Chuối sôcôla đông lạnh ăn như kem
Mùa hè nóng, chỉ thích ăn những thứ mát lạnh thôi nhỉ, vậy làm món chuối sôcôla đông lạnh cực kỳ đơn giản này xem nhé.
- Que kem
- 5-7 quả chuối
- 2 hộp sôcôla đen
Nếu mua được hạnh nhân, chúng mình nhớ rang lên hoặc làm chín bằng lò vi sóng. Có thể thay thế bằng lạc rang cũng được các ấy nhé.
Sau đó đem hạnh nhân/lạc cho vào cối, giã nhỏ.
Cắt đôi quả chuối ra, rùi xiên que xong mới bóc vỏ nhé. ^^
Video đang HOT
Tiếp theo, chúng mình đun chảy sôcôla đen ra, rồi nhúng các que xiên chuối vào đó. Lăn qua hạnh nhân/lạc cho dính hết vào và cuối cùng là đem đặt vào khay, cho trong ngăn đá tủ lạnh chờ đông lại, mất khoảng 4-5 tiếng đấy nhé.Bạn nào thích bày biện thì có thể buộc thêm ruy băng xinh xinh ở que xiên như thế này.
Thật ngon mắt phải không các bạn. Vỏ bọc sôcôla thì giòn giòn, còn chuối bên trong thì vẫn mềm và mát lạnh, ăn ngon ơi là ngon ý. :X Tổ chức sinh nhật mà làm món này thì hết sảy! ^^ Chúc các bạn thành công.
Nguồn gốc món sứa đỏ đang 'sốt xình xịch'
Sứa đỏ đang là món ăn chơi sốt xình xịch trong giới ẩm thực, bạn có biết nguồn gốc món sứa đỏ cực kỳ độc đáo này?
Nộm sứa đỏ là món ăn chơi nổi tiếng ở Hà Nội, là món ăn đường phố nhưng lại thể hiện sự "ăn chơi", sành ẩm thực của người dùng. Sự độc đáo và hương vị thanh mát của món ăn này không chỉ hấp dẫn giới trẻ mà cả những người trung niên cũng thích thú. Đàn ông hay phụ nữ đều hào hứng khi thưởng thức nó.
Một yếu tố khiến sứa đỏ "gây sốt" là sự hiếm hoi của nó. Sứa đỏ chỉ xuất hiện theo mùa chứ không có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra từ khoảng cuối tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch.
Nộm sứa đỏ có nguồn gốc từ Hải Phòng.
Mặc dù đã "làm mưa làm gió" nhiều năm ở Hà Nội nhưng thực chất món sứa đỏ có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống sứa đỏ thường chỉ được đánh bắt ở vùng biển Hải Phòng, Nam Định, nơi có rừng ngập mặn sú, đước. Người Hải Phòng sau khi bắt được sứa đỏ thì ngâm ngay vào thùng nước có rễ hoặc vỏ cây sú vẹt, mục đích là để khử mùi tanh, giữ sứa tươi ngon và tăng thêm màu đỏ hấp dẫn, độc đáo.
Sứa đỏ vốn không có vị, thứ làm nên hương vị món nộm sứa đỏ chính là các loại rau ghém, cùi dừa, đậu phụ ăn kèm và nước chấm (mắm tôm hoặc nước mắm, nước bỗng...) Điều độc đáo là dù "vô vị", khi kết hợp với các phụ liệu trên, sứa đỏ lại có hương vị độc đáo có một không hai.
Cách chế biến sứa đỏ
Nguyên liệu
Sứa đỏ tươi hoặc đã ngâm. Với sứa đỏ tươi, sau khi cạo bỏ nhớt, rửa sạch, bạn cần ngâm khoảng 4-5 ngày trong nước lá sung hay đinh lăng, mỏ vẹt đun sôi để nguội với muối.
Các loại rau ăn ghém: Lá sung, lá mơ, đinh lăng, tía tô, kinh giới, húng quế, húng dũi, lá sắn, khế chua, chuối xanh, dứa... Bạn cần 1,5 kg để ăn kèm với 1 kg sứa đỏ.
Cùi dừa bánh tẻ.
Đậu phụ
Cà chua, bỗng rượu (hoặc mẻ)
Bột đao, rềng xay, đường, ớt, bột canh
Các bước thực hiện
Sứa đỏ đã ngâm đem sửa với nước chanh và nước lọc rồi thái miếng vừa ăn.
Khế, chuối và dứa thái miếng vừa ăn. Rau lá các loại rửa sạch, để ráo. Cùi dừa thái mỏng.
Đậu phụ tẩm nghệ nướng.
Nấu sôi bỗng rượu, cho cà chua, bột canh vào, sau đó thêm bột đao, để nhỏ lửa khấy đều cho hỗn hợp sánh lại. Nếu không có bỗng rượu, bạn sốt cà chua, lọc mẻ cho vào cùng chút bột canh đun lên, thêm bột đao vào như trên.
Cách làm nộm sứa đỏ không khó.
Cách thưởng thức nộm sứa đỏ: Xếp các loại lá rau, đặt miếng sứa vào giữa, thêm cùi dừa, đậu phụ rồi cuộn lại, chấm với nước bỗng.
Một số người ăn kèm sứa đỏ với đậu phụ rán và chấm mắm tôm.
Món sinh tố chuối bí đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch Món sinh tố chuối bí đỏ thơm và ngọt, vị thanh thanh rất dễ chịu và dễ uống. Món sinh tố này không những mát, ngon mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể Bí đỏ có hàm lượng sắt, vitamin, muối khoáng và các axit hữu cơ. Các dưỡng chất có trong bí đỏ rất tốt cho tim...