Chuỗi ngày cơ cực với món nợ 50 triệu trả “phí thuê trọ” ở nhà chồng và cuộc hồi sinh ngoạn mục với màn “nhặt chồng” không tưởng của người phụ nữ xứ Thanh
2 lần sinh con của Yến đều khổ, chuỗi ngày đã qua của cô nhìn lại cũng đầy kinh hoàng. Nhưng Yến ngày hôm nay đã khác…
“ Cuộc hôn nhân âm” với món nợ 50 triệu tiền “thuê trọ” sau khi chia tay
Sinh năm 1983, Lê Hải Yến, quê ở Thanh Hóa, đã trải qua những đau khổ lớn từ cuộc hôn nhân đầu. Khi mang bầu Gia Huy, Yến đã từng đứng tim khi bác sĩ thông báo con có nguy cơ bị down, đó là những lo lắng chờ đợi mòn mỏi vô cùng. Và thật may cuối cùng cậu con trai của Yến cũng phát triển khỏe mạnh. Với chồng Yến thì là vô vàn những mâu thuẫn, sự vô tâm, thờ ơ Yến phải cam chịu.
Yến đã từng viết nhật ký như thế này: “Đúng 24 năm sau vào 8h sáng ngày 25/11/2007 con trai mẹ chào đời – Khôi ngô và bé bỏng. Con bên mẹ được 1 ngày thì chuyển thẳng vào phòng hồi sức và ở đấy. Mẹ gục ngã bên con… Chúng ta không có ai bên cạnh vì nhà nội ngoài Bắc và con có mẹ cùng bà ngoại ở quê vào. Chồng mẹ khi ấy vẫn đi đâu không biết, thỉnh thoảng trở về và xách cho hộp cơm hay ổ bánh mì…
Những ngày con nằm hồi sức là những ngày mẹ sống không bằng chết, mẹ ngồi cả ngày ngoài cửa phòng cách ly và chờ đợi tin tức của con… Mẹ biết mẹ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng của cuộc đời bởi cuộc hôn nhân này, bởi người đàn ông này…1 năm sau mẹ bế con ra khỏi nhà trong một buổi chiều mưa tầm tã cùng quyết định đơn phương ly hôn của tòa án, dù chưa một lần cãi nhau, chưa một lần mắng mỏ nặng lời. Nhưng mẹ biết sự vô cảm chính là liều thuốc nhanh nhất để giết chết tương lai của chúng ta”.
Người mà ủng hộ Yến ly hôn chính là mẹ đẻ. Mẹ đưa cho Yến 1 ly nước bảo Yến uống rồi mẹ nói ly nước con uống có cay đắng, chua chát như thế nào chỉ mình con biết, giải tán đi, không ở được thì mang con về đây mẹ nuôi.
Dù trải qua nhiều đau khổ, nhưng Yến không có thói quen cãi nhau. Một ngày, trong bữa ăn Yến nói với chồng “đây là bữa cơm cuối cùng em không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa”, chồng Yến đã vô cùng ngạc nhiên.
Rời khỏi cuộc hôn nhân Yến ra đi chỉ có 2 bàn tay trắng, kí giấy nợ với chồng 50 triệu tiền thuê nhà để trả dần, đó chính là tiền Yến phải trả khi người đàn ông cô lấy làm chồng tính tiền cho 1 người vợ đón rước về, giờ ly hôn người ta tính cho cô tiền ở như đã thuê trọ. Đó cũng là 1 phần lý do để Yến ly hôn dù người ngoài nhìn vào tưởng Yến “dửng mỡ” mà đòi ly hôn.
“Khi đơn phương ly hôn tôi còn rất trẻ, chỉ 27 tuổi, con trai của tôi còn rất nhỏ. Nhưng tôi biết nếu tôi ở lại, nếu tôi không làm thế, tôi và con mình sẽ chết chìm trong bi kịch. Gần 1 năm lên xuống hầu tòa mòn mỏi, ngày tôi nhận được quyết định ly hôn, lòng nhẹ như mây… Nhưng bi kịch cũng bắt đầu từ đây khi tôi phải sống trong nơm nớp lo sợ, khi một ngày tôi phải nhận hàng trăm cuộc gọi và tin nhắn chửi bới, đe dọa của người đàn ông mình từng gọi là chồng… chặn số này thì lại có số khác… Chồng tôi tìm đến nơi tôi làm việc, gọi điện thoại về quê cho tất cả những người quen của tôi khóc lóc, chửi bới và rêu rao tôi bỏ chồng theo trai, lừa tiền… Vậy là bao nhiêu điều tiếng, cay đắng một lần nữa lại dồn lên vai tôi. Tôi bị cô lập”, Yến kể.
