Chuỗi quán cơm 2.000 đồng hết gạo trong mùa mưa bão
Bắt đầu từ tháng 8/2013, nguồn cung cấp gạo cho chuỗi quán cơm xã hội Nụ Cười bỗng nhiên ngưng trệ. Đã 10 ngày nay, quán Nụ Cười 2 (quận Tân Phú) phải đi mua gạo để duy trì bữa cơm cho người nghèo.
Thêm một quán Nụ Cười là sẽ có thêm nhiều nụ cười nữa nở trên môi của những người dân lao động nghèo, các em học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Vì lẽ đó, ngày càng nhiều quán cơm 2.000 đồng ra đời theo nguyện vọng thiết tha của bà con cũng như tâm huyết của các mạnh thường quân thành lập quán.
Hiện nay, chuỗi quán cơm Nụ Cười gồm 5 quán tại TPHCM (quận 3, quận Tân Phú, quận 7, quận 4, quận Thủ Đức). Tất cả đều phục vụ các suất cơm trưa giá 2.000 đồng với đầy đủ các món mặn, canh, xào, tráng miệng, cơm thêm và trà đá miễn phí. Những người mưu sinh thu nhập thấp, người già neo đơn, người tàn tật và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… thường tìm đến quán để có được bữa trưa sạch – no – ngon mà không tốn nhiều tiền.
Chị Nguyễn Thị Nam, làm nghề thu mua ve chai ở quận Tân Phú trở thành khách quen của quán Nụ Cười 2 vì: “Cơm ở đây ăn no mà ngon lắm. Và hơn hết là tôi được đối xử trân trọng và ân cần”.
Quán cơm 2.000 đồng là “địa chỉ đỏ” của những người thu mua ve chai, bán vé số, bán hàng rong
Bà con được thưởng thức món bún bò vào “Ngày thứ 5 hạnh phúc” tại quán Nụ Cười 4
Không chỉ bữa cơm trưa, các quán còn tổ chức “Ngày thứ 5 hạnh phúc” phục vụ bún bò Huế với giá 1.000 đồng. Ngoài ra, ban tổ chức còn bán thêm sách 2.000 đồng và quần áo 2.000 đồng cho người thu nhập chưa cao.
Video đang HOT
Thế nhưng, mùa mưa bão đến, quán cơm Nụ Cười gặp khó khăn vì nguồn cung cấp gạo bị ngưng đột ngột.
Nhà báo Quỳnh Đông (Phan Thị Châu) cho biết: “Vì điều kiện kho chứa còn hạn chế, phải đối phó với nấm mốc và chuột nên gạo được tài trợ chúng tôi chỉ có thể cất giữ trong 3 tháng. Thời điểm nào gạo nhiều hơn nhu cầu thì chúng tôi chia sẻ cho bà con vùng sâu, vùng xa cùng các chuyến hàng cứu trợ.
Từ tháng 8, nguồn tài trợ gạo bỗng dưng bị giảm sút. Chúng tôi đoán nguyên nhân một phần do mùa mưa bão, một phần do mọi người ưu tiên ủng hộ miền Trung. Đã 10 ngày nay, quán Nụ Cười 2 phải trích tiền mua thức ăn để mua gạo, hoặc chạy đi vay mượn quán khác. Chúng tôi cố gắng hết sức để duy trì bữa cơm cho bà con”.
Theo bà Quỳnh Đông ước tính, để duy trì quán Nụ Cười 2, mỗi tháng cần phải chi 110 – 130 triệu đồng (trong điều kiện được mua thực phẩm với giá ưu đãi). Nếu phải mua gạo thì chi phí sẽ đội lên cao, vì quán Nụ Cười 2 bán 6 buổi trưa/ tuần, mỗi ngày nấu gần 1 tạ gạo, phục vụ khoảng 550 suất ăn.
Kho gạo của quán Nụ Cười 2 chỉ còn 2 bao để nấu cơm trong ngày hôm sau
Trong hệ thống quán cơm 2.000 đồng, Nụ Cười 2 “thiệt thòi” nhất vì mặt bằng trong hẻm ở quận Tân Phú khó tìm nên ít mạnh thường quân tìm đến đây ủng hộ.
Còn hai quán Nụ Cười 4 và Nụ Cười 6 mới mở có không gian sạch đẹp quá cũng là một hạn chế. Bà Quỳnh Đông lo lắng: “Mặt bằng là do mạnh thường quân hỗ trợ, họ bàn giao sao thì mình nhận như vậy. Người ta nhìn vào thấy sang quá, chắc ai cũng tưởng được tài trợ nhiều rồi”.
