Chương trình âm nhạc Hàn Quốc ngày càng nhạt
Không chỉ tỷ suất người giảm thê thảm, mà ngay cả chất lượng của những chương trình âm nhạc này cũng đang khiến fan lắc đầu ngao ngán.
Hàn Quốc không khi nào thiếu chương trình âm nhạc
Hiện nay, tại Hàn Quốc, các ngày trong tuần đều được phủ kín bởi những chương trình âm nhạc. Chỉ tính riêng từ thứ 5 đến chủ nhật đã có tới 4 chương trình quen thuộc là Mnet Mcountdown, Music bank (KBS 2), Music core (MBC) và Inkigayo (SBS).
SNSD biểu diễn trên Inkigayo.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của Simly Kpop (Ariang TV), The show – all the kpop (SBS MTV), Show champion (MBC Music) lại càng khiến cho sóng truyền hình nước này ngập chìm trong âm nhạc.
Sẽ không có gì đáng nói nếu những chương trình kể trên thực sự hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Thế nhưng, đáng buồn thay, 5 trong số 7 chương trình kể trên, cụ thể là Mnet Mcountdown, Music bank (KBS 2), Music core (MBC), Inkigayo (SBS) và Show Champion có mô típ tương tự nhau và khá nhàm chán. Các chương trình này xoay quanh phần trình diễn của các ca sĩ, nhóm nhạc mới ra mắt hoặc comeback. Điều đó, đồng nghĩa với việc khán giả sẽ phải xem đi xem lại những ca khúc đó mỗi ngày, và đương nhiên nó sẽ gây nên tâm lý buồn tẻ đối với người nghe nhạc.
Chính vì nguyên nhân trên nên các chương trình âm nhạc hiện nay đều đang giảm dần tỷ suất người xem. Theo Nielsen Korea, rating trung bình của các chương trình âm nhạc trong tháng 10 chỉ đạt 3%. Trong đó, Music core đạt 3.2%, Music bank là 3.1%, thậm chí Inkigayo còn thê thảm hơn khi chỉ đạt 2.8%.
Để cả thiện tình trạng này, các chương trình đã đưa ra nhiều biện pháp như thay đổi MC, trình tự biểu diễn. Tuy nhiên, không vì thế mà chất lượng chương trình được cải thiện.
Dư thừa dẫn đến lãng phí thời gian
Thông thường, mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc khi xuất hiện trên sân khấu âm nhạc sẽ được biểu diễn 1 đến 2 bài tương đương với 3 đến 8 phút. Dù được hát 1 hay 2, 3 ca khúc thì sự xuất hiện của họ cũng vô cùng chớp nhoáng. Thế nhưng, để chuẩn bị cho vài phút ngắn ngủi đó, các nghệ sĩ, nhóm nhạc đã phải hi sinh đến cả một ngày trời.
Video đang HOT
EXO giật giải trên Music bank.
Music core của MBC và Inkigayo của SBS bắt đầu lúc 16 giờ, còn KBS Music bank, Mnet M!Coutdown và Show Champion lên sóng từ 18 giờ. Thế nhưng trước đó 7 đến 8 tiếng, tức là từ sáng sớm, các nghệ sĩ đã phải có mặt để tập luyện và tham gia tổng duyệt. Dù mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc đều có một giờ ghi hình riêng nhưng họ buộc phải có mặt vào thời điểm đó để tham gia tổng duyệt chương trình.
Như vậy, chỉ cần thực hiện một phép nhân là ta có thể thấy các thần tượng Hàn đã tốn kém rất nhiều thời gian, ít nhất 30 giờ mỗi tuần chỉ để chuẩn bị và biểu diễn trên tất cả các sân khấu âm nhạc. Điều này không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn khiến nghệ sĩ mệt mỏi và không thể tiếp tục các lịch trình khác.
Tồn tại nhiều bất cập trong cách tính điểm
Dù có nội dung khá giống nhau nhưng giữa những chương trình âm nhạc như Music bank (KBS 2), Music core (MBC), Inkigayo (SBS) và Show Champion… vẫn có điểm khác biệt đó chính là hệ thống tính điểm.
Kết quả điểm trên Mnet M!Countdown bao gồm 50% doanh thu bán trực tuyến, 20% xếp hạng ưa thích của bài hát, 10% doanh thu bán album, 10% thời lượng phát sóng, 5% do fan quốc tế bầu chọn và số còn lại thuộc về bầu chọn qua SMS.
Trong khi đó, tổng điểm của Music Bank chỉ gồm 4 hạng mục là: Trực tuyến chiếm 65%, tần suất phát sóng trên KBS TV 20%, khán giả yêu thích (người xem bình chọn) 10% và doanh thu bán album là 5%. Tương tự, các chương trình còn lại cũng đều có cách tính điểm riêng. Điểm khác biệt này kéo theo sự không đồng nhất về kết quả người chiến thắng. Chính vì lẽ đó mà khán giả cũng dần mất lòng tin vào các chương trình này.
