Chương trình học từ 5h30 sáng gây tranh cãi tại Indonesia
Dự án thí điểm vào học từ lúc 5h30 sáng đã gây tranh cãi gay gắt ở Indonesia, nơi các học sinh lớp 12 bắt đầu giờ học khi trời còn tờ mờ tối.
Thái Lan truy tìm ống chứa phóng xạ nguy hiểm Hải quân Colombia phát hiện ‘ tàu ngầm ma’ chở hơn 1 tấn cocaine Khủng hoảng rác, Paris đối mặt cuộc xâm lăng của… chuột Điện Kremlin giải thích lý do Nga ‘miễn nhiễm’ trước khủng hoảng ngân hàng Mỹ
Học sinh ở Kupang, Indonesia, đi bộ đến trường từ khi trời còn chưa sáng rõ. Ảnh: Getty Images
Gần đây, mỗi sáng sớm thành phố Kupang ở vùng Viễn Đông của Indonesia, người ta lại bắt gặp cảnh tượng những thanh thiếu niên ngái ngủ lê bước đến trường.
Các em đang tham gia vào chương trình thí điểm giờ học bắt đầu từ 5h30 sáng, áp dụng với học sinh khối 12 tại 10 trường học trong thành phố.
Các nhà chức trách địa phương cho biết kế hoạch này được Thống đốc Viktor Laiskodat phát động hồi tháng 2 nhằm tăng cường tính kỷ luật cho học sinh. Tuy nhiên, theo nhiều bậc phụ huynh, con em của họ đã kiệt sức khi về đến nhà sau mỗi buổi học sớm tinh mơ như vậy. Các trường học ở Indonesia thường bắt đầu giờ học trong khoảng từ 7 – 8h sáng và kết thúc vào khoảng 3h30 chiều.
“Thật khó khăn. Học sinh phải rời khỏi nhà khi trời còn tối mịt. Tôi không thể chấp nhận điều này… sự an toàn của con chúng tôi không được đảm bảo”, cô Rambu Ata, phụ huynh của nữ sinh Eureka đang học lớp 12, chia sẻ.
Con gái của cô hiện phải dậy từ 4h sáng để chuẩn bị sách vở và đi xe máy đến trường. Cô Ata cho biết: “Bây giờ mỗi khi về đến nhà, con gái tôi bị kiệt sức và ngủ thiếp đi ngay lập tức”.
Video đang HOT
Về vấn đề đi học quá sớm như trên, ông Marsel Robot, chuyên gia giáo dục tại Đại học Nusa Cendana đánh giá nó không đóng góp gì cho nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà chức trách.
Ông nói, về lâu dài, tình trạng thiếu ngủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của học sinh và gây ra sự thay đổi trong hành vi.
“Các em sẽ chỉ được ngủ nghỉ trong vài giờ và đó là một mối nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Điều này cũng sẽ khiến các em bị căng thẳng”, chuyên gia Robot lưu ý.
Trang tin Kompas cho biết cơ quan thanh tra của Indonesia đã yêu cầu chính quyền trung ương can thiệp vào chương trình học từ 5h30 gây phẫn nộ trong giới phụ huynh này.
Bộ Quyền lợi Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em và Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia cũng đã lên tiếng kêu gọi xem xét lại dự án thí điểm kể trên.
Nghiên cứu do Viện Nhi khoa Mỹ công bố năm 2014 đã khuyến nghị các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông bắt đầu vào học lúc 8h30 sáng hoặc muộn hơn để học sinh có đủ thời gian cho giấc ngủ.
Bất chấp những lời chỉ trích, chính quyền thành phố Kupang thậm chí mở rộng mô hình này tại cơ quan giáo dục địa phương, yêu cầu các công chức cũng bắt đầu ngày làm việc lúc 5h30 sáng.
Hải quân Colombia chặn bắt tàu ngầm trên biển, phát hiện điều bất ngờ bên trong
Toàn bộ 4 người trong tàu ngầm có để đã chết nếu Hải quân Colombia không kịp thời chặn bắt con tàu.
Tàu ngầm chở ma túy bị bắt giữ ngoài khơi Colombia (ảnh: Daily Mail)
Daily Mail hôm 13/3 đưa tin, Hải quân Colombia hôm 12/3 đã thu giữ hơn 2,6 tấn cocaine (ma túy) trên một tàu ngầm ngoài khơi. Tàu ngầm bị bắt giữ dài khoảng 15 mét. Mỗi tàu ngầm kiểu này có thể chở tối đa 6 tấn ma túy.
Bên trong tàu ngầm, các binh sĩ Colombia cũng phát hiện 2 xác chết và 2 người trong tình trạng suy kiệt. Hai người này đã được đưa tới bệnh viện để chăm sóc.
Trong đoạn video, giới chức Colombia phải huy động hàng chục nhân viên để vận chuyển số ma túy từ tàu ngầm lên bờ. Số ma túy này trị giá khoảng 87 triệu USD, theo Daily Mail.
"Trong quá trình kiểm soát và duy trì an ninh hàng hải, Hải quân Colombia đã bắt giữ một chiếc tàu ngầm dài khoảng 15 mét. Bên trong tàu chứa 2.643 kg cocaine. Số ma túy này được vận chuyển để tiêu thụ trên khắp địa bàn Trung Mỹ", Bộ Quốc phòng Colombia hôm 12/3 thông báo.
"Khi tiếp cận tàu ngầm, các binh sĩ phát hiện 2 xác chết và 2 người khác trong tình trạng sức khỏe suy kiệt", Bộ Quốc phòng Colombia cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Colombia, động cơ của tàu ngầm dường như đã gặp sự cố, khiến khí thải rò rỉ trong tàu.
Số ma túy thu được từ tàu ngầm (ảnh: Daily Mail)
Người bị thương trên tàu được đưa tới bệnh viện (ảnh: Daily Mail)
Truyền thông Colombia đưa tin, tàu ngầm chở ma túy bị Hải quân bị bắt giữ thuộc sở hữu của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Giới chức Colombia trước đó đã bắt giữ 2 tàu ngầm chở ma túy của FARC.
FARC là nhóm vũ trang hoạt động mạnh ở Colombia từ năm 1964 - 2017. Mục tiêu của nhóm này là lật đổ chính phủ Colombia.
Theo Daily Mail, FARC tổ chức buôn bán ma túy, bắt cóc tống tiền để có tài chính phục vụ hoạt động. Địa bàn hoạt động chính của nhóm này là trong một số khu rừng rậm rạp ở biên giới Colombia.
FARC sử dụng tàu ngầm vận chuyển ma túy để tránh bị bắt giữ. Việc thiết kế và chế tạo tàu ngầm đòi hỏi nguồn lực và công nghệ khá cao. Tuy nhiên, tàu ngầm của FARC không thể lặn quá sâu.
Sống sót sau 24 ngày lênh đênh trên biển nhờ... sốt cà chua Một người đàn ông quốc tịch Dominica đã sống sót thần kỳ sau một gần một tháng lênh đênh trên biển chỉ nhờ chút sốt cà chua cầm hơi. Ông Elvis Francois được cứu nạn sau khoảng 24 ngày trôi dạt trên biển. Ảnh: AP Theo phóng viên TTXVN tại Trung Mỹ và Caribe, ông Elvis Francois vừa được Hải quân Colombia giải...