Chương trình cụ thể Quốc tang Đại tướng tại Quảng Bình
Xác định việc tổ chức Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự kiện trọng đại của Quốc gia, thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính đối với vị Tướng tài cua dân tôc, tỉnh Quảng Bình đã lập kế hoạch chi tiết Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng.
Trước đó ngày 9/10, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã tiến hành hội nghị triển khai chỉ đạo công tác chuẩn bị tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu, đón linh cữu và lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ban chỉ đạo lễ tang đã quán triệt và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân lãnh đạo, các ngành, đoàn thể và địa phương.
Hội nghị thống nhất lễ viếng, lễ truy điệu sẽ được tổ chức tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình. Thời gian tổ chức lễ viếng từ 7 giờ 30 phut đên 20 giờ ngày 12/10; lễ truy điệu vào lúc 7 giờ ngày 13/10. Thời gian đón linh cữu Đại tướng dự kiến diễn ra vào 13 giờ ngày 13/10 tại sân bay Đồng Hới. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng xe ô tô ra Vũng Chùa – Đảo Yến để tổ chức lễ an táng.
Nhiều người dân đến viếng Đại tướng tại quê nhà
Ban Chỉ đạo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII tại tỉnh Quảng Bình đã có Thông báo số 1155/TB-UBND về thơi gian va đia điêm tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng.
Chương trình Lễ viếng, Lễ truy điệu sẽ diên ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình thông báo Chương trình Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng cụ thể như sau:
1. Chương trình Lễ viếng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 20 giờ 00 phút, ngày 12/10 tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình. Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu thông báo bắt đầu Lễ viếng, các đoàn vào viếng theo thứ tự:
- Đoàn Đại biểu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu các tỉnh bạn;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Lệ Thủy;
- Đoàn Đại biểu của gia đình, dòng họ;
- Đoàn Đại biểu Công an tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN xã Lộc Thủy;
- Các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh;
- Đoàn Đại biểu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các Huyện/Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN các huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp viếng theo thứ tự đăng ký và sắp xếp của Ban Tổ chức.
Video đang HOT
2. Chương trình Lễ truy điệu bắt đầu từ 07 giờ 00 phút, ngày 13/10 và được tiêp song truyền hình trực tiếp. Thành phần dự Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội trường UBND tỉnh Quảng Bình gồm có:
- Ban Chỉ đạo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình;
- Đoàn Đại biểu của gia đình, dòng họ;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4;
- Đoàn Đại biểu Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình;
- Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Đoàn Đại biểu các tỉnh bạn;
- Đoàn Đại biểu Công an tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Lệ Thủy;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN xã Lộc Thủy;
- Đoàn Đại biểu Hội Cựu Chiến binh tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN các huyện, thành phố;
- Đoàn Đại biểu các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các đoàn khác có đăng ký với Ban Tổ chức.
3. Chương trình tham dự đón linh cữu Đại tướng dự kiến vào lúc 13 giờ 00 phút, ngày 13/10/2013 tại Sân bay Đồng Hới, gồm có thành phần đại biểu của tỉnh như sau:
- Thành viên Ban Chỉ đạo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình;
- Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh;
- Đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại diện của gia đình, dòng họ;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; đại diện Đảng ủy, UBND xã Lộc Thủy;
- Đại diện lãnh đạo Thành ủy, Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố;
4. Chương trình Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch gồm có thành phần đại biểu tham dự tại tỉnh Quảng Bình cụ thể:
- Thành viên Ban Chỉ đạo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình;
- Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình;
- Đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh;
- Đại diện của gia đình, dòng họ;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo Hội Cựu Chiến binh tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các Huyện/Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; UBND các huyện, thành phố; đại diện Đảng ủy, UBND xã Lộc Thủy.
- Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân có điều kiện tham dự.
Chương trình Lễ an táng Đại tướng được thực hiện theo sự chỉ đạo và Chương trình của Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang Trung ương.
5. Quy định về trang phục:
- Thành viên Ban Chỉ đạo Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình: Nam mặc áo sơ mi trắng, com lê và cà vạt màu đen hoặc quần, áo sơ mi sẫm màu; nữ mặc áo dài đen (lực lượng vũ trang mặc lễ phục) trong thời gian tham dự Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
- Đại biểu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương tham dự Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng ăn mặc lịch sự, gọn gàng, áo quần sẫm màu.
Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang
Theo Dantri
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người con rể vĩ đại của làng Thanh Xuân
Biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, mấy ngày qua, hàng nghìn người dân ở làng Thanh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), từ trẻ đến già đều nghẹn ngào, xót thương. Trong suy nghĩ của người dân nơi đây, Đại tướng như một "người con rể vĩ đại" của làng.
"Dân làng này coi Đại tướng là người con rể vĩ đại"
Những ngày qua, khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh viễn ra đi, người dân ở làng Thanh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An) - nơi quê nhà Phu nhân Đại tướng - đã không khỏi xót xa, đau buồn thương tiếc cho một vị tướng tài của dân tộc Việt Nam. Nhiều người từng may mắn được gặp Đại tướng, giờ chỉ biết ôm tấm ảnh kỷ niệm của người mà xót thương.
Ông Đặng Bá Hương: "Người dân làng này coi Đại tướng là người con rể vĩ đại".
Với người dân của làng Thanh Xuân, họ đã coi Đại tướng là một người con rể vĩ đại của làng. Nhiều cụ cao tuổi cũng gọi Đại tướng với cái tên thân mật - anh Văn, như để thể hiện sự gần gủi, giản dị của Đại tướng với quê nhà nơi đây.
