Chườm lạnh hay chườm nóng để giảm đau?
Chườm lạnh khi đau cấp tính, viêm, chấn thương mới, chườm nóng giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính và chấn thương không viêm sưng.
Bác sĩ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết chườm lạnh hoặc chườm nóng rất hiệu quả khi bị đau, chấn thương lưng, đầu gối, các khớp. Tùy loại chấn thương mà lựa chọn hình thức chườm phù hợp.
Chườm lạnh
Nếu chấn thương trong khi chơi bóng đá hoặc chạy bộ thì nên chọn cách này. Chườm lạnh giúp thu hẹp các mạch máu và giảm viêm, chủ yếu dùng khi đau cấp tính, viêm và các chấn thương mới. Chườm nóng trong tình huống này có thể gây tác dụng ngược vì làm tăng sưng, viêm.
Để chườm lạnh đạt hiệu quả cao, có thể sử dụng khăn lạnh, túi gel lạnh hoặc bọc đá vào khăn trước khi chườm lên khu vực bị tổn thương. Không chườm lạnh quá 20 phút để tránh làm tổn thương các mô.
Chườm nóng
Là cách tuyệt vời giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính và chấn thương không viêm sưng. Chườm nóng làm tăng tuần hoàn và lưu lượng máu đến vùng tổn thương, từ đó giảm đau và giãn cơ, hiệu quả trong trường hợp căng hoặc cứng cơ. Không nên dùng sau khi tập thể dục.
Dùng chai nước nóng, túi chườm nóng hoặc dùng khăn nhúng nước ấm để chườm lên khu vực bị tổn thương. Nhiệt độ trung bình để chườm khoảng 40-45 độ C. Thời gian chườm khoảng 20 phút. Tránh chườm ở nhiệt độ cao dễ làm tổn thương da.
Túi chườm. Ảnh: healthgrades
Khi nào vừa chườm lạnh vừa chườm nóng
Đau vùng lưng trên
Đau lưng là tình trạng thường gặp với nhân viên văn phòng. Ngồi suốt ngày cùng một vị trí và tư thế có thể gây căng, xoắn, cứng vùng lưng trên. Để giảm đau, nên chườm lạnh trong khoảng ba ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10-15 phút, sau đó chườm nóng để giảm căng và giãn cơ.
Đau thắt lưng
Video đang HOT
Đau thắt lưng thường là hậu quả của gắng sức quá mức. Các cơ bị căng làm giảm lưu thông máu nên chườm lạnh và nóng đều có thể giúp giảm đau. Chườm lạnh trong khoảng ba ngày sau đó chuyển sang chườm nóng để thư giãn cơ.
Đau đầu
Với những cơn đau như búa bổ và đau nửa đầu, liệu pháp lạnh là tốt nhất. Nếu đau đầu do co cứng cổ, liệu pháp nóng thích hợp hơn.
Đau đầu gối
Đau đầu gối có thể do bong gân, viêm bao hoạt dịch, viêm gân… Nếu đầu gối bị sưng nên chườm đá ít nhất trong khoảng ba ngày để giảm viêm. Sau đó chườm nóng để tăng khả năng vận động.
Bác sĩ Huy khuyến cáo, nếu không giảm đau với phương pháp chườm nóng và chườm lạnh, cần đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn đầy đủ hơn.
8 mẹo "không phải ai cũng biết" trị bệnh khó nói của dân văn phòng
Đau do cứng cổ là tình trạng thường gặp ở dân văn phòng - những người thường xuyên ngồi nhiều, làm bàn giấy.
Dân văn phòng thường xuyên bị đau cổ vì thói quen làm việc (Ảnh: BrightSide)
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy, hơn 17% phụ nữ và 12% nam giới bị đau do cứng cổ.
Để giải thoát khỏi cơn đau khó chịu do cứng cổ vì ngồi quá lâu, bạn có thể áp dụng 8 mẹo sau:
1. V ận động cơ cổ
Vận động cơ cổ giúp giảm đau hiệu quả (Ảnh: Brightside)
Để ngăn ngừa chứng cứng cổ, bạn hãy thực hiện động tác cuộn bả vai, ấn hai bả vai vào nhau nhiều lần, từ từ hạ tai về phía mỗi bên vai, cuộn đầu của bạn sang trái và phải. Sau đó, đặt tay lên trên tai và ấn nhẹ bằng các ngón tay, cố gắng chống lại cơ cổ để giữ đầu thẳng.
2. Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm nóng/lạnh (Ảnh: Brightside)
Để giảm đau tại chỗ, bạn có thể dùng túi chườm nóng hoặc lạnh. Chườm một ít đá trong trường hợp bùng phát sẽ giúp chống lại chứng viêm và nhiệt trên cổ có thể kích thích lưu lượng máu. Cả hai phương pháp này đều đều hiệu quả trị chứng đau do cứng cổ.
3. Nằm gối thấp
Nằm gối thấp để cổ không bị đau (Ảnh: Brightside)
Sử dụng quá nhiều gối có thể gây hại cho cổ trong quá trình ngủ. Chiều cao của cọc gối khiến cổ bị uốn cong dẫn đến đau ngay khi ngủ dậy. Bạn nên chọn gối có chiều cao phù hợp, tránh sử dụng những chiếc gối quá cứng khiến cổ không cử dộng được linh hoạt.
4. M assage
Massage đúng cách (Ảnh: Brightside)
Khi thực hiện massage đúng cách, xoa bóp nhẹ nhàng trên những vùng bị đau và nhức cơ cổ và lưng của bạn sẽ được thư giãn. Bên cạnh đó, massage cũng có thể làm giảm đau cổ, tăng phạm vi chuyển động và thậm chí giảm căng thẳng.
5. Di chuyển xung quanh văn phòng
Tập thể dục trong văn phòng (Ảnh: Brightside)
Nếu bạn làm việc văn phòng hoặc dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính thì việc bạn bị đau mỏi cổ rất dễ xảy ra. Vì vậy, bạn nên đứng dậy để tập thể dục nhẹ, không nên để cổ ở một tư thế quá lâu.
6. C hâm cứu
Châm cứu (Ảnh: Brightside)
Kỹ thuật châm cứu đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học Trung Quốc. Châm cứu được thực hiện bằng cách đưa kim vào các điểm áp lực của cơ thể để giảm căng thẳng và giảm đau mãn tính ở vùng cổ.
7. Kích thích đầu lưỡi
Giảm đau cổ nhờ kích thích lưỡi bằng nĩa (Ảnh: Brightside)
Lưỡi chứa nhiều thông tin có giá trị về các vấn đề của cơ thể, bao gồm cả các vấn đề về cổ. Thực tế, việc tác động vào lưỡi có thể hỗ trợ giảm đau tối đa. Kỹ thuật châm cứu bằng cách kích thích đầu lưỡi từ 10 đến 30 lần bằng nĩa (hoặc ngón tay của bạn) giúp giảm cơn đau cổ nhanh chóng.
8. Không cúi đầu nhìn điện thoại quá lâu
Không nên cúi nhìn điện thoại quá lâu vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cơ cổ (Ảnh: Brightside)
Cúi đầu xuống khiến cổ của bạn nặng lên và tăng cơn đau., Vì vậy hãy đảm bảo giữ điện thoại ngang tầm mắt bất cứ khi nào có thể, tránh đặt điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị thông minh nào khác ở vị trí thấp hơn cổ.
Áp dụng đúng cách chườm nóng, chườm lạnh Chườm nóng và chườm lạnh là liệu pháp nhiệt khá phổ biến để giúp giảm đau nhức do chấn thương, viêm... Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ để sử dụng hiệu quả liệu pháp này. Chườm lạnh Áp dụng trong vòng 48 giờ sau chấn thương. Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị tổn...