Chuối lát nướng dậy mùi thơm
Miếng chuối lát nướng vừa dẻo vừa giòn, cắn vào một miếng nghe vị ngọt thanh tan dần nơi đầu lưỡi.
Chuối là một loại trái cây rất quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam, từ quả chuối, người dân đã chế biến ra rất nhiều món ăn liền như chè chuối, bánh chuối hấp, chuối chiên… hoặc để dành ăn dần như chuối sấy khô, chuối ngào đường, chuối xào gừng và chuối lát nướng.
Nhắc đến chuối lát nướng, bạn thường nghĩ ngay đến món bánh chuối nướng ăn với nước cốt dừa nhưng đây là một loại bánh hoàn toàn khác. Chuối lát nướng được làm từ chuối sim, chọn những quả vừa chín tới để bánh chuối được dẻo và dính. Những người thợ làm bánh xắt chuối thành những lát vừa đủ mỏng để khi nướng chín, bánh có độ giòn, không bị rách khi kết thành những miếng lớn.
Vì được làm từ chuối chín nên chuối lát nướng không cần thêm bất cứ một loại gia vị nào hết. Gọi là nướng nhưng chỉ cần lật qua, trở lại vài lần trên bếp than nóng là có thể dùng được. Do miếng chuối khá mỏng, nên phải trở đều và nhanh tay để bánh lên màu vàng ngả nâu tự nhiên trông rất quyến rũ.
Chuối lát nường thường được bày bán ở các gánh quà rong nho nhỏ nơi góc phố, trước cổng trường, vỉa hè… Chuối được người bán nướng sẵn rồi để trong túi ni lông như bánh tráng, bánh kẹp, bông lan. Tuy nhiên, điều thú vị khi thưởng thức món ăn này là ngồi trên vỉa hè trò chuyện cùng bạn bè vừa quan sát cô bán hàng nhanh tay trở bánh trên bếp than hồng. Chuối lát vừa mới được nướng xong nên còn nóng hôi hổi và dậy mùi thơm. Miếng chuối lát nướng vừa dẻo vừa giòn, cắn vào một miếng nghe vị ngọt thanh tan dần nơi đầu lưỡi.
Video đang HOT
Chỉ là món ăn vặt dân dã nơi làng quê nhưng chuối lát nướng lại được rất nhiều người yêu thích. Thực khách của chuối lát nướng không chỉ là các cô cậu học trò thích ăn quà vặt, còn có các bà nội trợ, nhân viên văn phòng cũng là khách quen của món ăn bình dân này.
Ở Sài Gòn, đi dọc theo các con phố Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đỉnh Chi (quận 1), Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)…bạn sẽ thấy rất nhiều gánh hàng rong bán bánh chuối nướng trên vỉa hè.
Theo Ngôi sao
Béo thơm bánh khọt miền Tây ở đất Sài Gòn
Những chiếc bánh khọt được chiên vàng bắt mắt, kết hợp một chút béo của nước cốt dừa, bùi của nhân đậu xanh, kèm theo hương vị thơm của hành lá, hòa với nước mắm chua, ngọt, cay cay... Món bánh khọt của người miền Tây dễ làm mà cũng dễ ăn.
Đĩa bánh khọt có màu sắc đẹp mắt.
Một số người cho rằng cái tên bánh khọt xuất phát từ âm thanh "khọt khọt" vang lên khi chảo bánh bắt đầu sôi mỡ, nhưng cũng có người lại bảo, ngày xưa những người dân nghèo khó không đủ tiền ăn cao lương mỹ vị nên mới chế biến ra loại bánh chỉ toàn bột như thế này.
Bột bánh phải làm từ loại gạo ngon.
Ngày nay, người dân Sài Gòn không còn xa lạ với món bánh khọt cô Ba Vũng Tàu trên một vài con đường thân quen như Nguyễn Tri Phương, Cao Thắng... với đầy đủ các màu sắc từ hải sản. Riêng bánh khọt miền Tây đơn giản với màu trắng đục của bột, sắc đỏ của nhân tôm, màu xanh của lá hành, đan xen tạo nên một chiếc bánh rất bắt mắt và ngon miệng.
Nguyên liệu làm nhân.
Một chị chủ quán bánh khọt tại chợ Hoàng Hoa Thám cho biết, khuôn phải bằng đất nung, bánh mới ngon, gạo để chế biến phải là loại gạo ngon, bột bánh gồm gạo xay bột ướt, gạo nấu thành cơm và làm bún để nguội rồi xay đặc. Bột sau khi xay, nêm các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Đánh trứng gà trộn đều vào bột cho bánh có độ xốp. Nước cốt dừa quấy đều cho bột có độ béo. Thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng đẹp. Hành lá băm nhỏ và tiêu xay nhuyễn quậy đều cho bột bánh thơm ngon.
Để bánh ráo mỡ.
Nhân bánh thường là nhân tôm, loại tôm tươi, to vừa phải, bóc vỏ. Mỡ chiên dùng loại mỡ lợn đã phi hành cùng lá hẹ. Đến công đoạn đổ bánh, bắc khuôn lên bếp cho nóng, lấy mỡ đã chế tráng khuôn, đổ bánh vào trong khuôn rồi cho nhân vào giữa, đậy vung chờ bánh chín.
Ngoài loại nhân mặn, còn có dạng bánh khọt nước cốt dừa thơm ngon và béo ngậy, mang đến sự phong phú đa dạng cho người thưởng thức.
Nước chấm có vị chua, cay.
Tuy nhiên, với hình dáng dạng tròn, làm từ bột gạo được đúc trong khuôn đúc đặc biệt, không ít người nhầm bánh khọt và bánh căn Phan Thiết, Phan Rang này giống nhau. Tuy nhiên, bánh căn thường tính theo cặp chứ ít khi tính theo chiếc đơn lẻ, ở giữa mỗi chiếc có thể quết thêm mỡ hành. Nhân bánh căn cũng rất phong phú nào bánh căn trứng, bánh căn mực bánh căn tôm, bánh căn thịt xay.
Bánh ăn kèm cải bẹ xanh, lá cóc chua, lá lốt, rau thơm.
Bánh khọt miền Tây tại Sài Gòn tuy chưa phổ biến tại các quán lớn, nhưng cũng xuất hiện một trong một vài nơi gần chợ Hoàng Hoa Thám, trên đường Lạc Long Quân, Nguyễn Thị Minh Khai... Bạn có thể thử ăn ở hàng bánh Kim Ngân, 31 Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM.
Một phần bánh khọt khoảng 8 cái với giá 20.000 - 25.000 đồng gồm đĩa bánh nóng, thơm vàng ươm màu bột nghệ, tô điểm thêm tôm ở trên mặt, bánh tráng cùng một đĩa rau đủ loại như cải bẹ xanh, lá cóc chua, lá lốt, rau thơm... Với một bát nước mắm pha vừa ăn có thêm đồ chua và ớt... là bạn đã có thể thưởng thức món bánh ngon tuyệt vời.
Theo ngoisao.net
Bánh tàn ong nơi góc phố Chiếc bánh dẻo dai, hương thơm mộc mạc mà béo ngậy, cái mùi hương ấy làm sao quên được. Lang thang qua các con phố Sài Gòn, nhất là ở những quận trung tâm, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những gánh hàng bánh nướng ở một góc phố, hay một vỉa hè nào đấy. Có một cái gì đó...