Yến trình bày với sếp về hoàn cảnh của mình và bắt đầu né đi từ khi ấy, cô làm điều dưỡng viên và chỉ xin đi trực đêm. Cô sợ tiếng động, sợ bóng người và có khoảng 2 năm sống trong khủng hoảng và gần như trầm cảm. Cả ngày cô không nói chuyện với ai, cô đi về phòng trọ của mình như một cái bóng. Hàng đêm ra ca, nhìn thấy bạn bè có chồng, có người yêu, có bạn trai đưa đón, cô nghĩ đến mình và trong lòng dậy lên một sự so sánh, hờn ghen… Cô tị nạnh với hạnh phúc của người khác, và đỉnh điểm là khi cô quyết định sẽ tự tử để kết liễu đời mình.
“Khi ấy khoảng 10g đêm, tôi đạp xe lên cầu Nguyễn Văn Cừ, nhìn xuống dòng sông và định buông mình. Nhưng có tiếng khóc ở đâu dưới thuyền của đứa bé đòi mẹ ăn kẹo mà không chịu ngủ vọng đến. Ngay lập tức tôi chợt bừng tỉnh và nhớ tới Gia Huy bé nhỏ của mình đang gửi ở quê. Tôi khóc, như chưa bao giờ được khóc và đạp xe trở về. Đêm đó, tôi không hề ngủ, tôi nghĩ về cha mẹ, về con trai, về em mình… Dòng chữ cuối cùng trong cuốn nhật ký cách đây 10 năm tôi chỉ ghi đúng 1 câu: Đừng tuyệt vọng. Tôi ơi đừng tuyệt vọng! Và tôi quyết định đứng lên vực dậy cuộc đời mình”, Yến nhớ lại.
Đó là 1 sự hồi sinh, để sau này không bao giờ cô nghĩ đến cái chết nữa. Yến quyết định cắt luôn mái tóc dài rất đẹp và đứng lên xốc lại đời mình.
Video đang HOT
Kế hoạch xin con được “khuyến mại” luôn 1 ông chồng
Yến giấu kín chuyện mình ly hôn và bỏ qua những người đàn ông đào hoa hào nhoáng, bởi trong lòng mình cô không có cảm giác bình yên. Nhưng 5 năm sau Yến bỗng nghĩ phải sinh cho Gia Huy 1 đứa em, phải làm mẹ 1 lần nữa trước tuổi 30, không cần lấy chồng, cũng không đủ bản lĩnh để lấy chồng, nhưng phải có thêm con để về già không cô độc. Rồi Yến tự tìm một người đàn ông để sinh con, không ngờ sau đó cô được luôn 1 ông chồng.
Yến tìm 1 người đàn ông nhìn thấy được độ tin cậy với tiêu chí không có gia đình, nhân cách tốt. Từ lần đầu tiên chủ động chào người đàn ông đó trên mạng mà 11 tháng sau họ mới gặp. Lời đề nghị khi gặp gỡ là: “Anh có thể làm cha của con em không?”. Rõ ràng và đầy táo bạo bởi chỉ Yến mới biết mình thực sự muốn gì. Sau đó Hải Anh ra đời, 1 năm sau họ chính thức đăng ký kết hôn và chính thức trở thành vợ chồng mà không nhẫn, không hoa, gia đình không đón nhận.
Mối lương duyên chỉ đơn thuần như 1 lần xin tinh trùng bỗng dưng thành 1 gia đình dù nó chưa hẳn trọn vẹn vì Yến đã phải mất thời gian để lấy được tình yêu của chồng và cũng mất 10 năm để họ thực sự đoàn tụ 1 nhà.
10 năm với cuộc hôn nhân sau, dù gọi là có chồng nhưng chồng Yến đi vắng suốt vì sống ở nơi khác, người ngoài có thể nhận ra đó là một cuộc hôn nhân bất thường và nếu là người phụ nữ khác sẽ không thể chịu được nhưng Yến thì khác dù cũng có sự chạnh lòng riêng.
Không phải Yến không nghĩ đến chuyện ly hôn vì dù đăng kí kết hôn nhưng hạnh phúc thì không. Một ngày Yến hiểu ra người đàn ông ấy không mang cho cô nhà cao cửa rộng, dù có sự thâm trầm thương tổn riêng, nhưng anh đã làm những điều tốt nhất, anh ấy dám đối diện, sống đạo đức, sẵn sàng nhận trách nhiệm làm chồng, làm cha dù cô không đòi hỏi. Nhận ra được điểm tốt ở chồng thì Yến cũng nhận ra mình yêu sai cách. Bấy lâu nay, vì lần “nhặt chồng” đó mà cô yêu không đòi hỏi, không thể hiện bản thân muốn gì. Yến cũng bắt đầu nói với chồng về cách để mang lại hạnh phúc cho nhau.
Yến cũng hiểu ban đầu họ đến với nhau không phải là tình yêu thì chồng Yến cũng cần thời gian để nhận ra tình cảm của Yến từ mục đích xin con đã biến thành một thứ tình cảm sâu nặng hơn. Và sự thực khi có trao đổi, có đòi hỏi thì chồng Yến cũng biết cách yêu hơn.
Cuộc sống viên mãn hiện tại
Yến cũng hiểu nếu sống không tốt cô sẽ gặp thị phi thêm lần nữa nên cô phải mạnh mẽ kiêu hãnh, dám đối diện với bản thân mình. Cô phải sống 1 cuộc đời trọn vẹn, yêu trọn vẹn.
Khi nói về 10 năm với cuộc hôn nhân thứ 2 cũng đầy bất thường của mình Yến miêu tả về nó thế này: “10 năm không danh phận dù chúng tôi ràng buộc bởi tờ hôn thú. 10 năm qua lại nhưng hờ hững bởi những vách ngăn. 10 năm anh chưa từng về ăn tết với mẹ con tôi. 10 năm anh để cho tôi tự mình xây dựng bản thân, xây dựng kinh tế cho mình. 10 năm anh chưa từng đưa tôi đi đâu đó. 10 năm vừa làm cha vừa làm mẹ. 10 năm hoài nghi và phán xét. 10 năm không ai đón nhận tôi.
Cái cảm giác vừa mổ đẻ xong đi tìm viên thuốc giảm đau rồi một mình ôm con đi giữa hành lang lộng gió cho đến bây giờ vẫn không thể nào quên… Có những lúc tôi đã muốn dừng lại, đã muốn buông tay vì thấy đời mình sao cơ cực quá, nhưng may mắn tôi đã đứng lên và đi tiếp cuộc hành trình… Tôi mừng cho anh, mừng cho tôi. Bởi vì trong giây phút này chúng tôi đã kịp học cách để mở lòng đối diện với nhau. Cách để yêu thương, cách để mình sống những ngày có nghĩa. Cách để lòng rộng với lòng và rộng với chính bản thân”.
Chồng Yến hiện tại biết nắm tay cô ngoài phố, khi cùng bước đi trên cầu thang không quá chật, và dịu dàng hôn lên tóc vợ nơi chốn đông người. Phải rất lâu sau anh ấy mới học được điều này, bởi truyền thống Á Đông vốn không quen thể hiện. Tình yêu cũng cần phải vun trồng từ những điều tưởng chừng như rất nhỏ!
Yến dù giờ đã gần 40 nhưng cô tập yoga đều đặn, tâm hôn vân tre, voc dang vân cân đối, niêm nơ yêu đơi, đi nhanh noi le lam nhanh, hiên lanh quyêt đoan… Yến đã không cam chịu làm một cô điều dưỡng viên nhận 1 mức lương nhỏ nhoi nữa mà tự kinh doanh và đã mua nhà, mua xe nhờ quá trình chẳng ngại khó, ngại khổ việc gì cũng chịu làm để có tiền, có kinh nghiệm.
Yến nói: “Tôi hiểu ước mơ chỉ là mơ ước nếu không tiến về phía trước và không có kế hoạch dài lâu, gác lại xung quanh những điều không cần thiết tập trung nội tâm và tập trung cho chính bản thân mình. Nhiều khi tôi tự hỏi lòng mình nếu như ngày đấy tôi không quyết định ly hôn khi chỉ 27 tuổi khi con trai của tôi chỉ 19 tháng. Nếu ngày đó tôi không đưa ra một quyết định táo bạo là sẽ làm mẹ trước tuổi 30 và tự lên kế hoạch tìm cha cho con mình, để khổ thì sẽ khổ luôn một thể rồi tập trung phát triển kinh tế, phát triển sự nghiệp đi lên. Nếu tôi không làm tất cả những điều này thì đời tôi sẽ ra sao?”.
