Chương trình độc hại nhằm vào Android tăng
Các ứng dụng đánh cắp thông tin đang nhắm vào máy di động theo nhiều hướng khác nhau và hacker chọn Android để tấn công nhiều hơn so với những nền tảng khác.
Đầu tháng 8/2010, lần đầu Kaspersky Lab phát hiện FakePlayer Trojan SMS gây hại cho hệ điều hành Android. Hiện tại số lượng mối đe dọa này nhanh chóng tăng lên 24% trên tổng số phần mềm độc hại được phát hiện hướng vào các thiết bị di động.
Nổi bật là trojan Nicky có khả năng thu thập thông tin về toạ độ GPS của điện thoại và bất kỳ cuộc gọi nào được thực hiện từ thiết bị. Nó cũng ghi âm lại những cuộc đàm thoại của chủ sở hữu điện thoại bị lây nhiễm. Sau đó tập tin âm thanh được tải lên một máy chủ từ xa do tội phạm mạng quản lý.
Các chuyên gia Kaspersky Lab thông báo kể từ cuối tháng 8 đã phát hiện 35 chương trình độc hại nhắm vào hệ thống Bitcoin theo nhiều cách khác nhau. Tội phạm mạng đang chuyển đánh cắp tài khoản từ Bitcoin sang Twitter và mạng ngang hàng P2P dựa trên mạng ma botnet.
Video đang HOT
Các chương trình độc hại tấn công hệ điều hành Android tăng cao. Nguồn: Kaspersky.
Hacker sử dụng phương pháp này để chống lại việc các công ty bảo mật có thể chặn hoạt động của một botnet qua máy chủ C&C đơn lẻ nếu không có máy chủ thay thế tồn tại trong mạng độc hại. Việc sử dụng Twitter như một trung tâm đặt lệnh của botnet không phải mới, nhưng đây là lần đầu tiên nó được sử dụng trong hệ thống Bitcoin.
Ngoài ra một loại sâu mạng mới có tên là Morto hoạt động không dựa trên việc khai thác các lỗ hổng rồi tự sao chép. Nó lây lan rộng qua Windows RDP, dịch vụ cung cấp sự điều khiển màn hình desktop Windows từ xa.
Đây là một phương pháp chưa được phát hiện trước đây. Thực chất, loại sâu này xâm nhập vào máy tính nhằm tìm kiếm mật khẩu truy cập. Theo khảo sát tạm thời, hiện tại khoảng 10.000 máy tính trên toàn cầu có thể bị nhiễm loại sâu này.
Theo VNExpress
Trojan tống tiền giả mạo Microsoft
PandaLabs vừa phát hiện phần mềm độc hại Ransom.AN chuyên đe dọa và yêu cầu các nạn nhân chuyển cho chúng 100 euro để kích hoạt lại phần mềm Microsoft.
Ransom.AN thường được phát tán qua thư rác hoặc chương trình download P2P. Chương trình này lừa người sử dụng bằng cách cảnh báo hệ điều hành Windows đang dùng là bản bất hợp pháp. Sau đó Trojan yêu cầu yêu cầu họ phải dùng thẻ tín dụng mua đoạn mã kích với giá 100 euro, nếu không máy tính của họ sẽ bị khóa.
Ransom.AN lừa người dùng bằng cách giả mạo thông báo của Microsoft yêu cầu mua mã bản quyền với giá 100 euro. Ảnh chụp màn hình.
Ông Luis Corrons, Giám đốc kỹ thuật của PandaLabs, nhận xét Ransom.AN rất nguy hiểm vì khi máy tính bị nhiễm, người dùng sẽ phải trả một khoản tiền chuộc hoặc phải format lại thiết bị.
Ngoài ra Ransom.AN được ngụy trang dưới dạng một thông báo của Microsoft nên tạo được sự tin tưởng của người dùng và một số người đã trả tiền mua đoạn mã kích hoạt giả mạo mà không hề nghi ngờ. Để khắc phục, PandaLabs khuyến cáo người dùng nên cập nhật bản mới nhất của các phần mềm bảo mật trên máy tính.
Theo VNExpress
Cảnh báo nhiễm virus từ BitTorrent Các cảnh báo người dùng dịch vụ của BitTorrent có nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại cho người dùng, khi họ click vào các khuyến cáo tải phần mềm chống virus từ các cảnh báo giả. Máy chủ uTorrent.com đã bị tấn công luc 4h20 sang ngày 14/09 theo giơ quôc tê, có nghĩa là bất cứ ai đã tải về...