Girl’s day.
Sau hơn 3 năm miệt mài hoạt động, cuối cùng Girl’s day cũng có chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc trên chương trình Inkigayo với ca khúc Female President. Đáng buồn thay, đây là lần rinh cup đầu tiên và cũng là cuối cùng của Girl’s day tính đến thời điểm hiện tại. Nguyên nhân dẫn đến tình huống trên là do các chương trình còn lại có cách thức tính điểm hoàn toàn khác Inkigayo.
Theo đó, so với 2 đối thủ cùng tranh cup hôm 7/7 là Lee Seung Chul và Sistar, Girl’s Day chỉ đứng thứ 3 về doanh thu trực tuyến lẫn điểm bình chọn của khán giả. Tuy nhiên, các cô gái này lại có điểm SNS (số lượt phản hồi trên Youtube, Twitter) rất cao là 3.500 điểm. Vì Inkigayo là chương trình âm nhạc duy nhất đưa SNS vào hệ thống tính điểm, nên Girl’s Day đã có cơ hội chiến thắng, trong khi đó họ lại không thể được xướng tên trên Music bank, McountDown, Music Core hay Champion.
Ngoài vấn đề trên, gần đây ở một số chương trình còn xuất hiện tình trạng là không biểu diễn một thời gian dài nhưng vẫn được tính điểm. Bởi vậy, ý kiến nghệ sĩ không cần xuất hiện quá nhiều trên các chương trình âm nhạc đang ngày càng được công chúng Hàn khẳng định.
Theo Đất Việt
Cuộc chiến giành thời gian lên sóng khốc liệt ở Kpop
Để được xuất hiện vài phút trên các chương trình ca nhạc, thần tượng Hàn đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là phải cạnh tranh khốc liệt.
Music bank, Music core, Inkigayo hay Mnet M!Coutdown... là những chương trình âm nhạc quen thuộc, được phát sóng hàng tuần tại Hàn Quốc. Đối với nghệ sĩ xứ kim chi, đây là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận khán giả ở khắp mọi vùng miền và phủ sóng tên tuổi. Bởi vậy, ai trong số họ cũng muốn được biểu diễn trên những sân khấu âm nhạc này mỗi khi tung sản phẩm mới. Chương trình có ít, trong khi đó, số nghệ sĩ, nhóm nhạc muốn góp mặt lại quá đông, đó là lý do dẫn đến tình trang cạnh tranh khốc liệt giữa các thần tượng để có được một suất diễn trên sân khấu âm nhạc.
Được biểu diễn trên sân khấu Music bank là ước mơ của bất kì ca sĩ thần tượng xứ Hàn nào.
Bon chen cả ngày để được xuất hiện 3 phút
Thông thường, mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc khi comeback sẽ được biểu diễn một bài tương đương với 3 đến 5 phút trên các chương trình âm nhạc. Trường hợp nghệ sĩ có tiếng sẽ được ưu ái hơn với 2 hoặc 3 ca khúc. Dù được hát 1 hay 2-3 ca khúc thì sự xuất hiện của mỗi người cũng vô cùng chớp nhoáng. Thế nhưng, để chuẩn bị cho vài phút ngắn ngủi đó, các nghệ sĩ đã phải hi sinh cả một ngày trời trong tâm trạng mệt mỏi và chán nản.
Music core của MBC và Inkigayo của SBS bắt đầu lúc 4h, còn 6h là thời điểm lên sóng KBS Music bank, Mnet M!Coutdown và Show Champion. Thời gian phát sóng của các chương trình âm nhạc hầu hết là vào chiều tối, thế nhưng trước đó 7 đến 8 tiếng, tức là từ sáng sớm, các nghệ sĩ đã phải có mặt để tập luyện và tổng duyệt. Dù mỗi nghệ sĩ, nhóm nhạc đều có một giờ ghi hình riêng nhưng họ buộc phải có mặt vào thời điểm đó để tham gia tổng duyệt chương trình.
Một nhân viên đài truyền hình từng tiết lộ: "Thời gian duyệt chương trình thường bắt đầu từ 6h30 phút sáng. Nếu hôm đó có sự kiện thể thao, thời gian thậm chí còn bị đẩy lên 3 hoặc 4h."
Không chỉ khiến thần tượng bị tiêu hao năng lượng, đây còn là việc làm lãng phí thời gian, nhất là đối với những người biểu diễn cuối cùng. Trước vấn đề này, một thần tượng đã tỏ ra rất bức xúc: "Nếu là một chương trình giải trí thì thường ấn định thời gian cụ thể, nhưng với các chương trình ca nhạc, chúng tôi phải mệt mỏi chờ đợi từ sáng sớm cho tới khi mình được lên hình".
