Chuỗi ngày ở cữ kinh hoàng ở nhà chồng
Chỉ có Hoàn mới hiểu nguyên do cuộc “khủng hoảng” tinh thần khiến kỳ ở cữ của cô chẳng khác gì địa ngục này.
Mẹ chồng Hoàn tuy không phải người ghê gớm nhưng ưa nịnh, thích con cái ngoan ngoãn, biết nghe lời. (ảnh minh họa)
Vừa kết thúc kỳ ở cữ, Hoàn đến cơ quan với một gương mặt u ám sầu thảm, khiến ai nhìn cũng phải giật mình. Vài chị em thân thiết xúm lại hỏi han, tưởng rằng vợ chồng Hoàn xảy ra “chiến sự”, sau vài câu chuyện, mọi người xì xào: “Chắc cô nàng bị bỉm sữa ám!”.
Nhưng chỉ có Hoàn mới hiểu nguyên do của cuộc “khủng hoảng” tinh thần khiến kỳ ở cữ của cô chẳng khác gì địa ngục này.
Vừa tốt nghiệp Đại học, Hoàn vội vã lấy chồng vì sợ… ế.
Nguyên – chồng Hoàn là một người đàn ông tốt, chăm chỉ, sống tình cảm, duy chỉ có điểm yếu là nhu nhược trước gia đình, gần như mọi công to việc lớn trong nhà anh đều không có quyền quyết định.
Với Hoàn, cô luôn tự nhủ người như Nguyên là quá đủ, bởi làm gì có ai hoàn hảo bao giờ. Vả lại, nếu có thì chắc cũng không đến lượt mình. Hoàn lên xe hoa trong tâm thái tự tin như thế.
Cuộc sống chẳng được màu hồng như mong đợi, khi càng ngày Hoàn càng nếm trải “trái đắng”. Đầu tiên là những lần giận đến tím mặt tím gan khi phải ngậm ngùi chịu thiệt thòi trong tất cả những sự việc có liên quan đến mẹ chồng.
Video đang HOT
Ngay hôm đầu tiên từ bệnh viện về nhà, Hoàn bàn với chồng: “Phòng mình vừa bé vừa bí, em sợ con chịu không nổi mấy ngày nóng. Hay mình xin phép bà cho về ngoại tầm 2 tháng, con cứng cáp hơn thì mình về lại”.
Đầu tiên, Nguyên cũng đồng tình với vợ nhưng vẫn còn lưỡng lự. Đến bữa cơm, không hiểu mẹ chồng nói gì mà lúc lên phòng, mặt Hoàn đang vui bỗng xịu hẳn xuống sau khi Nguyên phán câu xanh rờn:
- Mai anh đi mua thêm cái bình phun sương và quạt, tạm khắc phục những ngày nóng. Chắc hết đợt oi bức này là thời tiết chuyển mát thôi mà!
- Thế còn chuyện về ngoại ở…
- Mẹ bảo hai mẹ con ở đây là được, không đi đâu cả! – Nguyên ngắt lời vợ.
Sau mấy lần hậm hực thì cuối cùng chuyện chỗ ở cũng tạm êm, vì Hoàn hiểu lời mẹ chồng nói sức nặng như chì, dù có tác động đến mấy cũng khó mà thay đổi được. Chuyện này chưa qua, chuyện khác đã đến. Mẹ chồng Hoàn vẫn còn trẻ, làm công chức Nhà nước và lại là gái phố nên chuyện bếp núc không mấy chu toàn.
Hồi hai người mới tìm hiểu nhau, Hoàn đến nhà người yêu ăn cơm lần đầu tiên đã nhanh chóng nhận ra căn bếp không phải là chốn yêu thích của mẹ chồng, bởi nhìn mâm cơm đón khách chỉ toàn là thức ăn mua sẵn ngoài chợ hay siêu thị. Chẳng trách mà nhiều khi cô ghé nhà Nguyên bất chợt, dù sát giờ cơm vẫn thấy bếp lạnh tanh, chỉ một lát sau đã thấy mẹ chồng tương lai hớt hải đi về, bày biện mấy thứ từ trong túi nilong, hộp xốp, nhoáng cái đã thành một mâm cơm đủ món.
Khi đã cưới nhau về, Hoàn cũng không mấy ý kiến về việc này bởi cả nhà cũng chỉ ăn một bữa tối cùng nhau, hơn nữa vậy càng tiện vì khả năng nấu nướng của cô cũng không khéo. Cho đến khi ở cữ, Hoàn mới chợt thấy “đắng lòng” vì cứ ngày ngày sống chung với cảnh cơm hàng cháo chợ.
