Chương trình Lương thực Thế giới sắp dừng hoạt động ở Dải Gaza
Bộ trưởng Phúc lợi PA Ahmed Majdalani cho rằng quyết định chấm dứt chương trình là một diễn biến cực kỳ nguy hiểm, trong khi phía Hamas cảnh báo 200.000 người dân ở Gaza sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Những tòa nhà bị phá hủy trong vụ không kích của máy bay Israel xuống Dải Gaza, ngày 6/8/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Báo chí Israel ngày 2/6 dẫn các nguồn tin ở Dải Gaza và Bờ Tây bày tỏ quan ngại ngày càng nghiêm trọng về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, sau khi Liên hợp quốc thông báo hoạt động của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại đây sắp phải dừng lại.
Tờ Haaretz dẫn lời một quan chức cấp cao của Hamas, lực lượng quản lý Dải Gaza, cho biết đang phối hợp với Chính quyền Palestine (PA), lực lượng quản lý Bờ Tây, để kêu gọi các quốc gia tài trợ cho WFP tiếp tục hoạt động.
Kinh phí hàng năm của chương trình cứu trợ này vào khoảng 200 triệu USD.
Video đang HOT
Hamas và PA không có khả năng tài trợ thay thế và ngay cả viện trợ của Qatar, cung cấp 100 USD/tháng cho hàng chục nghìn gia đình ở Gaza, cũng sẽ không thể thay thế chương trình WFP của Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Phúc lợi PA Ahmed Majdalani cho rằng quyết định chấm dứt chương trình là một diễn biến cực kỳ nguy hiểm.
Một quan chức khác của Hamas cảnh báo khoảng 200.000 người dân ở Gaza sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, chưa tính đến hàng chục nghìn người khác bị ảnh hưởng gián tiếp.
Một báo cáo gần đây do tổ chức nhân quyền Al-Mezan có trụ sở tại Gaza thực hiện cho thấy sau cuộc xung đột vũ trang mới nhất với Israel hồi tháng trước, 64% tổng số hộ gia đình ở Dải Gaza đứng trước nguy cơ thiếu lương thực và 40% thiếu lương thực nghiêm trọng./.
Giao tranh tại Sudan: Nguy cơ khủng hoảng nhân đạo gia tăng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/5, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 60.000 đến 90.000 người ở Sudan đã sơ tán sang nước láng giềng CH Chad kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng trước.
Phân phát hàng viện trợ cho người tị nạn Sudan tại Koufroun, CH Chad ngày 1/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê cũng cho thấy xung đột đã khiến hơn 250.000 người sơ tán sang các nước láng giềng và sẽ còn có thêm nhiều người rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn nữa khi giao tranh tiếp diễn.
Phát biểu trong chuyến thăm 4 ngày tới CH Chad, Trợ lý Cao ủy phụ trách các hoạt động của UNHCR, ông Raouf Mazou, nhấn mạnh gần 90% những người mới sơ tán đến CH Chad là phụ nữ và trẻ em. Nhiều người hiện đang phải ở những nơi trú ẩn tạm thời, thậm chí dưới gốc cây, với các dịch vụ cơ bản rất hạn chế.
Do đó, khi mùa mưa tới, cần khẩn trương đưa những người này đến các trại tị nạn gần nhất và cộng đồng quốc tế cần tăng cường hỗ trợ vì tính cả những người sơ tán trong các cuộc xung đột trước, CH Chad hiện là nơi trú ngụ của gần 700.000 người tị nạn.
Đầu tháng này, Chương trình Lương thực của LHQ cho biết cần 162,4 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ CH Chad giúp đỡ 2,3 triệu người đang cần lương thực khẩn cấp.
Trong khi đó, cùng ngày, Quỹ Ứng phó Khẩn cấp của LHQ (CERF) thông báo đã dành 5 triệu USD cho những nỗ lực nhân đạo ở Ai Cập để hỗ trợ những người phải sơ tán do xung đột ở nước láng giềng Sudan.
Theo CERF, khoản tiền trên sẽ được sử dụng để cung cấp thực phẩm, nước, vệ sinh và các dịch vụ chăm sóc y tế, hỗ trợ tiền mặt cũng như hỗ trợ tâm lý - xã hội cho người tị nạn, người hồi hương, người xin tị nạn và công dân nước thứ ba đến từ Sudan.
Kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan vào ngày 15/4 vừa qua, Ai Cập là nước tiếp nhận nhiều người tị nạn Sudan nhất. Tính đến ngày 17/5, hơn 113.000 người đã vượt qua biên giới Sudan để đến Ai Cập và con số này sẽ tiếp tục tăng, với khoảng 5.000 người mỗi ngày. UNHCR ước tính tổng cộng 350.000 người ở Sudan sẽ sơ tán đến Ai Cập trong 6 tháng tới.
Ngoài khoản tiền 5 triệu USD trên, CERF cũng đã cung cấp tổng cộng 17 triệu USD cho các nước láng giềng của Sudan, trong đó có CH Chad, CH Trung Phi và Nam Sudan.
Xung đột tại Sudan bước sang tuần thứ 6, khủng hoảng nhân đạo ngày một nghiêm trọng Đêm 19 và sáng 20/5, giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch. Nhiều cuộc không kích đã xảy ra ở các khu vực lận cận thủ đô Khartoum trong bối cảnh nhiều dân thường đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày...