Chương Mỹ dồn lực làm hạ tầng, cuối năm 2019 thành huyện NTM
Đến nay, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã có 25/30 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm 83,3% tổng số xã của huyện. Chương Mỹ đang tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu 100% số xã và huyện đạt chuẩn NTM năm 2019.
Nhiều khó khăn
Trong năm nay, huyện Chương Mỹ phấn đấu 5 xã còn lại hoàn thành xây dựng NTM là Thanh Bình, Phụng Châu, Hoàng Văn Thụ, Tiên Phương, Tốt Động. Đến hết quý I/2019, các xã này đều đạt và cơ bản đạt 15-17 tiêu chí; một số tiêu chí đạt cao như: Điện, thủy lợi, nhà ở dân cư, giáo dục – đào tạo…
Trồng rau hữu cơ đang mang lại thu nhập ổn định cho bà con ở một số xã của huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh: H.Đ
Tuy nhiên, hiện còn 8 xã chưa đạt tiêu chí trường học; 4 xã chưa đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 17 xã chưa đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn…
Ông Trần Bá Xiêm – Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết, hiện xã có 16/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt; 3 tiêu chí chưa đạt gồm: Trường học (tiêu chí số 5), văn hóa (tiêu chí số 16) và tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13). Đến nay, Thanh Bình chưa có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực; trên địa bàn mới có 3/6 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa…
Dù xã Phụng Châu chủ động ngay từ đầu trong việc thực hiện tiêu chí số 16, song do nguyên nhân khách quan tác động làm địa phương mất đi tiêu chí quan trọng này.
Video đang HOT
Còn tại xã Hoàng Văn Thụ, Bí thư Đảng ủy xã Trương Văn Cừ cho hay: Năm 2018, xã chịu hậu quả nặng nề của úng ngập do mưa lớn trong cơn bão số 3 gây ra; thu nhập bình quân trên địa bàn đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm – thấp hơn bình quân thu nhập khu vực nông thôn Hà Nội. Hiện xã gặp không ít khó khăn, nhất là về nguồn lực xây dựng NTM.
Chia sẻ về kế hoạch xây dựng NTM của địa phương trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Thắng – Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ cho hay: Để đạt mục tiêu xã NTM vào cuối năm 2019, Đảng ủy, UBND các xã cần tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong đội ngũ cán bộ, nhân dân trong phong trào xây dựng NTM.
Chủ động huy động nguồn lực
“Đối với các tiêu chí cần nhiều kinh phí, huyện kiến nghị thành phố có ý kiến chỉ đạo các quận nội thành hỗ trợ các xã khó khăn của huyện xây dựng trường học đạt chuẩn. Bên cạnh đó, các xã cũng cần chủ động tập trung nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt để về đích theo kế hoạch” – ông Thắng nói.
Cũng theo ông Thắng, về tiến độ xây dựng huyện NTM và đưa 3 xã về đích NTM nâng cao, huyện Chương Mỹ kiến nghị thành phố tiếp tục hỗ trợ các xã khó khăn xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hỗ trợ kinh phí thực hiện 6 dự án khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 và số 4 năm 2018 trên địa bàn.
“Dù khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân, huyện Chương Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra” – ông Thắng khẳng định.
Đầu tháng 6 vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo huyện Chương Mỹ về tiến độ thực hiện Chương trình 02, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đánh giá cao sự chủ động, tích cực của huyện Chương Mỹ trong phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho hay: Mặc dù địa bàn rộng, dân số đông, 2 năm gần đây lại chịu thiệt hại lớn về thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh nhưng Chương Mỹ không ngừng quan tâm hỗ trợ cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, thu nhập bình quân của huyện tiếp tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,23%.
Để Chương Mỹ hoàn thành được mục tiêu đề ra trong xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy lưu ý huyện cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân, chủ động, tích cực hơn nữa trong việc huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án huyện làm chủ đầu tư để hoàn thiện các tiêu chí NTM.