Gái đẻ mà ngày nào cũng như ngày nào, thức ăn sẵn mùi vị giống hệt nhau mua ở chợ, đến cả mấy món ăn lợi sữa cũng đều là hàng mua sẵn. Ăn thì thích thật, nhưng chả vui vẻ gì khi cứ nơm nớp lo nguy cơ tiêu chảy rồi ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ý kiến thì chồng gạt phắt đi: “Bọn anh cũng ăn thế mà lớn, đến giờ có sao đâu!”. Nói nhiều thì mệt, thôi thì im lặng cho xong.
Trong nhà, mẹ chồng nàng dâu cũng ít khi va chạm bởi Hoàn thường đi làm cả ngày, cuối tuần thì người nào việc nấy: Vợ chồng Hoàn thích tụ tập bạn bè rồi lượn lờ phố xá, mẹ chồng cũng bận rộn với các hội nhóm, câu lạc bộ nhảy.
Thành ra, mấy mẹ con thường chỉ gặp nhau vào bữa tối, đến nói chuyện cũng không được nhiều, chứ đừng nói gì việc cạnh khóe nhau. Hoàn ở cữ, suốt ngày loanh quanh bỉm sữa đã sẵn ấm ức trong người, thêm việc không nhờ vả, chia sẻ được cùng ai nên thêm phần bực bội, chỉ chực một giọt nước là tràn ly.
Mẹ chồng Hoàn tuy không phải người ghê gớm nhưng ưa nịnh, thích con cái ngoan ngoãn, biết nghe lời. Nay thấy con dâu bỗng dưng “đổi tính”, hay thích lý sự rồi thi thoảng lại thái độ ra mặt mỗi khi không muốn nghe theo quyết định của bà thì không còn mặn mà như trước.
Vậy là không khí trong nhà cứ trầm dần rồi trở nên căng thẳng lúc nào không hay. Ăn uống trong nhà, hai mẹ con hục hặc. Nuôi con chăm cháu, quan điểm không đồng nhất, mỗi người một ý.
Cách ngày lại to tiếng một lần, đến mức mẹ chồng Hoàn ghét con ra mặt, việc chăm cháu tuyệt nhiên không đụng gì đến rồi lấy cớ “nói mãi mà con cái không nghe”, bỏ ra ngoài tham gia câu lạc bộ. Nhiều khi, đến tối mịt khi Nguyên đi làm về cũng phát hoảng khi thấy vợ nước mắt ngắn dài, đói lả vì không có gì bỏ bụng, con quấy khóc vì mẹ không còn sữa.
Hoàn sống khổ, nhưng ngày ngày cam chịu. Ở thì không đành lòng mà đi thì đương nhiên mẹ chồng không đồng ý.
Chẳng phải bà muốn ôm “cục nợ” cho chướng mắt mà bởi bà sợ hàng xóm và thông gia dị nghị: có mỗi đứa cháu cũng không chăm nổi! Không dưới chục lần, Hoàn nức nở kể lể rồi xin chồng cho về ngoại để “giải thoát” nhưng không thành. Vợ khổ ra sao, Nguyên đều biết cả nhưng nhắc đến việc hỏi ý kiến mẹ thì lại nhụt chí, vì đã biết sẵn câu trả lời.
Nhiều đêm, nằm ôm con mà nước mắt Hoàn chỉ chực chảy ra, chỉ ước sao ngày mai tỉnh dậy đã hết kỳ hạn 6 tháng, để cô đường đường chính chính được ra ngoài tự do và lấy cớ đem con đi gửi. “Nhờ chồng mà mình đã có kỳ ở cữ kinh hoàng như địa ngục”, Hoàn ngao ngán mỗi khi nhớ lại quãng thời gian khủng khiếp khiến cô ám ảnh hàng đêm.
Theo Tintuc
Phát hoảng vì em chồng có tính... tắt mắt
"Em làm vợ anh, chứ không làm dâu đâu nhé". Nghe tôi nói thế, anh chỉ cười. Sau đám cưới, chúng tôi được mua một căn chung cư trong nội thành cách xa nhà chồng hàng chục cây số. Mong ước không phải làm dâu của tôi thế là mãn nguyện
Tôi phát hiện ra một số món đồ trang sức không cánh mà bay (Ảnh minh họa)
Phải nói thêm gia đình chồng tôi cũng thuộc dạng cơ bản, bố mẹ đều là công chức đã về hưu, có nhà nước hỗ trợ nên không lo phải nuôi các cụ. Trong nhà chỉ còn một em trai đang học phổ thông. Nói chung tôi không hề lo lắng bởi lương phiên dịch của mình cộng với lương trưởng phòng kinh doanh của anh khiến chúng tôi khá sung túc. Ngay cả căn nhà chung cư đang ở cũng là hai đứa góp tiền mua. Tôi hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Tốt nghiệp xong cấp 3, T., em chồng tôi thi đỗ một trường đại học chỉ cách nhà anh chị hai cây số. Mẹ chồng tôi tỏ ý muốn cho cậu sang ở cùng, dù sao vợ chồng tôi cũng chưa có con, nhà lại còn phòng, nuôi em cho bố mẹ cũng là điều nên làm. Không muốn mang tiếng hẹp hòi nên tôi đồng ý.