Đúng thế, nếu chẳng mạnh mẽ mà ra đi, chẳng dấn bước mà không sợ sai lầm và cũng chẳng liều lĩnh để thay đổi thì chẳng có Yến ngày nay.
Yến thú nhận cho đến tận gần đây chồng cô mới thú nhận rằng gặp Yến trong đời với anh và gia đình là một điều may mắn lớn. Cũng ngần ấy năm anh ấy mới nhận ra cô xứng đáng để được yêu, hơn những gì mà phải chịu trong suốt ngần ấy năm qua.
Những người phụ nữ cảm thấy bi kịch, chán nản và tuyệt vọng hãy nhìn vào cách Yến đi để thấy mọi con đường đều có thể do mình tạo ra. Bơi thuyên ra khơi đươc la do canh buôm ngươc gio và hãy biến những khó khăn thành động lực để vươn lên.
Vừa mới cưới, chồng đã đòi gửi tiền cho mẹ đẻ giữ vì lý do "nhỡ đâu...", vợ tức tốc đưa tuyên bố khiến chồng "khiếp vía"
"Khi sắp cưới, cứ khi nào có mặt em là mẹ lại bảo rằng số em sướng, cưới xong chẳng lo toan gì nhà cửa. Như em gái chồng lấy chồng xong vẫn phải đi ở nhà thuê", nàng dâu kể.
Chỉ trong một phút tính toán ích kỷ, người đàn ông cũng dễ dàng đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Nhiều người có suy nghĩ lạ lùng, "chắc cốp" đến mức khiến người ta cho rằng họ thậm chí chưa đủ trưởng thành để tính đến hôn nhân.
Một cô vợ mới cưới kể về chuyện gia đình mình. Đúng là trong bất cứ hoàn cảnh nào, kinh tế luôn là chuyện khiến tất cả phải đau đầu.
" Em mới cưới được gần tháng nay các chị ạ nhưng giờ em chán quá. Em thậm chí đã nghĩ đến chuyện ly hôn rồi nhưng lại suy nghĩ lại vì muốn suy xét kỹ càng hơn.
Bọn em đều là người ở quê lên thành phố lập nghiệp. Chồng em kiếm tiền rất khá, tính cách cũng không tệ, biết chăm lo. Duy chỉ có một điều anh khiến em không thích lắm chính là việc nghe mẹ quá đáng.
Con ngoan nghe lời mẹ, chăm lo cho mẹ thì không sao. Anh ấy lại nghe đến từng việc riêng của hai vợ chồng đến chuyện ứng xử ngoài xã hội. Ví dụ như khi cưới, bọn em chẳng phải bàn chuyện chụp hình hay đặt mâm chọn thiệp bởi nguyên nhân nào các chị biết không? Mẹ chồng em chọn tất. Cho dù em có thích thế nọ thế kia, hai vợ chồng có bàn bạc xong xuôi nhưng về bà bảo không ổn, tốn kém hay đủ thứ lí do nào đó là chồng em sẽ nghe theo luôn.
Em bức xúc nhiều lắm. Đợt cưới xin bọn em đã cãi vã nhiều, nguyên nhân cũng chỉ bởi mẹ anh can thiệp quá sâu. Em thì chẳng có vấn đề gì với mẹ chồng cả. Hai đứa cùng ở đó mẹ không nói, mẹ chỉ nói với chồng em thôi. Nếu bà nói lúc có em ở đó, em sẽ bàn lại các kiểu nhưng không. Sau này khi chồng nói, chuyện đã qua rồi em lại gọi điện về trách móc cũng không hay lắm. Bởi thế, em nín nhịn suốt thời gian qua.
Bọn em cưới nhau ở luôn nhà trên thành phố của chồng. Chồng em kiếm được tiền, gia đình cũng có điều kiện nên cách đây 2 năm mua cho anh một căn chung cư. Nói đến cái chung cư em cũng hơi đau đầu một chút, nguyên nhân là mẹ chồng em.
Khi sắp cưới, cứ khi nào có mặt em là mẹ lại bảo rằng số em sướng, cưới xong chẳng lo toan gì nhà cửa. Như em gái chồng lấy chồng xong vẫn phải đi ở nhà thuê. Kể cả gia đình em sang chơi mẹ chồng vẫn cứ nói vậy đấy. Nhưng mọi chuyện cũng không khiến em cáu kỉnh bằng chuyện xảy ra sau khi kết hôn.
Số là em cứ nghĩ cưới chồng xong, hai đứa sẽ ổn định rồi tự lo cho cuộc sống nhưng chẳng phải. Một cuộc cãi vã đã khiến hình ảnh chồng, mẹ chồng trong mắt em thay đổi toàn bộ. Cưới xong xuôi em bàn với chồng lập ra vài tài khoản tiết kiệm, ngoài các khoản chi tiêu hàng ngày, em sẽ mua bảo hiểm nhân thọ, để ra 1 khoản phòng hờ có việc xảy đến, khoản để dành mua ô tô...
Đang bàn thế, chồng em gạt phắt đi. Anh bảo luôn rằng sẽ không đưa tiền cho em giữ. Tiền anh, mẹ bảo gửi về hết cho mẹ như hồi còn độc thân. Sau một hồi em phân tích bảo rằng thế không ổn lắm, anh bắt đầu cáu, nói thẳng vào mặt em: 'Em thì lương ba cọc ba đồng, nhỡ đâu em lấy tiền anh gửi về ngoại thì sao. Lấy gì đảm bảo em chỉ dùng tiền anh chi tiêu cho chính cái nhà này. Mẹ đã bảo rồi, bà giữ rồi cần gì bà đưa chứ bà chẳng thèm lấy của anh một đồng. Tiền anh anh muốn làm sao thì làm, em nói nhiều thế nhỉ'.
Lúc này, em bức xúc vô cùng, không ngờ chồng mình lại có những suy nghĩ như thế. Em uất ức mà nước mắt trào ra luôn. Em nhìn thẳng vào anh rồi đáp lại:
'Đã là vợ chồng thì có việc gì cũng cùng lo toan cùng bàn bạc. Cư xử như anh là hoàn toàn chẳng có lấy một sự tôn trọng nào dành cho em cả. Sống thế này thì khác gì hai người ở trọ chung nhà, cần cái gọi là quan hệ vợ chồng làm gì. Còn anh đã bảo chuyện của anh em không cần bàn thì chẳng hóa gì người dưng nước lã'.
Nói chừng đó, chồng em vẫn im lặng. Có vẻ anh nhận ra lỗi sai nên em mới tiếp tục:
'Anh đã nói thế thì bây giờ hai người tiêu xài gì tính riêng ra. Em ăn cơm em nấu, anh tự lo chuyện ăn uống, đến tháng tiền điện nước chi tiêu sinh hoạt bao nhiêu em chia hóa đơn ra hai người chi trả ngang nhau. Cùng với đó, em làm gì, đi với ai, sinh sống, sinh hoạt thế nào cũng xin anh đừng can thiệp. Anh đã muốn rạch ròi, em sẽ rạch ròi cho anh. Hay anh muốn em trả tiền thuê trọ trong căn nhà này nữa?'.
Lúc này, chồng em bắt đầu thấy căng nên xin lỗi. Anh muốn hai vợ chồng được bàn bạc lại, cũng bảo là chưa hề gửi tiền cho mẹ chồng từ khi cưới đến giờ. Mọi chuyện vẫn có thể xử lý được. Nhưng em thất vọng về chồng quá, ngao ngán chẳng biết nói gì thêm.
Mấy hôm nay em vẫn giận chồng, chưa nói câu nào với nhau. Các chị cho em lời khuyên với, cuộc hôn nhân này mới bắt đầu nhưng em chán nản lắm rồi".
Đúng là tình huống éo le thật sự của người vợ mới cưới. Trong hôn nhân, sự tôn trọng nên được đặt lên cao nhất. Dù cho làm việc gì, sinh hoạt thế nào cả hai cũng nên bàn bạc với nhau. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt đó tạo nên sự gắn kết trong hôn nhân.
Chẳng ai dám khuyên người vợ này ứng xử thế nào bởi tính cách, hoàn cảnh của mỗi nhà đều khác nhau. Tất cả mọi người đều khuyên cô tỉnh táo đưa ra cách giải quyết phù hợp để không phải hối hận với những quyết định của mình.
Ấm lòng dòng nhắn nhủ bên cạnh những phần gạo, mì tôm giúp đỡ mùa dịch Covid-19: "Nếu khó khăn cứ lấy 1 phần, nếu bạn ổn xin nhường người khác" Chứng kiến những người lao động đang phải loay hoay xoay sở cuộc sống, lo chi phí tiền thuê trọ, không ít người đã chuẩn bị những phần quà nhỏ, những chiếc bánh tét miễn phí để san sẻ bớt khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Những ngày gần đây, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến...