Chương trình kích cầu có thể là nguyên nhân bùng phát làn sóng dịch COVID-19 tại Anh
Chương trình kích cầu của Chính phủ Anh, mang tên “Eat out to help out” (tạm dịch là “Ăn tiệm để vực dậy nền kinh tế”).
Giảm giá đồ ăn tại các nhà hàng, đã giúp các nhà hàng, quán cà phê, quán rượu ít nhiều vượt qua giai đoạn khó khăn do lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 hồi mùa Xuân, song lại góp phần làm gia tăng làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Trên đây là kết quả nghiên cứu vừa được Đại học Warwick của Anh công bố.
Thực khách dùng bữa tại một nhà hàng ở London, Anh, ngày 3/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tháng 8 vừa qua, Chính phủ Anh đã triển khai chương trình kích cầu mang tên “Eat Out to Help Out” được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Tư nhằm tái khởi động nền kinh tế và khuyến khích người dân chi tiêu trở lại sau đợt phong tỏa hồi mùa Xuân.
Theo chương trình này, Chính phủ Anh sẽ trợ giá tới 50% tổng hóa đơn chi trả cho các quán cà phê, nhà hàng hoặc quán rượu, tối đa 10 bảng/người (khoảng 13 USD). Thống kê cho thấy khoảng 100 triệu bữa ăn đã được trợ giá trong tháng 8. Hiệu quả của “Eat out to help out” đã được chứng minh khi nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì chương trình trợ giá này ngay cả khi nó đã kết thúc.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy, khoảng từ 8 – 17% “ổ dịch” mới tại Anh có thể liên quan đến chương trình kích cầu trên. Sau khoảng 1 tuần triển khai chương trình “Eat Out to Help Out”, số ca nhiễm mới đã gia tăng tại những khu vực có nhiều cửa hàng, cửa hiệu tham gia chương trình này. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy sau khi chương trình này kết thúc, những khu vực trên lại chứng kiến số ca nhiễm mới giảm.
Ông Thiemo Fetzer, Giáo sư kinh tế, chủ trì công trình nghiên cứu trên, nhấn mạnh chương trình rõ ràng là “liệu pháp chữa lành” kinh tế, song mặt khác lại có thể là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh trầm trọng hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy thách thức trong việc cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Anh không công nhận kết quả trên của nghiên cứu.
Anh: Đầu tư 350 tỷ bảng kiện toàn quân sự
Thông tin mới tiết lộ cho biết Anh đang có kế hoạch tung ra hàng trăm tỷ bảng Anh cho các dự án quân sự.
Theo đó Chính phủ Anh có thể sẽ chi ra hơn 200 tỷ bảng Anh trong vòng một thập niên tới nhằm thực hiện các cam kết mua sắm quân sự cho các thiết bị mới, chẳng hạn như các loại tàu ngầm trang bị hạt nhân mới, tàu sân bay và chiến cơ.
Nhiều hạng mục thiết bị được thiết kế nhằm tiếp tục phục vụ cho các can thiệp quân sự ở nước ngoài và hướng đến mục tiêu "tấn công" hơn là "phòng thủ". Trong một ấn phẩm được phát hành gần đây, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) khẳng định "Anh vẫn đang là nhà chi tiêu quốc phòng lớn nhất khối NATO ở Châu Âu".
Ngân sách quân sự phình to của Anh được thể hiện thông qua các cam kết chi tiêu như 205 tỷ bảng cho vũ khí hạt nhân, chương trình quân sự bị chỉ trích nhiều nhất vì lý do chi tiêu quá mức hoặc cần thiết chiến lược là chương trình vũ khí hạt nhân dùng cho tàu ngầm của Anh: Trident. Chính phủ Anh tuyên bố rằng chi phí để đóng mới 4 tàu ngầm lớp Dreadnought sẽ lên tới 41 tỷ bảng Anh vào đầu thập niên 2030 khi nó gia nhập vào biên chế hải quân.
Tuy nhiên, theo tính toán rằng chi phí phát sinh để điều hành chương trình Trident sẽ vào khoảng 135 tỷ bảng Anh (thời điểm năm 2061). Mặt khác, chiến dịch giải trừ hạt nhân (CND) tính toán rằng chi phí để thay thế Trident trong suốt thời gian tồn tại của nó có thể chạm mốc 205 tỷ bảng Anh. Nghị viện Anh từng bỏ phiếu để gia hạn Trident từ năm 2016, ngay lúc các nhà chiến dịch cảnh báo về việc cắt giảm ngân sách NHS.
Tiếp theo là tàu sân bay và chiến cơ với dự toán 16,5 tỷ bảng. 2 hàng không mẫu hạm mới của Hải quân Hoàng gia Anh là HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales, buổi ban đầu được cho là ngốn ngân sách 3,9 tỷ bảng, nhưng chi phí cuối cùng bị đội lên tới 6,2 tỷ bảng, đó là chưa bao gồm chi phí chế tạo các chiến cơ F-35 đáp trên sàn 2 tàu. Anh đã nhất trí mua 48 chiến cơ F-35, và có thể tăng lên mua 90 chiếc trong tương lai. Các chi phí phát sinh có thể vọt lên tới 10,3 tỷ bảng Anh. Đô đốc Tony Radakin, người đứng đầu hải quân Anh phát biểu: "Tổ hợp sẽ triển khai khả năng tấn công tàu sân bay trên toàn cầu và là trung tâm các lực lượng viễn chinh của nước Anh".
