Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020: Muốn giao cho xã nhưng sợ yếu năng lực
Ủy ban Dân tộc (UBDT) đang xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020. “Chủ trương là phân cấp mạnh cho địa phương, nhưng quá trình thực hiện sẽ phải căn cứ vào năng lực, điều kiện thực tế của địa phương để việc phân cấp đạt hiệu quả cao nhất” – ông Võ Văn Bảy-Chánh Văn phòng điều phối Chương trình 135 (UBDT) cho hay.
Phân cấp mạnh cho địa phương
Theo ông Võ Văn Bảy, giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình 135 (CT 135) sẽ tập trung xây dựng theo hướng xóa bỏ các rào cản để có một cơ chế thông thoáng hơn giúp cho địa phương dễ dàng thực hiện. Các nguồn lực cũng cần phân bố hợp lý hơn để đồng bào được hưởng lợi nhiều nhất.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú cụm xã Xín Mần, huyện Xín Mần (Hà Giang) được đầu tư nhờ Chương trình 135. Ảnh: C.L
Luật quy định phải có chứng chỉ đấu thầu mới được đấu thầu. Tuy nhiên rất ít cán bộ xã có chứng chỉ này, nên không thể tham gia đấu thầu. Nếu giao cho xã làm chủ đầu tư, cần phải có cơ chế mở hoặc khẩn trương đào tạo cho đội ngũ cán bộ xã…”. Ông Hoàng Xuân Tùng –
Phòng Dân tộc huyện Na Hang (Tuyên Quang)
Video đang HOT
Theo dự thảo thông tư, CT 135 trong 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng cường cho các xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án. “Qua các giai đoạn thực hiện, chúng tôi đều xác định việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các dự án là tạo điều kiện cho cấp xã chủ động lựa chọn công trình, đối tượng hỗ trợ theo nguyện vọng của người dân, huy động nội lực của người dân và quan trọng nhất là nâng cao được năng lực quản lý, tổ chức thực hiện cho cán bộ xã…” – ông Bảy cho hay.
Nhiều tỉnh đã có các cách khác nhau để nâng cao năng lực làm chủ đầu tư cho cấp xã. Một số địa phương đã lồng ghép CT 135 với các chương trình, dự án khác có hợp phần đào tạo cán bộ hoặc tự bỏ kinh phí để bồi dưỡng cán bộ cấp xã. Ông Đinh Văn Thành – Phó Trưởng ban dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2020, Quảng Ninh phấn đấu sẽ đưa tất cả các xã, thôn nghèo ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn ra khỏi diện khó khăn, hoàn thành mục tiêu CT 135 góp phần xây dựng nông thôn mới. Những năm tới, tỉnh sẽ hỗ trợ khoảng 6 tỷ đồng (gấp 4 lần so với hiện nay) cho mỗi xã đặc biệt khó khăn để xây dựng các công trình thuộc CT 135, trong đó có hợp phần bồi dưỡng đào tạo cán bộ cấp xã, để họ có thể đảm nhiệm được hoạt động phân cấp.
Gấp rút đào tạo cán bộ xã
Không như Quảng Ninh, CT 135 giai đoạn 2016-2020 vẫn có nhiều nơi không thể phân cấp, trao quyền cho người dân và địa phương. Lý do là năng lực, trình độ địa phương còn yếu. Ông Nguyễn Thành Vinh – Phòng Dân tộc huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho rằng: “Năng lực cấp xã ở mỗi địa phương là khác nhau. Với địa bàn có tới hơn 90% đồng bào Mông như Mù Cang Chải, nếu thực hiện như quy định là giao cho xã làm chủ đầu tư, huyện cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ… thì cuối cùng mọi việc lại đến tay huyện. Vì năng lực của nhiều cán bộ xã còn rất hạn chế”. Theo ông Vinh, nên để UBND tỉnh xem xét, dựa trên năng lực cụ thể của mỗi địa phương rồi phân cấp.