Do đó, để duy trì hoạt động của quán, đích thân các nhà báo cùng cộng sự phải đi vận động nhiều nơi. Họ tìm đến các quán ăn để kêu gọi tài trợ, dán tờ rơi để tuyên truyền, vận động các nhà cung cấp thực phẩm bán giá “mềm”…
Bằng khả năng hạn hẹp của mình, bà con cũng muốn ủng hộ để duy trì quán. Chị bán vé số tặng vé số, bà ôsin tặng chai nước mắm, dầu ăn. Có cô bác nhắn gửi các chú giữ xe truyền đạt lại Ban điều hành: “Tụi tui muốn góp chút tiền mà cái phòng khách, nơi nhận đóng góp sang trọng quá tui không dám bước vô. Bởi tui chỉ có 5.000đ, 10.000đ. Cho tui cái thùng ngoài này, tui bỏ tiền vô thùng, khỏi cần phiếu thu, thư cám ơn gì hết. Bi nhiêu tiền nhưng là tấm lòng của tui mà”…
Nhưng để duy trì được Nụ Cười cho người nghèo mùa mưa bão, bài toán nguồn cung gạo vẫn vô cùng nan giải.
5 quán cơm Nụ Cười tại TPHCM mỗi ngày cung cấp hơn 3.000 suất ăn trưa cho người nghèo. Nụ Cười 1: số 6 Hồ Xuân Hương, quận 3, TPHCM Nụ Cười 2: số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM Nụ Cười 3: số 298A Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TPHCM Nụ cười 4: số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM (góc đường Khánh Vĩnh và Hoàng Diệu, đoạn giữa cầu Ông Lãnh và cầu Calmette). Nụ Cười 6: số 43 đường B Trưng Trắc, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TPHCM Riêng quán Nụ Cười 5 đang tìm mặt bằng tại Hà Nội.
Hồng Nhung
Theo Dantri
Vào chụp hình, sát hại dã man nữ chủ tiệm áo cưới
4 thanh niên đến tiệm ảnh viện áo cưới hỏi chụp hình. Được nữ chủ tiệm dẫn lên phòng chụp ở tầng 2, chúng đã sát hại chủ tiệm rồi cướp đi chiếc máy ảnh Canon 5D Mark II trị giá khoảng 33 triệu đồng.
Tiệm ảnh viện áo cưới Ngọc Ánh, nơi xảy ra vụ án mạng - Ảnh: CTV
Tin từ Công an tỉnh Thái Bình ngay 19-10 cho biết cơ quan điều tra đang tập trung điều tra làm rõ nguyên nhân và hung thủ đã ra tay sát hại bà Vũ Thị Ánh (SN 1970), chủ tiệm áo cưới Ngọc Ánh trên đường Long Hưng, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình.
Theo tài liệu điều tra, sáng ngày 18-10, người nhà đã phát hiện bà Ánh nằm chết trên vũng máu nền nhà tầng 2 tại tiệm áo cưới Ngọc Ánh. Vào thời điểm này, trên đầu nạn nhân bê bết máu, có dấu hiệu của ngoại lực tác động...
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an TP Thái Bình, Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội và các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thái Bình đã khẩn trương có mặt tại hiện trường tiến hành điều tra làm rõ.
Quá trình điều tra, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thu thập chứng cứ, lực lượng điều tra xác định bà Ánh đã bị 1 nhóm thanh niên sát hại để cướp tài sản.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày 18-10, có 4 thanh niên đến hiệu áo cưới hỏi chụp ảnh tại đây. Sau đó, bà Ánh đã dẫn 4 người lên phòng chụp hình ở tầng 2.
Tại đây, nhóm thanh niên đã khống chế, sát hại bà Ánh, rồi cướp đi chiếc máy ảnh Canon 5D Mark II trị giá khoảng 33 triệu rồi bỏ trốn.
Được biết, chồng bà Ánh đã mất, 2 người con gái đều đang học tại Hà Nội nên bà Ánh sống một mình tại ngôi nhà 2 tầng vừa là nơi sinh sống, vừa là nơi kinh doanh.
Theo những người hàng xóm, bà Ánh là người hiền lành, sống chan hoà với bà con khu phố và không có mâu thuẫn với ai. 7 giờ sáng ngày xảy ra vụ án mạng, người dân còn thấy bà Ánh đi bộ sang đường mua đồ ăn sáng.
Theo Tr. Đức
Người lao động
Vụ "đẩy cụ già chụp ảnh tang lễ Đại tướng": "Tôi và Na Sơn đã nhắc bác ấy" La môt ngươi chưng kiên va cung câp hinh anh được cho là "minh oan" cho Na Sơn, Minh Hoang (PV anh) cho răng viêc lam cua Na Sơn la nên lam vơi bât cư ngươi dân nao chư không chi vơi tư cach la PV anh. Hinh anh môt bac đưng hâu canh quay lưng vao đoan xe. (anh do Minh Hoang...