Thời gian đầu, T. rất biết điều. Dù là con trai như cậu bé luôn gọn gàng đồ đạc, chịu khó dọn dẹp nhà cửa. Đến tối vợ chồng tôi về muộn, nếu T. không bận học thì sẵn sàng cơm nước chờ anh chị về ăn cùng. Chúng tôi thấy khá thoải mái. Hằng tháng, khi anh đưa tiền học, tiền tiêu vặt cho em, tôi luôn dúi thêm cho một khoản "phòng thân". Sau nửa năm, tôi bàn với chồng mua tặng T. cái laptop tiện cho việc học. Thấy vợ tỏ thương em mình như vậy, chồng tôi cảm động lắm.
Từ ngày mua máy tính, T. bắt đầu dành thời gian online, mọi việc khác trở nên trễ nải. Sáng ngủ dậy muộn, đêm thức khuya hơn, có khi 3, 4 giờ sáng mới đi ngủ. T. lười dọn dẹp hơn dù là trong phòng mình, hay đồ dùng chung của cả nhà. Chúng tôi cũng không yêu cầu cậu ấy làm hết mọi việc, nhưng đôi khi thấy khó chịu khi phát hiện ra trong đống quần áo của hai vợ chồng, lọt ra chiếc áo của T. bốc mùi vài ngày chưa giặt. Thay vì tự nấu cơm như trước, T. ăn nhiều mì tôm, đồ hộp ăn liền. Vỏ mì, bát mì ăn dở vứt bừa trong bồn rửa, tôi lại xắn tay vào dọn. Tôi có càu nhàu với chồng thì anh cười xòa hỏi ngược lại "thế ai là người đòi mua máy tính cho nó". Tuy nhiên, anh vẫn nhắc khéo em mình. T chỉ vâng dạ được một hai hôm là y như cũ.
Quả thật, tôi không muốn bị mang tiếng là một bà chị dâu hẹp hòi nhưng dường như mọi việc diễn ra đang quá sức chịu đựng. Đồ đạc bừa bộn hơn, nhà cửa ngày nào tôi cũng phải lau dọn bởi vỏ bánh kẹo, mì tôm kéo theo gián, kiến xuất hiện. Không những thế, có hôm tôi bất ngờ bị mẹ chồng gọi điện mắng vì "không biết làm ăn thế nào để em hay gọi điện về nhà xin tiền", trong khi chúng tôi vẫn cho T. đầy đủ, thậm chí T. còn xin thêm anh trai nhiều lần mà tôi ko hề hay biết. Tôi nổi cáu với chồng thì bị anh mắng lại, nói không biết quan tâm đến em. Chúng tôi có trận cãi nhau to.
Tôi chưa hết ấm ức thì phát hiện ra, một vài món đồ trang sức nho nhỏ như đôi khuyên vàng tây, hay mặt dây chuyền vàng biến đâu mất. Dù ít đeo nhưng là đồ đắt tiền nên tôi vẫn thường xuyên để ý. Đỉnh điểm, hơn hai chỉ vàng mới mua để tủ quần áo chưa kịp cất vào két sắt cũng không cánh mà bay. Giờ hai vợ chồng đang cãi nhau, tôi không biết phải làm thế nào. Nói ra nhất định anh sẽ nghĩ tôi đổ xấu cho em trai mình, hoặc nếu là thật thì tình cảm anh em, gia đình sẽ xấu đi, bố mẹ chồng chắc chắn ghét tôi ra mặt. Tôi phải làm sao mới giải quyết êm thấm được mọi chuyện?
Theo VNE
Cưới về cho nàng đi phẫu thuật, chắc...cũng ổn Chúng tôi nói chuyện hợp nhau vô cùng, cứ như đã quen biết từ lâu rồi vậy. Sau đêm hôm đó, tôi và em trao đổi số điện thoại để dễ dàng liên lạc hơn... Tôi phát hoảng vì lần đầu nhìn thấy khuôn mặt &'xấu lạ' của vợ (Ảnh: Internet) Tôi là độc giả trung thành của chuyên mục Tâm sự. Gia...