Ông Lưu Hồng Khoa – Trưởng phòng Dân tộc huyện Định Hóa (Thái Nguyên) chia sẻ: “Nếu phân cấp cho xã làm chủ đầu tư, cần có những bước đào tạo nâng cao năng lực cho chủ tịch UBND, kế toán và cán bộ địa chính để họ có thể đảm đương được công việc, thay vì nhận xong rồi loay hoay không biết làm. Không nên giao cho thôn, bản làm chủ đầu tư, vì khi công trình, dự án gặp vấn đề gì sẽ rất khó xử lý vì không có gì ràng buộc. Thực tế, đã có trường hợp, giao thôn làm chủ đầu tư, công trình quyết toán sai gần 70 triệu đồng, nhưng trưởng thôn không thể giải trình vì tiền đã chi hết cho bà con trong quá trình thực hiện. Bỏ tù hay cách chức trưởng thôn là việc không thể, vì những sai phạm này là do đã giao nhầm việc cho những người thiếu năng lực, chứ không phải họ cố tình vi phạm…”.
Theo Danviet
Già làng Cơtu mê đắm làm ná truyền thống
Những chiếc ná một thời đã theo người Cơtu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) lên non ngàn, vượt rừng săn bắn... đang dần mất đi bởi sự thay đổi của tự nhiên và lối sống. Tại thôn Pơ ning, xã Lăng, ngày ngày vẫn có một già làng cao niên lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình qua chiếc ná.
Người làm ná cuối cùng
Lên xã Lăng, hỏi nhà già làng Cơ Lâu Năm (80 tuổi), người dân tộc Cơtu, ở thôn Pơ Ning, nhiều người biết. Ngoài một già làng Cơtu gương mẫu, ông còn là người cuối cùng trên vùng cao Tây Giang biết chế tác và sử dụng ná thành thạo... Già làng Cơ Lâu Năm chia sẻ: "Người Cơtu gọi chiếc ná là Pa'nanh - vật dụng hết sức thiêng liêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh của người đàn ông Cơtu. Xưa kia, người Cơtu sống ở vùng rừng núi, có nhiều thú dữ nên phải ở nhà sàn, lúc đi rừng, lên nương đều luôn mang theo ná để phòng thân và săn, đuổi thú phá hoa màu. Ngay cả trẻ con và phụ nữ cũng sớm làm quen với ná, tên và được người lớn đưa đi rừng...".
Già làng Cơ Lâu Năm trò chuyện với khách về quy trình chế tác ná. Ảnh: N.V.S
Cứ mỗi chiều bên ngôi gươl làng, người ta thường bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông Cơtu đắm mình, chăm chú bên những chiếc ná. Đó là già làng Cơ Lâu Năm. Hiện nay, trong thôn vẫn chưa thấy ai có thể làm được ná như già làng Cơ Lâu Năm". Anh Bh'ríu Lạc -
Trưởng thôn Pơ ning
Theo già Cơ Lâu Năm, để làm 1 cây ná phải mất hàng tháng. Đàn ông Cơtu phải vào rừng tìm cây, rồi đánh dấu lại, đến thời gian nhất định trong tháng mới đến chặt, vì khi đó chất gỗ sẽ săn chắc hơn, không bao giờ bị mọt ăn. Gỗ phải là đoạn giữa thân cây. Sau khi đốn được đem về chặt ra thành từng bộ phận riêng biệt, rồi dùng dao mác nhỏ gọt hai đầu đều nhau. Sau đó lấy tâm điểm của cánh ná làm chuẩn vót nhỏ dần ra hai bên, đoạn cuối gọt hai khấc nhỏ bằng đốt ngón tay dùng để móc dây ná. Lúc này, họ mới lấy một sợi dây cột ở giữa treo lên như chiếc cân dây rồi từ từ chỉnh cho đều nhau, đến khi 2 bên cân xứng nằm song song với mặt đất. Cánh ná được gọt hình cung rất đều, có đánh dấu ở tâm, tùy theo sở thích của mỗi người mà kiểu dáng uốn lượn cũng khác nhau. Tiếp theo cánh ná, người Cơtu làm thân ná cũng với sự kỳ công và khéo léo...
