Chuỗi ngày địa ngục của một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ
Haisam Farran từng là một lính thủy đánh bộ, trợ lý tùy viên quốc phòng tại Đại sứ quán Mỹ ở Yemen. Nhưng ông không ngờ rằng khi trở lại Yemen làm việc cho một công ty tư nhân, ông đã phải trải qua 177 ngày bị phiến quân Houthi giam cầm và đánh đập dã man trong phòng thẩm vấn.
Farran tại ngôi nhà của ông ở bang Michigan (Mỹ)
Ngất lịm trong phòng thẩm vấn
Ngày 19-3, khi Farran bay tới Thủ đô Sanaa của Yemen, ông nhanh chóng nhận ra đang bị bí mật theo dõi. Thành phố này đã rơi vào tay nhóm phiến quân nổi dậy Houthi, nhưng Haisam cho rằng những ánh mắt dò xét đó là bình thường, không phải là mối đe dọa. Công ty của ông cung cấp các dịch vụ an ninh, bao gồm cả vệ sĩ, cho các hãng phương Tây ở Yemen. Và ông là một trong số rất ít những người Mỹ vẫn sẵn sàng đi tới quốc gia Trung Đông này sau khi nhóm Houthi lật đổ chính quyền Yemen.
6 ngày sau khi Farran đến, Arập Xêút mở chiến dịch không kích nhằm đánh bật phiến quân khỏi Sanaa. Khi đó, Farran, 54 tuổi, đang ở trong một căn nhà của Công ty thuốc lá Anh – Mỹ cùng đồng hương Scott Darden – làm việc cho Công ty Phát triển xuyên đại dương có trụ sở ở thành phố New Orleans (Mỹ), phụ trách giám sát việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới Yemen. Chiến dịch không kích của Arập Xêút, được sự hỗ trợ của Mỹ về phương tiện và thông tin tình báo, bỗng dưng khiến các công dân Mỹ ở Sanaa thành những đối tượng tình nghi hàng đầu.
Đêm 27-3, gần một chục người đàn ông được trang bị những khẩu súng trường tấn công M-4 do Mỹ sản xuất, đội khăn trùm kín mặt, xông vào nơi ở của Farran và Darden. Farran nhận ra ngay đó là thành viên của một đơn vị chống khủng bố do Mỹ hậu thuẫn nhằm chiến đấu với quân khủng bố al-Qaeda. Nhưng nay họ lại nhận lệnh từ 3 phiến quân Houthi. Những người đàn ông này lục soát ngôi nhà, tịch thu điện thoại, máy tính của Farran và Darden, đồng thời lấy đi hơn 5.000 USD trong ví của Farran. Xong xuôi, chúng ép Farran và Darden cởi bỏ quần áo, bịt kín mắt rồi áp giải ra một chiếc xe bọc thép đỗ bên ngoài. Ngồi trong xe, Farran muốn biết ông sẽ bị đưa đi đâu, nhưng một tay súng quát lên: “Đừng có hỏi gì hết”. Lúc này, Farran bắt đầu cảm thấy lo lắng, sợ rằng mình sẽ bị hành quyết.
Khoảng 30 phút sau, ông bị đưa tới một phòng thẩm vấn. Máy tính của ông đặt sẵn trên bàn. Kẻ tra khảo muốn biết mật khẩu để vào hòm thư điện tử cũng như tài khoản mạng xã hội của ông. “Tại sao mày tới Yemen?”, kẻ tra khảo hỏi Farran. Ông liền giải thích về công việc của mình nhưng tên phiến quân không tin và cho rằng ông là gián điệp. “Tại sao mày lại tới đây ngay trước khi cuộc không kích diễn ra? Chính mày đã cung cấp thông tin về các mục tiêu cho người Mỹ và Arập Xêút đúng không?”, tên phiến quân tiếp tục căn vặn nhưng Farran phủ nhận. “Đồ dối trá”, kẻ tra khảo hét lên. Một tên khác tới tát liên tục vào mặt Farran. Khi đó, mắt ông vẫn bị bịt kín, ông có cảm giác như đầu mình sắp vỡ tung và ngất lịm ngay trên ghế.