Bên cạnh đó, các chương trình phát triển súng laser hay chống thông tin xấu, độc, tấn công mạng... cũng dự toán tiêu tốn những khoản tiền không nhỏ. MoD đang chi 130 triệu bảng Anh cho các thiết bị laser (được biết đến dưới cái tên "vũ khí năng lượng định hướng"), triển khai các chùm tia sáng năng lượng cao để tìm ra mục tiêu và hủy diệt máy bay không người lái (drone) và tên lửa của địch. Chương trình này bao gồm việc phát triển ra các vũ khí tần số vô tuyến và laser tiên tiến có tiềm năng làm nên cuộc cách mạng hóa trên chiến trường. Khoản chi tiêu này là một phần của Qũy đổi mới của MoD trị giá khoảng 800 triệu bảng Anh trong thời hạn 10 năm tới.
MoD cũng cho biết đang chi khoản ngân sách tương đương 50 triệu bảng Anh cho chương trình không gian trong niên hạn 5 năm. Chiến lược mới của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) cam kết rằng "Anh sẽ được cung cấp sức mạnh không gian bao trùm trong một Không lực thế hệ kế tiếp". Một phần của chiến lược này là làm việc với Mỹ "để tạo ra các biên giới mới trong vũ trụ". MoD đang hợp tác với dự án Virgin Orbit của tỷ phú Richard Branson với số tiền chi ra 30 triệu bảng Anh khi liên kết với Mỹ về "nhu cầu dùng các vệ tinh nhỏ quân sự" như một phần của chiến lược coi vũ trụ là "không gian chiến đấu".
Chương trình vũ khí hạt nhân trang bị cho tàu ngầm Trident tốn tiền nhiều nhất. Ảnh nguồn: Naval Technology
Chương trình tấn công mạng quốc gia Anh (NOCP) với tham vọng đưa nước này trở thành "lãnh đạo thế giới về khả năng tấn công mạng". Được tham gia điều hành bởi MoD và cơ quan tình báo lớn nhất nước Anh, GCHQ, ngân sách dùng cho chương trình lên tới 250 triệu bảng Anh với sự tham gia của 2.000 nhân viên. Nổi tiếng như hàng rào phòng thủ giúp Anh chống lại chủ nghĩa khủng bố và tội phạm mạng, GCHQ đã tiến hành hàng loạt hoạt động tấn công mạng chống lại ít nhất 1 quốc gia là Argentina, dù không đi kèm thái độ thù địch.
Hồi tháng 5 năm 2019, MoD loan báo rằng họ đã chi số tiền 22 triệu bảng Anh cho các trung tâm chiến dịch mạng quân đội nhằm "xóa tin xấu, độc" bao gồm cả Lữ đoàn 77, đơn vị hoạt động thông tin của quân đội Anh. MoD là đối tác trong "Chương trình phát triển truyền thông và chống tin sai lạc" của Văn phòng ngoại giao mà phía chính phủ Anh tuyên bố nó sẽ giúp xúc tiến tạo ra "một bối cảnh truyền thông rộng, đa dạng và tự do" tại Đông Âu, với ngụ ý rằng "Anh được thừa nhận là nhà lãnh đạo thế giới trong truyền thông độc lập và công minh". Nhưng thực tế thì Anh xếp thứ 33 trong xếp hạng báo chí quốc tế gần đây, đứng dưới nhiều quốc gia Tây Âu, và cũng xếp dưới 3 quốc gia Đông Âu.
Gần đây các hồ sơ phân loại hé lộ rằng Anh đang chi khoản ngân sách trị giá 141 triệu bảng Anh cho việc thiết lập các căn cứ quân sự hải ngoại, và cùng số tiền đó Anh có thể có gấp đôi nguồn cung máy thông gió y tế, giúp các nạn nhân COVID-19 có thể tiếp tục thở nếu họ nhập viện. Anh có một trong những cơ sở đồn trú quân sự hải ngoại lớn nhất thế giới, nhiều căn cứ đã có từ thời kỳ thuộc địa. Nhiều căn cứ nằm tọa lạc ở các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các hãng dầu hỏa Anh bất chấp biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nếu bị công chúng Anh phát giác.
Kế hoạch chi tiêu quân sự của chính phủ Anh đứng đầu trong các cuộc chiến hao tốn ở Afghanistan và Iraq, làm thiệt mạng hàng trăm binh sĩ Anh cũng như hàng trăm ngàn binh sĩ Iraq và Afghanistan. Cuộc chiến ở Afghanistan trong năm 2015 đã ngốn của chính phủ Anh tới 21,3 tỷ bảng Anh. Tuy nhiên, một số nguồn tin độc lập ước tính rằng số tiền tổn thất phải đến 37 tỷ bảng Anh chỉ riêng ở Afghanistan. Chiến tranh ở Iraq cũng trong cùng năm cũng ngốn của chính phủ Anh hết 8,2 tỷ bảng Anh kể từ khi quốc gia này bị xâm lược từ năm 2003.
Lương Thủ tướng Anh bao nhiêu mà không đủ nuôi con đến mức phải có ý định từ chức? Lương Thủ tướng quá thấp, ông Boris Johnson muốn từ chức để làm việc khác vì không đủ nuôi con. Năm 2019, ông Boris Johnson được bầu làm lãnh đạo đảng bảo thủ và được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong thời gian là người đứng đầu chính phủ Anh, ông Johnson gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành. Từ chuyện...