Tại khu lưu niệm của cố Giáo sư Đặng Thai Mai (ở xóm Xuân Liên, Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An) - thân sinh của Phu nhân Đại tướng, những ngày qua, rất nhiều người dân trong làng đã về thắp nén tâm hương, tưởng nhớ đến người con rể vĩ đại của làng. Từ các cụ cao niên cho đến cả những em học sinh nhỏ, khi nghe tin người đã vĩnh viễn ra đi, tất cả đều về đây, để tưởng nhớ tới vị tướng anh hùng của dân tộc.
Khu nhà lưu niệm cố Giáo sư Đặng Thai Mai
Ông Đặng Bá Hương (71 tuổi), người em con chú của bà Đặng Thị Bích Hà (Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp), vừa dẫn chúng tôi đến nhà lưu niệm của cụ Đặng Thai Mai vừa tâm sự về những kỷ niệm mà mỗi lần Đại tướng cùng Phu nhân về thăm quê nhà.
Năm 1946, sau khi người vợ đầu là bà Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh, Đại tướng đã kết hôn cùng bà Đặng Thị Bích Hà - con của cố Giáo sư Đặng Thai Mai.
Đôi mắt của cụ Đặng Bá Hiên (75 tuổi, em họ của bà Đặng Thị Bích Hà) nhòe đi mỗi lần nhớ đến người anh rể vĩ đại.
"Sau khi cưới chị Hà, anh ấy (Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) cùng gia đình đã mấy lần về thăm quê. Mỗi lần nghe tin anh ấy về quê là nhiều người dân kéo về xem lắm. Ai cũng háo hức cả. Cả làng này đều xem Đại tướng là người con rể vĩ đại của làng đấy chú ạ" - Ông Hương kể.
Mỗi lần về quê, việc đầu tiên mà Đại tướng luôn làm là vào nhà thờ họ thắp hương, báo cáo với tổ tiên, rồi đến khu nhà lưu niệm của cụ Mai để thắp hương. Sau đó Người lại tranh thủ thăm hỏi mọi người trong gia đình và đi vòng quanh làng để hỏi thăm bà con, người dân nơi đây. Người rất giản dị, bình đẳng với tất cả người dân, gặp ai cũng chào hỏi như người thân trong nhà.
"Đại tướng vẫn còn sống mãi trong lòng chúng tôi!"
Chia sẻ về kỷ niệm những lần Đại tướng cùng vợ về thăm quê, ông Hương chậm rãi nhớ lại: "Năm 1986, anh ấy về thăm quê. Lúc đó ở quê nhà nghèo lắm. Nghe anh ấy về, cả làng đều kéo về, xúm lại để được nói chuyện và nghe anh ấy dặn dò. Lúc đó thấy dân còn nghèo khổ, anh ấy dặn mọi người nên trồng thật nhiều cây mít, rồi nuôi dê để phát triển kinh tế. Ở các đồi trọc, mọi người có thể lên trồng cây ăn quả, hay cây rừng lâu năm để thu hoạch. Những lời dặn dò ấy của anh, người làng chúng tôi không ai có thể quên được. Mọi người đều luôn nhớ và làm theo lời của anh".
Đại tướng cũng luôn quan tâm đến việc học hành của các cháu nơi đây. Mỗi lần về quê, Đại tướng luôn mang sách vở để tặng cho các cháu học sinh. Rồi dặn dò các cháu phải chăm ngoan học hành, lấy kiến thức để về phục vụ quê hương, phục vụ đất nước. Rồi người còn mang các loại sách khác để người dân đọc nhiều kiến thức về làm nông, làm kinh tế.
Ông Nguyễn Quang Dần: "Suốt đời này, tôi vẫn nhớ như in lần được gặp Đại tướng".
Ông Nguyễn Quang Dần (52 tuổi, công an viên ở xã Thanh Xuân), người đã từng may mắn được gặp Đại tướng vào dịp người về thăm quê, sau khi vào thắp hương cho Đại tướng, ông lặng lẽ đi ra ngắm mấy bức ảnh của Người thẫn thờ.
"Có lẽ suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh của bác. Tuy chỉ được đứng nghe lời dặn của bác với người dân, nhưng tôi vẫn nhớ như in. Bác mặc bộ quân phục trang nghiêm, đứng ở giữa hàng trăm người rồi chuyện trò vui vẻ với mọi người. Bác còn dặn mọi người nên trồng nhiều mít, nuôi con dê để phát triển kinh tế nữa. Cũng nhờ những lời dặn đó mà người dân nơi đây đã biết chịu khó nuôi dê, nên cũng đỡ khổ mà khấm khá hơn nhiều".
Các em học sinh đến thắp hương cho Đại tướng tại Khu nhà lưu niệm cụ Đặng Thai Mai.
Ông Hương ngắm lại bức ảnh kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà xót thương.
Anh Nguyễn Quang Tuấn - Bí thư chị bộ xóm Xuân Liên, người trực tiếp quản lý khu nhà lưu niệm của cố Giáo sư Đặng Thai Mai - chia sẻ: "Từ hôm biết tin Đại tướng mất, người dân chúng tôi ở đây buồn mà xót thương lắm anh ạ. Rất nhiều người dân đã về đây để thắp hương cho cụ Mai và cũng để thắp hương cho Đại tướng Giáp vì họ không có điều kiện để trực tiếp đi viếng Đại tướng được. Tuy Đại tướng đã mất đi, nhưng trong lòng tất cả người dân làng Thanh Xuân này, Đại tướng vẫn còn sống mãi trong lòng chúng tôi".
Ngọc Tú - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Diễn tập đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra sân bay Sáng nay, Đội nghi lễ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn tập Lễ đưa linh cưu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông chạy dọc theo các tuyến phố về đến nhà Đại tướng rồi hướng ra sân bay Nội Bài. Đội nghi lễ bắt đầu cuộc diễn tập tại Nhà tang lễ quốc...