Giả đau tim để tránh đòn roi
Farran bị lôi tới một buồng giam, nơi chúng vứt lại cho ông một chiếc quần thể thao và áo phông nhưng không có giày. Mỗi ngày ông được cho ăn 3 bữa, dù vậy, Farran vẫn sụt hơn 13kg trong thời gian bị giam giữ tại đây. Buồng giam của Farran còn có 3 người khác, 2 trong số đó là nhân viên y tế thuộc chi nhánh địa phương của al-Qaeda. Những người này nói cho Farran biết rằng ông đang ở trong “nhà tù Guantanamo của Yemen”. 3 ngày sau, Farran lại bị bịt mắt đưa tới một căn phòng thẩm vấn. Kẻ tra khảo tiếp tục buộc tội nhưng ông kiên quyết không thừa nhận. Chúng dùng cây gậy to liên tiếp đánh vào tay và chân Farran. Khi trở về buồng giam, ông không còn biết chuyện gì đang xảy ra quanh mình.
Chuỗi ngày đau đớn cùng cực vì bị tra tấn tiếp diễn trong nhiều tuần cho đến một hôm, những người cùng buồng giam bày cho Farran cách giả lên cơn đau tim để tránh đòn roi. Farran quyết định làm theo lời khuyên. Vài ngày sau, ông vờ nằm lăn ra đất, thở không ra hơi, trong khi những người khác đập mạnh lên tấm cửa buồng giam kêu cứu. Các tay súng Houthi gọi ông là “lão già Mỹ” rồi đưa tới bệnh viện điều trị và trả lại nhà tù. Farran sau đó được đưa tới một buồng giam mới, nơi ông ở cùng với các tay súng al-Qaeda. Họ trông khá dữ tợn khiến Farran lo sợ có thể bị hãm hại. Nhưng khác với những gì Farran suy nghĩ, họ không bao giờ đe dọa ông, ngược lại, họ rất hiếu kỳ về ông.
Sau 130 ngày không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, ông được phép ra ngoài khoảng một tiếng. Lính canh đưa Farran tới một cái sân nhỏ, nơi ông gặp lại bạn đồng hương Darden sau hơn 3 tháng. Họ ôm nhau khóc. Dù không bị hành hạ về thể xác nữa nhưng những cuộc tra khảo Farran vẫn tiếp diễn. Phiến quân Houthi muốn Farran thú nhận mình là gián điệp nhưng ông kiên quyết không ký. Biết không thể làm gì được, cộng với áp lực ngoại giao từ phía Mỹ, cuối cùng chúng cũng chịu thả ông và Darden. 2 người được đưa tới sân bay vào ngày 20-9 và lên chiếc Boeing 737 để trở về Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Video đang HOT
19 đôi mắt gây ám ảnh nhất lịch sử nhiếp ảnh thế giới
Đó là 19 tấm hình chụp những đôi mắt- cửa sổ tâm hồn của con người, thứ tỏ rõ sự mệt mỏi, thù ghét hay sự tuyệt vọng.
Đôi mắt hấp hối- Cô bé người Colombia Omayra Sanchez, 13 tuổi, chết trong một vụ phun trào núi lửa vào năm 1985. Trong bức ảnh Sanchez bị kẹt dưới đống đổ nát của căn nhà trong 3 ngày trước khi lìa đời. Nhiều nhà báo đã chứng kiến quá trình thay đổi tâm lý của Sanchez lúc ấy, từ sự thanh thản bình tĩnh sang sự quằn quại đau đớn khi phải đối mặt với tử thần.
Đôi mắt ghét bỏ- Đó là Elizabeth Ann Eckford, một trong 9 học sinh người Mỹ gốc Phi theo học tại trường trung học Little Rock năm 1957. Cô bị một đám người da trắng đi theo chửi rủa, xúc phạm kì thị sắc tộc.
Đôi mắt căm thù- Trong ảnh là Joseph Goebbels. Trước khi biết được nhiếp ảnh gia Eisenstaedt, người chụp bức ảnh này là một người Do Thái. Joseph đã biểu lộ sự thù địch rõ rệt ngay trước ống kính.
Đôi mắt bừng tỉnh- Harold Whittles bẩm sinh đã bị điếc, và đây là khoảnh khắc khi em lần đầu tiên được nghe thấy âm thanh cuộc sống từ thiết bị trợ thính.
Đôi mắt của nạn nhân vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima. Cô bé này là một người may mắn sống sót sau vụ Mỹ thả bom xuống thành phố Hiroshima, tuy nhiên cô bị bỏng nặng toàn thân và mất đi thị giác.
Đôi mắt của sự mệt mỏi- Đây là ánh nhìn mang tính ám ảnh của một tù nhân chiến tranh người Mỹ sau khi được quân đồng mình trao trả tự do tại Limburg, Đức trong năm 1945.