Theo Danviet
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu thuế bền vững
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Chiều 8/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu Đoàn kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về "Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020" làm việc tại Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Báo cáo với đoàn kiểm tra, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Mai Sơn cho biết, thực hiện Chương trình 03-Ctr/TU của Thành ủy, Cục Thuế Hà Nội đã phổ biến, quán triệt đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn sở; cụ thể hóa thành các đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời chú trọng kiểm tra, giám sát...
Cụ thể, Cục Thuế Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong Tổng cục Thuế đã hoàn thành sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của các phòng thuộc Cục Thuế. Sau sắp xếp giảm 3 phòng so với trước, cơ cấu lại một số phòng để đảm bảo cơ quan thuế hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời Cục đang triển khai kế hoạch tinh gọn các Đội Thuế thuộc Chi cục Thuế, dự kiến giảm từ 312 Đội thuế xuống còn 268 Đội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi kiểm tra. (Ảnh:TA)
Đảng ủy Cục Thuế Thành phố quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của công chức. Đã xây dựng phương châm của ngành Thuế là "Tận tâm lắng nghe- Tận tình hướng dẫn- Tận tụy giải quyết".
Cục Thuế Hà Nội luôn là đơn vị tiên phong trong cả nước thực hiện chương trình cải cách hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh - kiểm tra thuế phục vụ tốt người nộp thuế. Cụ thể, kê khai thuế qua mạng đạt 98,11%; tỷ lệ tiền thuế nộp điện tử đạt khoảng 95%; hiện người nộp thuế chỉ mất 117 giờ/ năm để thực hiện các thủ tục về thuế, đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu 121,5 giờ/năm Chính phủ giao...
Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nội đã triển khai Đề án "Đánh giá sự hài lòng của Người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội" trong năm 2017, năm 2018 nhằm đánh giá được mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với việc thực hiện thủ tục hành chính thuế; luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế, chủ động tiếp xúc và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp... Tăng cường các biện pháp thu nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, kiểm soát, hạn chế việc nợ thuế, trốn thuế...
Sau khi nghe ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu và thành viên đoàn kiểm tra, kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá, với đặc thù là cơ quan quan chuyên môn có các nhiệm vụ chính trị, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, Đảng ủy và Lãnh đạo Cục Thuế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, công tác xây dựng Đảng, tăng cường cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế. Do đó, các nhiệm vụ chuyên môn của Cục Thuế nói chung cũng như những nhiệm vụ của Cục Thuế được giao tại Chương trình 03 được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học, sáng tạo, có nhiều đổi mới. So với cả nước, Cục Thuế Hà Nội được ghi nhận là có nhiều cải cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, đóng góp quan trọng cho thu ngân sách quốc gia và cải cách của ngành Thuế Việt Nam.
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng cho rằng, trong Chỉ số PCI, có 2 chỉ tiêu thành phần liên quan trực tiếp đến ngành Thuế Hà Nội vẫn chưa trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước là "Thỏa thuận khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng" xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố; "Số giờ trung vị cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế" xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố; nợ đọng thuế vẫn còn khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng; cơ cấu thu ngân sách vẫn thể hiện yếu tố thiếu tính bền vững (thu từ sản xuất kinh doanh không đạt dự toán, chỉ bằng 84,1%)....
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị, cơ quan thuế cần tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng, triển khai thực hiện các nghị quyết Trung ương, Thành uỷ về xây dựng Đảng, gắn Nghị quyết Trung ương 4 với Chỉ thị 05 và đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp và đạo đức tác phong của cán bộ thuế; tiếp tục quan tâm xử lý nợ đọng, đảm bảo nợ đọng không vượt quá 5% thu ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các Sở, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn. Rà soát toàn bộ các khoản phải thu để có biện pháp thu cụ thể cho từng khoản. Phấn đấu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hoàn thành nhiệm và hoàn thành vượt chỉ tiêu nhiệm vụ thu ngân sách.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Cục Thuế Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để người nộp thuế duy trì, ổn định, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế; giảm chi phí cho người nộp thuế khi thực hiện các quy định về pháp luật thuế./.
Trung Anh
Theo ĐCSVN
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng: Huy động đa dạng nguồn lực xây dựng nông thôn mới Sáng 14/2, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã đi kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" tại huyện Phú Xuyên. Cùng dự có Phó Chủ tịch...