Chương trình giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Lào năm 2019
Ngày 30/7, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã diễn ra Chương trình giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Lào năm 2019.
Lễ chào cột mốc và chứng kiến tuần tra chung tại khu vực cột mốc Quốc giới 605 thuộc khu vực biên giới Việt Nam – Lào.
Tham dự chương trình về phía nước bạn Lào có Thiếu tướng Siphan Phutthavong – Cục trưởng Cục Bộ đội Biên phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Lào; Thiếu tướng Bunmi Sengkhamdong – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ An ninh; Đại tá Bangxi Xaysompot – Tùy viên Quân sự, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo tỉnh và các địa phương của tỉnh Salavan, Savanakhet…
Về phía Việt Nam có Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; đại diện lãnh đạo cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu IV và tỉnh Quảng Trị…
Lễ chào cột mốc và chứng kiến tuần tra chung được tiến hành tại khu vực cột mốc Quốc giới 605 biên giới Việt Nam – Lào dưới sự chủ trì của đại biểu hai nước.
Hoạt động phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới do đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị và Đại đội bảo vệ biên giới 321 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) thực hiện. Đội tuần tra hai bên đã cùng nhau tuần tra, kiểm tra tình hình mốc quốc giới, trao đổi tình hình đoạn biên giới, mốc quốc giới, các đường mòn, lối mở qua lại trên đoạn biên giới chung và thống nhất các biện pháp quản lý, bảo vệ…
Video đang HOT
Trong những năm qua, quán triệt và thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới và các Thỏa thuận hợp tác biên phòng, Biên bản ghi nhớ có liên quan được ký kết giữa Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam với các nước láng giềng… công tác đối ngoại biên phòng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trong đó, tuần tra chung hay còn gọi là phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới giữa Đồn Biên phòng với Đồn, Trạm Biên phòng, các Đại đội bảo vệ biên giới của nước tiếp giáp là một sáng kiến mới của lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, có ý nghĩa rất thiết thực, biểu thị sự đoàn kết, nhất trí cao của các bên liên quan vì một đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tuần tra chung được tổ chức theo chế độ định kỳ hoặc đột xuất và luân phiên đơn vị chủ trì.
Thông qua hoạt động phối hợp tuần tra, lực lượng bảo vệ biên giới của tỉnh Savanakhet nước bạn Lào và tỉnh Quảng Trị có thêm cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhau, tin cậy, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhận thức đúng đắn về đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới.
Trồng cây lưu niệm tại Khu vực Quốc môn.
Trong khuôn khổ chương trình, đại diện lãnh đạo hai tỉnh của hai nước đã cùng trồng cây lưu niệm tại khu vực cột mốc biên giới Việt Nam – Lào; đồng thời, tham dự hội nghị sơ kết 15 năm hoạt động kết nghĩa giữa bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) với bản Densavan, huyện Sepon, tỉnh Savanakhet (Lào) tại UBND thị trấn Lao Bảo.
15 năm qua, được sự quan tâm của hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai bản đã phối hợp phát triển thêm các dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, thường xuyên qua lại giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả, hỗ trợ lương thực phẩm thiết yếu hàng ngày. Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân hai bản ngày càng được cải thiện và nâng lên; tình cảm, trách nhiệm của cộng đồng dân cư và các dân tộc anh em trên địa bàn cũng như tình hữu nghị cư dân hai bên biên giới luôn được vun đắp và giữ vững.
Nhân dân hai bản đã tham gia tích cực vào các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; tự quản đường biên, cột mốc, tự giữ gìn an ninh trật tự thôn bản…, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội địa bàn biên giới.
Theo Tin, ảnh: Thanh Thủy (TTXVN)
Việt Nam cử công binh tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Đội hình Đội Công binh chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ tới đây (dư kiên co 319 chiên si) tuyển chọn 38 nữ quân nhân (đạt tỷ lệ gần 14%).
Ngay 18/7, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tổng thể công tác chuẩn bị của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 và Đội Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Hội nghị Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. (Ảnh: VGP/Nhật Nam)
Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ cho biêt, qua 5 năm Việt Nam chính thức cử lực lượng (Quân đội) tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, các sĩ quan của Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được LHQ, Chỉ huy Phái bộ, nước chủ nhà và sĩ quan các nước đánh giá cao về năng lực, chuyên môn, khả năng thích ứng nhiệm vụ và môi trường làm việc đa quốc gia.