Đôi mắt của một tuổi thơ bị đánh cắp- Trong ảnh là một chiến binh phe nổi loạn tại Syria. Em mới chỉ 8 tuổi nhưng đã biết cầm súng AK47 và hút thuốc lá. Sâu thẳm trong mắt em có lẽ là sự gào thét của một đứa trẻ bị tước đi những tháng ngày ngây ngô nhất.
Đôi mắt của lòng dũng cảm- Cô gái Bibi Asha, 18 tuổi bị cha mình gả cho một tay súng Taliban khi chỉ mới 14 tuổi để đền bù cho tội giết người của một thành viên trong gia đình. Trong vòng 4 năm cố gắng trốn chạy, Asha đã phải trải qua nhiều sự hành hạ tra tấn, sau đó bị cảnh sát bắt lại và trao trả cho gia đình nhà chồng. Cha chồng, chồng và 3 thành viên nhà chồng khác đã trừng phạt cô gái bằng cách cắt mũi, cắt tai, để mặc Asha đến chết. Sau đó Asha được giải cứu bởi nhân viên cứu hộ và quân đội Mỹ.
Tấm ảnh "Cậu bé với đôi mắt Sapphire" này bị cáo buộc là đã qua chỉnh sửa Photoshop, tuy nhiên tác giả của bức ảnh, nhiếp ảnh gia Vanessa Bristow đã chứng minh được bức hình là có thật thông qua nhiều góc chụp khác. Nhiều nhà khoa học cho rằng đôi mắt của cậu bé là do chứng bạch tạng tại mắt gây ra.
Đôi mắt điên dại- Người chiến binh này bị sốc do bom đạn nổ liên tiếp gây chấn thương thần kinh dẫn đến mất trí, mất ngủ, mất khả năng nói chuyện hay đi lại. Bức ảnh được chụp vào năm 1916 trong Chiến dịch Courcelette, Pháp.
Đôi mắt sợ hãi- Chàng lính 15 tuổi người Đức Hans Georg Henke bị bắt gặp đang khóc nức nở sau khi bị lính Mỹ bắt giữ tại Renchtenbanch, Đức trong năm 1945. Cậu bé tham gia lực lượng không quân Đức Luftwaffe để nuôi sống bản thân sau khi bố mẹ qua đời.
Đôi mắt cam chịu- "Người Do thái cuối cùng tại Vinnitsa đang quỳ gối trước họng súng của lính Đức trong một buổi tàn sát tập thể tại Vinnitsa, Ukraine trong năm 1941. Trong cuộc thảm sát này, 28.000 người Do thái đã thiệt mạng
Đôi mắt khuây khỏa- Một bác sĩ phẫu thuật thở phào nhẹ nhõm sau cuộc đại phẫu ghép tim dài 23 tiếng đã thành công. Một người trợ lý của anh ngủ gục ngay tại góc phòng phẫu thuật.
Đôi mắt khám phá- Anne Fisher là người phụ nữ đầu tiên được bước vào vũ trụ trong năm 1985.
Đôi mắt của hòa bình- Chàng quân nhân vô danh thuộc Lữ đoàn dù số 173 trong trận chiến tại miền nam Việt Nam trong năm 1965. Chính ánh mắt trong veo của anh đã nói lên tất cả: "Chiến tranh là địa ngục".
Đôi mắt của sự tò mò- Nhóm nam giới lần đầu tiên được hướng dẫn cách sử dụng bao cao su tại Papua, Indonesia.
Đôi mắt cầu xin- Một nhóm những người vô gia cư đang giơ tay đón nhận phần thức ăn miễn phí của một tổ chức nhân đạo tại New Delhi, Ấn Độ.
Đôi mắt tiếc thương- Cậu bé 12 tuổi người Brazil Diego Frazao Torquato chơi vĩ cầm trong lễ tang tiễn đưa người thầy của cậu. Được biết chính người thầy quá cố đã giúp em vượt qua khỏi sự tàn khốc của bạo lực và đói nghèo thông qua âm nhạc.
Đôi mắt của sự mỏi mệt- Hạ sĩ Antonio Metruccio tỏ rõ sự mệt mỏi sau một cuộc đấu súng kéo dài đến 72 tiếng đồng hồ không nghỉ.
Theo kênh 14/ Trí thức trẻ
Hình thức kỷ luật kỳ lạ: bắt nhân viên bò quanh hồ Các ông chủ một công ty ở Hà Nam, Trung Quốc, bị chỉ trích khi bắt nhân viên bò quanh hồ vì không hoàn thành mục tiêu bán hàng. Theo City Report, một trang tin tức địa phương ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, hôm 2/10, người ta nhìn thấy khoảng hơn chục người đang bò trên lối đi được lát...