Dồn hết thời gian và tiền bạc lấy lòng nhà sản xuất
Việc chờ cả ngày để được xuất hiện trên sân khấu là còn quá nhẹ nhàng so với những khổ ải trước đó. Con đường để các thần tượng đến với chương trình âm nhạc thực tế còn khó nhằn và gian khổ hơn rất nhiều, nhất là đối với các tân binh.
Danh sách nghệ sĩ tham dự Music Bank được đưa ra vào thứ 3 hàng tuần. Do đó vào sáng thứ 2, quản lý, thậm chí là CEO của các nhóm nhạc tân binh sẽ phải tập trung trước tòa nhà KBS để trông đợi một cơ hội gặp gỡ nhà sản xuất của chương trình này. Nếu các nhà sản xuất quá bận rộn với những lịch trình riêng, thời gian chờ đợi của những người phụ trách thường rơi vào khoảng 3 tiếng. Đổi lại, họ chỉ có 5 phút bày tỏ nguyện vọng và bàn bạc về kế hoạch biểu diễn của "gà cưng".
Các chương trình khác như Inkigayo, M!Coutdown, Music core, Show champion... cũng có mô típ tương tự. Như vậy để "gà cưng" có mặt trên tất cả các show diễn kể trên, một quản lý phải tiêu tốn khoảng 15 giờ đồng hồ. Ngoài vấn đề thời gian, đôi khi họ còn phải trả một khoản chi phí nhất định để giúp gà cưng có một chân trên mỗi chương trình âm nhạc.
Ngoài ra, nhiều "ma mới" còn bị đội ngũ sản xuất cắt ngắn thời gian biểu diễn của để đủ thời lượng phát sóng hoặc đưa thêm 1-2 tiết mục khác vào chương trình.
Chân ướt chân ráo bước vào nghề năm 2011, Block B đã trở thành nạn nhân bị "phân biệt đối xử" từ chính các nhà đài có tiếng. Freeze - ca khúc debut của nhóm vốn có độ dài là 3 phút 08 giây, nhưng khi lên đến sân khấu Inkigayo, nó đã bị "chèn ép" xuống còn 2 phút 03 giây, trong khi đó nhiều nhóm nhạc khác lại được biểu diễn tới 2 bài.
Block B.
Với những công ty lớn có quyền lực, cơ hội đưa "ma mới" lên sân khấu thường dễ dàng hơn. Tuy nhiên họ lại phải cạnh tranh để có được thứ tự và thời gian biểu diễn như mong muốn.
Bước cuối cùng cũng phải nhờ vào đội ngũ sản xuất
Phần trình diễn của nghệ sĩ có thành công hay không một phần rất lớn nhờ vào sự cổ vũ của fan. Fan càng đông và cổ vũ càng nhiệt tình thì các thần tượng cũng biểu diễn hào hứng và phấn khởi hơn. Tuy nhiên, để bước qua cánh cửa chương trình, trước đó các fan phải nhận được sự đồng ý từ đội ngũ sản xuất.
2PM.
Là một trong những nhóm nhạc hàng đầu Hàn Quốc, 2PM sở hữu lượng fan lớn, không hề thua kém bất kì nhóm nhạc nào. Thế nhưng, tại chương trình Music bank ngày 14/6 vừa qua, 2PM đã phải biểu diễn ca khúc All day think of you mà không có fanchant, bởi chỉ có 13 fan cổ vũ các anh chàng trong buổi ghi hình. Thực tế, đây không phải là lượng fan duy nhất có mặt tại KBS hôm đó, thậm chí, nhiều người còn phải chờ đợi 10 tiếng đồng hồ để được vào cổ vũ các chàng trai "dã thú". Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà đội ngũ sản xuất của Music bank lại chỉ cho phép 13 fan vào tham dự buổi diễn.
Rõ ràng việc ghi hình của các chương trình âm nhạc còn tồn tại rất nhiều bất cập, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng các màn biểu diễn vì nghệ sĩ mệt mỏi và mất tinh thần. Thế nhưng, việc làm này vẫn phải tiến hành hàng tuần và đương nhiên, các nghệ sĩ cũng phải tuân theo, như vậy họ mới có cơ hội đến gần khán giả.
Theo Đất Việt
Những hạn chế làm 'xấu mặt' K-Pop Đạo nhạc, đạo ý tưởng, lời ca vô nghĩa...Những vấn đề này không chỉ làm K-Pop gặp sóng gió mà còn khiến hình ảnh dần xấu đi trong mắt khán giả yêu nhạc. Đạo nhạc, đạo ý tưởng Cho đến nay, tại Hàn Quốc vẫn chưa thiết lập được một hệ thống văn bản cụ thể để ngăn chặn những vấn đề xung...