Vẫn là một phần đời sống
Già làng Cơ Lâu Năm.
Bên ngôi nhà gươl của làng, ánh mắt già Cơ Lâu Năm nhìn ra xa xăm, già nhớ lại: "Ngày trước, ba tôi chính là người hướng dẫn cho tôi biết cách làm ná. Để làm được ná của người Cơtu thì người siêng năng mới có thể làm được. Việc làm lẩy ná (hay còn gọi là cò) là yếu tố rất quan trọng. Người có tay nghề cao thì dây ná bám rất chắc vào lẩy, có thể kéo dây gắn vào lẩy và tung lên không trung rồi bắt lại, dây ná vẫn nguyên vẹn trên lẫy. Nhưng chỉ cần lấy 2 ngón tay kéo nhẹ cò, dây sẽ bật ra đưa mũi tên lao đi. Một cây ná có độ chuẩn cao, có khả năng bắn xa đến 500m".
Xưa, đồng bào Cơtu còn ở nhà sàn, ngoài công việc làm rẫy, săn thú rừng thì chiếc ná là vũ khí lợi hại của những đàn ông giữ đất, giữ làng. Hôm nay, đồng bào Cơtu đã có cuộc sống khấm khá hơn, nhưng chiếc ná vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Hằng năm, đồng bào Cơtu thường tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới, tổ chức khánh thành gươl mới của làng. Những lễ, hội đó thường lồng các hoạt động như thi bắn ná, chế tác ná để con cháu hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống. Già làng Cơ Lâu Năm ngậm ngùi: "Cả làng bây giờ chắc chỉ còn tôi ngày ngày đục đẽo ná. Không ai dùng thì họ làm ná ra làm gì. Vả lại làm ná đâu có dễ, để đẽo ra một chiếc ná phải mất cả tháng trời...".
Theo Danviet
"Nhặt tiền" từ rau, quả rừng Có hương vị rất riêng, đặc biệt sạch "100%", vì vậy nhiều loại rau, quả mọc tự nhiên ở vùng miền núi Quảng Ngãi ngày càng được người dân miền xuôi ưa thích, mua về sử dụng. Nhờ vậy, không ít gia đình đồng bào thiểu số miền núi có thêm một khoản thu nhập khá từ thu, hái và bán các loại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!
Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lupus ban đỏ
Sức khỏe
09:17:28 03/04/2025
Thanh niên đánh người sau va chạm giao thông vì sợ vợ mang bầu bị ảnh hưởng
Pháp luật
09:06:30 03/04/2025
Cuộc họp báo của Kim Soo Hyun là bước đi sai lầm?
Sao châu á
09:04:32 03/04/2025
Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?
Thế giới
09:04:30 03/04/2025
Tiểu thư nổi tiếng của Vbiz: Được ví như Hoa hậu nhí, gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
Sao việt
08:59:43 03/04/2025
Mỹ nam lão hóa ngược đỉnh nhất Trung Quốc: 21 năm nhan sắc không đổi, Phạm Băng Băng cũng muốn lấy làm chồng
Hậu trường phim
08:55:37 03/04/2025
HIEUTHUHAI hát thế nào mà lại bị so sánh với nam ca sĩ thị phi Lương Bằng Quang?
Nhạc việt
08:52:30 03/04/2025
Thăm Mộc Châu mùa hoa ban khoe sắc
Du lịch
08:49:50 03/04/2025
Ra mắt quá ấn tượng trên Steam, tựa game này vượt mặt luôn đối thủ "huyền thoại" trong ngày đầu
Mọt game
08:22:13 03/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò, bật khóc nói lý do
Tv show
07:28:24 03/04/2025