Sau 5 năm, Việt Nam đã triển khai hoạt động này với 100 lượt cán bộ, chiến sĩ cả đội hình đơn vị và cá nhân, trong đó có 12 nữ quân nhân (tỷ lệ 12%). Trong đội hình Đội Công binh chuẩn bị triển khai tới đây (dư kiên co 319 chiên si) đã tuyển chọn 38 nữ quân nhân (đạt tỷ lệ gần 14%). Tỷ lệ nữ của Việt Nam được LHQ hoan nghênh và đánh giá cao.
Nhiệm vụ của nữ quân nhân tập trung đảm nhiệm công tác bảo đảm hậu cần (nấu ăn, giặt là), công tác lễ tân, hành chính, văn thư lưu trữ, bảo vệ như trực ban ngày tại đơn vị. Các nhiệm vụ này phù hợp với nữ quân nhân, đảm bảo an toàn.
Trên cơ sở thông báo của LHQ liên quan đến khả năng xem xét lựa chọn quốc gia triển khai Đội công binh tại Nam Sudan, Cục Gin giư Hoa Binh Việt Nam đã phối hợp với Bô Tư lênh Công binh, Cục Quân lực - Bô Tông tham mưu xây dựng biểu biên chế tổ chức của Đội công binh tham gia hoạt động gin giư hoa binh Liên Hơp Quôc để phục vụ cho việc đăng ký vào Hệ thống năng lực sẵn sàng và kiểm tra của LHQ để lựa chọn quốc gia triển khai.
Cục Gin giư Hoa Binh Việt Nam cũng cho biêt đã phối hợp với Học viện Quân y rà soát, điều chỉnh và chính thức bố trí nhân sự đối với Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 (BVDCC2.2), gồm 63 chính thức, 7 dự bị, trong đó có 10 nữ quân nhân.
Cục Gin giư Hoa Binh Việt Nam đã phối hợp với Cục Quân lực xây dựng Tờ trình của Bô Tông tham mưu báo cáo Quân ủy Trung ương thông qua danh sách nhân sự và làm các thủ tục trình Chủ tịch nước ra Quyết định cử BVDCC2.2 thay thế BVDCC2.1 vào đầu tháng 11/2019. Đồng thời Cục Gin giư Hoa Binh Việt Nam và Học viện Quân y đã hoàn thiện hồ sơ nhân sự, bao gồm bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, cho 70 đồng chí và gửi sang LHQ thẩm định, phê duyệt. Thủ trưởng Bô Quôc phong đã ban hành Quyết định điều chuyển nguyên trạng BVDCC2.2 từ Học viện Quân y về trực thuộc Cục Gin giư Hoa Binh Việt Nam trong tháng 7/2019.
Về huấn luyện, cơ bản đã hoàn thành các kế hoạch huấn luyện về quân sự, ngoại ngữ, đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, chuyên môn y tế, kiến thức gin giư LHQ, đặc biệt cuối tháng 6/2017, Cục Gin giư Hoa Binh Việt Nam phối hợp với Học viện Quân y và các cơ quan tổ chức thành công huấn luyện thực hành tổng hợp cho BVDCC2.2, từ khâu vận hành cho đến xử trí các tình huống trong thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ với sự hỗ trợ của các chuyên gia Hoa Kỳ, Anh và Australia.
Qua huấn luyện này, các chuyên gia đánh giá, cán bộ và nhân viên của BVDCC2.2 đã vận hành và xử trí tình huống tốt các tình huống đặt ra, đảm bảo sẽ hoàn thành thốt nhiệm vụ khi triển khai tới Phái bộ.
Trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của các sĩ quan Việt Nam, LHQ mà cụ thể là ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam đã trao đổi với Lãnh đạo Bô Quôc phong Việt Nam và cho rằng, bên cạnh lực lượng quân sự, Việt Nam nên nghiên cứu cử thêm các thành phần khác tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, bao gồm lực lượng công an và lực lượng dân sự, và LHQ luôn hoan nghênh, khuyến khích, tạo điều kiện cho Việt Nam trong vấn đề này.
Đăc biêt, một số chỉ huy các bộ phận quân sự và cả dân sự ở Phái bộ đề nghị các sĩ quan Việt Nam xem xét ứng tuyển vào các vị trí dân sự ở Phái bộ.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Mỹ cân nhắc thành lập căn cứ quân sự ở Bắc Cực để chống Nga Theo trang Defense News, Mỹ có thể xây dựng một căn cứ quân sự ở phía bắc Alaska nhằm chống lại sự hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực, tuy nhiên, nhiều người phản đối lại cho rằng, đây là việc làm tốn kém và sản phẩm của quan niệm Chiến tranh lạnh. Theo bản kế hoạch ngân sách quốc phòng...