu, khiến giá cả đi xuống hoặc ngược lại như lâu nay.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc xúc tiến thương mại để tìm các đầu mối tiêu thụ lớn, kết nối thành chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ cũng được tỉnh xúc tiến mạnh mẽ hơn, đi đến hiệu quả cuối cùng. Theo đó, cơ quan nhà nước sẽ định hướng, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa việc đánh giá thị trường, xây dựng chiến lược quảng bá, bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể gắn với phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu…
“Thành công của OCOP cũng đồng nghĩa với việc người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện hiệu quả các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là động lực cho tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn mà Chính phủ đã phát động” – ông Yên cho biết.
Theo Danviet
Đắk Nông: Chỉ ở nhà nuôi gà chọi lai mà lãi 50 triệu đồng mỗi tháng
Từ việc cung cấp giống gà ra thị trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với giá bán 13.000-16.000 đồng/con/1 ngày tuổi, anh Đào Văn Minh ở thôn 4, xã Quảng Tín, huyện Đắk R'lấp mang lại thu nhập bình quân cho gia đình khoảng 50 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
Ngồi trong căn nhà khang trang nhìn những đứa trẻ chạy nhảy ngoài sân, anh Đào Văn Minh ở thôn 4, xã Quảng Tín (Đắk R'lấp) bồi hồi nhớ về những khó khăn ngày đầu định cư trên mảnh đất Đắk Nông.
Năm 2000, anh Minh đưa gia đình từ Thái Nguyên vào định cư tại đây. Cả gia sản tích góp mua được 1 ha đất. Anh bắt đầu phát cỏ, cải tạo đất để trồng điều, cà phê, tiêu, mì, ngô... Cứ "lấy ngắn nuôi dài", đến kỳ thu hoạch cây công nghiệp lâu năm, gia đình anh có được số vốn để mua thêm 2 ha đất. Từ đây, giấc mơ về nghiệp nuôi gà, ấp trứng của cha ông cũng được anh bắt đầu thực hiện.
Anh Minh chăm sóc đàn gà chọi lai đời bố mẹ
Với ý tưởng nhen nhóm từ lâu, anh đã nuôi thử nghiệm nhiều giống gà mang từ ngoài Bắc vào. Năm 2008, sau khi khảo sát thị trường, anh chọn giống gà lai Mía để nuôi và xây dựng lò ấp trứng. Anh vẫn còn nhớ như in những lần phải đi giữa đêm từ Quảng Tín lên Gia Nghĩa để đón xe nhận trứng gà gửi từ ngoài quê vào. Rồi khi lò ấp trứng thành công, nuôi được những con gà khỏe khoắn thì thị trường tiêu thụ chùng xuống, không bán được gà. Đôi lúc muốn bỏ cuộc nhưng lại nhớ về những động lực khi bắt đầu, vợ chồng anh lại động viên nhau tiếp tục cố gắng.
Anh Minh kiểm tra trứng trong lò ấp
Ban đầu, anh đem gà đi bán cho các thương lái, đầu mối ở các điểm chợ trên địa bàn dùng thử. Sau 3 ngày, những cuộc gọi đặt gà đầu tiên mang đến hy vọng khởi sắc. Bên cạnh đó, anh còn tìm được nơi hợp tác nguồn thức ăn chăn nuôi giúp giảm nguồn vốn đầu tư. Năm 2013, với giá bán 60.000 đồng/kg, mỗi con gà sau 2,5 - 3 tháng nuôi mang lại lợi nhuận khoảng 85.000 đồng/con.
Từ kinh nghiệm, hiểu biết với nghiệp nuôi gà truyền thống của gia đình, anh Minh nhân giống gà bố mẹ, đầu tư xây dựng lò ấp trứng hiện đại hơn.
Người dân trên địa bàn đến chọn mua giống gia cầm tại gia đình anh Minh
Hiện nay, theo nhu cầu của thị trường, anh chuyển sang sản xuất giống gà lai chọi. Đàn gà bố mẹ nuôi đẻ lấy trứng duy trì thường xuyên 2.500 con, liên kết với 5 trang trại nuôi gà bố mẹ và hơn 30 trang trại nuôi gà thịt. Bên cạnh đó, cơ sở ấp trứng của anh còn thu mua trứng gà liên kết với các trang trại 6.000-7.000 đồng/quả... Từ việc cung cấp giống gà ra thị trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với giá bán 13.000-16.000 đồng/con/1 ngày tuổi... mang lại thu nhập bình quân cho gia đình anh khoảng 50 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
Sắp tới, khi có nguồn điện ổn định vào trang trại, anh sẽ áp dụng kỹ thuật, phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gà, xây dựng lại trang trại theo hướng công nghệ hiện đại hơn, giúp giảm ảnh hưởng môi trường và tăng hiệu quả, năng suất chăn nuôi...
Theo Mẫn Doanh (Báo Đắk Nông)
Bắc Kạn: Gắn "sao" cho hàng chục sản phẩm OCOP độc đáo Ngày 16/12, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình "mỗi xã, phường một sản phẩm" năm 2018 (Chương trình OCOP) và triển khai kế hoạch năm 2019. Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế...