Chuối nếp nướng trên phố Sài Gòn
Vị ngọt thanh của chuối chín xen lẫn cái bùi béo của gạo nếp và nước cốt dừa đem lại cho người ăn sự ngon miệng.
Chuối và những món ngon không thể bỏ
Chuối nếp nướng là món quà vặt quen thuộc ở miền Tây, nhất là vùng Châu Đốc (An Giang). Theo chân những người con xứ miệt vườn lên Sài Gòn lập nghiệp, món ăn này nhanh chóng nổi tiếng và chiếm được cảm tình của người dân ở thành phố mang tên Bác.
Chuối nếp nướng có nguồn gốc từ miền Tây. Đây là món quà vặt phổ biến ở các tỉnh đồng bằng này. Ảnh: Khánh Hòa.
Những hàng bán chuối nếp nướng khá đơn giản, chỉ cần một bếp than hồng, trên vỉ nướng là những chiếc bánh xếp đều bên nhau. Đơn giản là thế, nhưng trong những buổi chiều se se lạnh, hương thơm từ những bánh chuối nướng theo gió lan tỏa làm bạn không thể cưỡng lại được. Làm món ăn này không khó, nhưng cần phải có sự tỉ mỉ trong việc lựa chọn nguyên liệu.
Nguyên liệu chính của món ăn là chuối, người bán sử dụng loại chuối sứ quả to vừa chín đến là được. Nếp được nấu chín thơm hương nước cớt dừa. Chuối được bóc vỏ, bọc một lớp cơm nếp bên ngoài, không được dày quá cũng không mỏng quá. Nếu dầy quá khi ăn sẽ không cảm nhận được hương vị của chuối, ngược lại mỏng quá thì nướng dễ bị cháy, không giữ được hương nếp thơm ngon.
Video đang HOT
Dùng lá chuối tươi cuốn lại bên ngoài và nướng chín trên vỉ than hồng. Ảnh: C.K.
Sau đó lấy lá chuối gói bên ngoài, dùng que tăm ghim hai đầu lại rồi nướng trên vỉ. Trong quá trình nướng, nhớ trở đều tay để món ăn được chín đều, khi lớp lá chuối bên ngoài bắt đầu khô lại và chuyển sang màu nâu, lớp cơm nếp bên trong xém vàng cùng hương thơm dịu nhẹ tỏa ra là được.
Chuối nếp nướng được ăn kèm với nước cốt dừa và đậu phộng giã. Ảnh: C.K.
Chuối nếp nướng có thể ăn không, nhưng ngon miệng nhất vẫn là ăn kèm với nước cốt dừa khi còn nóng. Từng bánh chuối nướng được thái thành từng miếng vừa ăn, chan một lớp nước dừa nấu với bột báng và đậu phộng giã nhỏ. Đĩa chuối nướng thơm phức có vị ngọt của chuối, vị béo pha chút mằn mặn của nước dừa, bùi bùi của đậu phộng rang hòa quyện trong hương thơm đặc trưng của lá chuối khiến người ăn không khỏi bất ngờ về sự ngon miệng mà nó mang lại.
Khánh Hòa
Theo ngôi sao
Nhấm nháp bánh bột lọc 3 miền
Bánh bột lọc là một loại bánh Việt Nam được từ bằng bột sắn được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo. Sau khi gói thành bánh, bánh được bọc bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy.
Bánh bột lọc mỗi vùng miền đều khác nhau nhưng đều được chia làm theo 2 kiểu: bánh lọc gói và bánh lọc trần.
Bánh lọc trần: bột sắn được nhào với nước, rồi nặn bột thành hình tròn và mỏng. Bỏ nhân vào, ép lại thành hình bán nguyệt nhỏ. Nhân bánh thường là tôm và thịt mỡ kho rim với nước mắm, muối tiêu, hành, đường, ớt. Sau đó, bỏ vào nước sôi luộc khoảng 15 - 20 phút. Vớt bánh ra, nhúng qua nước lạnh - nước sôi để nguội, xóc bánh với dầu phi hành lá. Rồi bỏ bánh ra tô, rải tóp mỡ, hành phi và ớt trái đã được xắt lát.
Bánh lọc gói: khác bánh lọc trần ở chỗ người ăn không thấy ngay được nhân tôm thịt hấp dẫn ở bên trong. Mỗi cái bánh lại được gói tỉ mỉ vào lá chuối để bánh giữ được mùi vị khi hấp. Khi ăn, cái thú được bóc lá, được đụng tay vào chiếc bánh thường tạo cho thực khách cảm giác ăn thú vị hơn. Loại bánh này có thể để nhiều ngày, khi ăn đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm ngon.
Cả hai loại bánh được ăn chung với 1 nước chấm. Nước chấm ở đây được nấu bằng cách: đầu tôm (được cắt bỏ khi làm nhân bánh) nấu lọc lấy nước (do đó vị ngọt thật hơn), pha thêm nước mắm ruốc và 1 ít đường, 1 ít ớt trái được xắt lát.
Ở Huế, từ lâu, bánh bột lọc đã là một món quà vặt rất phổ biến. Như nhiều loại bánh Huế khác, bánh bột lọc được làm nhỏ và gói trong lá. Sở dĩ người ta làm bánh nhỏ để khi dọn ra mâm người ăn bao giờ cũng có cảm giác thấy nó ít và sẽ ăn hết, thậm chí ăn được vài ba cái mà vẫn không thấy ngán. Tức là món ăn không áp đảo, chế ngự con người. Đó là nghệ thuật, là triết lý hài hòa của ẩm thực Huế.
Bánh bột lọc Huế chỉ ăn với mắm ớt loãng thật cay mà ko cần ăn kèm rau như các món mặn khác. Tuy nhiên, một số hàng ở Huế cũng có làm sẵn nhiều loại rau thơm, rau mùi ngò, rau húng... trộn lẫn, nếu như khách có nhu cầu ăn kèm thêm.
Bánh bột lọc ở Quảng Bình được gói trong lá chuối. Mỗi chiếc bánh bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Thịt và tôm đỏ hồng trong lớp bánh trong suốt thật hấp dẫn. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình, vài lát ớt cay xé lưỡi sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc Gia Ninh. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.
Nhiều người được nếm đặc sản bánh lọc ở cả 3 miền thì cho rằng bánh lọc gói, khi ăn thơm hơn, bánh thì trong và dai, tôm và thịt ở nhân bánh được om thật thấm nhưng ko bị khô, cảm nhận được nước tôm và mỡ chảy ra khi nhai.
Theo đặc trưng khẩu vị của người dân mỗi vùng nên bánh có biến tấu đôi chút. Nếu ai đã từng ăn bánh lọc ở Sài Gòn thì bánh ở Sài Gòn đôi khi chỉ có tôm chứ không có thịt như bánh lọc Huế hay bánh lọc Quảng Bình.
Theo tapchiamthuc
Về Bình Định ăn nem xứ nẫu Nem chín có màu hồng nhạt, khi ăn hơi giòn lại có vị ngọt dễ chịu. Bên cạnh đó vị cay nồng của tiêu khiến người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức. Thoạt đầu mới nhìn chiếc nem Bình Định, nhiều người cho rằng nó chẳng khác gì nem ở những nơi khác. Nhưng khi cắn nhẹ một miếng nem để thưởng...