Chuối tiêu
Nước ta có nhiều loại chuối: chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối mật, chuối hột, chuối lá…, trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc phổ biến hơn cả. Quả chuối tiêu là thực phẩm thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, có nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ em, người cao tuổi và những người lao động thể lực nặng nhọc cần bồi dưỡng sức khỏe.
Không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng, trong đông y chuối tiêu còn dùng làm thuốc chữa bệnh. Khi làm thuốc dùng cả xanh, chín có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt. Dùng chữa táo bón, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng và chữa viêm loét dạ dày…
Người bị viêm loét đường tiêu hóa không dùng chuối tiêu chín…
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng quả chuối tiêu
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, thái lát, phơi khô trong râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, mỗi lần uống 20 – 30g hòa với nước ấm. Dùng liên tục trong 1 tháng. Theo nghiên cứu, quả chuối tiêu xanh có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành.
Chữa táo bón: Chuối tiêu chín 2 quả, đường phèn 100g. Chuối bỏ vỏ cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày ăn 1 – 2 lần. Dùng trong 5 ngày. Hoặc hàng ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu sau mỗi bữa cơm hoặc ăn 1 quả buổi tối trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu chín 30-60g, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần/ngày. Uống sau bữa ăn sáng và trưa. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Hoặc mỗi ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu chín sau bữa cơm, dùng liên tục trong 1 tháng.
… nhưng chuối tiêu xanh lại chữa viêm loét dạ dày.
Chữa hắc lào:
Rửa sạch nơi tổn thương do hắc lào bằng nước ấm, lau khô. Một quả chuối xanh (còn non), bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm và bôi vào nơi tổn thương do hắc lào. Ngày thực hiện 2-3 lần.
Hoặc: Vỏ chuối tiêu xanh 40g, sao vàng, sắc với 500ml nước, còn lại 100ml. Dùng nước sắc vỏ chuối bôi và rửa nơi tổn thương do hắc lào. Ngày thực hiện 3 lần. Lưu ý: Trước mỗi lần thực hiện cần rửa sạch nơi tổn thương bằng nước ấm, sau đó lau khô rồi mới bôi hoặc rửa.
Giúp giảm cholesterol: Hàng ngày ăn 1 quả chuối tiêu chín, ăn sau bữa ăn tối. Ăn liên tục trong 10-15 ngày.
Lưu ý: Người có tính lạnh và nhuận tràng, đầy bụng, trướng hơi do viêm loét đường tiêu hóa không nên dùng nhiều chuối tiêu chín.
Theo SKĐS
Công dụng của quả lê
Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên như viêm họng, ho, khản tiếng...
Theo Đông y, lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết.
Ho khản tiếng, viêm họng mạn: Dùng hai quả lê ép lấy nước sắc với 20 gr vỏ quýt khô lâu năm. Hoặc lấy 10 gr vỏ lê, 15 gr vỏ mía sắc uống thay nước hằng ngày.
Họng khô, khản tiếng: Lấy 1,5 kg quả lê bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho một lượng mật ong vừa đủ dùng, đánh nhuyễn cho vào lọ ăn dần. Mỗi lần dùng hai thìa cà phê hòa với nước sôi.
Ho khan, khó thở, đoản hơi: Dùng hai quả lê, ba bông hồng bạch, 5 gr bối mẫu, 50 gr mộc nhĩ trắng, 100 gr đường phèn. Lê thái mỏng, hoa hồng rửa sạch, mộc nhĩ trắng ngâm cho mềm, bối mẫu ngâm với giấm. Nấu trước lê, mộc nhĩ, bối mẫu, đường phèn trong nửa giờ rồi cho hoa hồng bạch vào đun thêm vài phút là được.
Ho có đờm đặc vàng: Lê 500 gr gọt vỏ, bỏ hạt vắt lấy nước cốt, 500 gr ngó sen nướng chín, lột vỏ, thái vụn, vắt lấy nước. Trộn hai thứ với nhau, uống thay nước trong ngày.
Tiêu đờm, thông đại tiện: Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội đều có tác dụng.
Viêm phế quản: 15 gr vỏ lê, 5 gr hạnh nhân, 5 gr sa sâm, 10 gr lá dâu, 10 gr đường phèn. Sắc lấy nước, bỏ bã, ngày uống một thang thay trà.
Táo bón, tiểu tiện vàng, ít, suy nhược cơ thể: Lấy 1 kg lê bỏ hạt, 1 kg đường trắng, 250 gr gừng sống, 250 gr sữa đặc, 250 gr mật ong. Vắt riêng từng thứ để lấy nước cốt. Cho nước củ cải vào nồi đun sôi to rồi giảm lửa để chín sền sệt như keo, sau đó cho nước gừng, sữa, mật ong khuấy đều, đun nhỏ lửa sôi lên thì bắc ra, để nguội cho vào bình dùng dần.
Phụ nữ có thai hay bị nôn: Lấy quả lê cắt ngang phần núm, bỏ lõi bỏ hạt, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy, ăn cái uống nước rất công hiệu.
Theo BS Nguyễn Thị Nhân
Đất Việt
Rau đay giải nhiệt, nhuận tràng Rau đay là loại rau được dùng phổ biến trong mùa hè. Ngoài công dụng là một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, rau đay còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường. Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%,...