Chuối cúng sau Tết đừng bỏ đi, mẹ làm các món tuyệt ngon sau, lớn nhỏ trong nhà đều thích
Sau Tết, chuối từ mâm ngũ quả hạ xuống sẽ còn thừa nhiều. Ăn mãi cũng chán, chị em có thể chế biến thành nhiều món ngon dưới đây.
1. Chè chuối
Nguyên liệu:
- Nếp than: 200g
- Chuối : 2-3 quả
- Đường: 200g (tùy độ ngọt của bạn)
- Nước cốt dừa
Cách làm:
Nếp than (nếp cẩm) mua về vo sạch, ngâm nếp than khoảng 7-8 tiếng hoặc ngâm qua đêm để khi nấu sẽ nhanh hơn. Vo nếp than lần nữa rồi cho vào nồi áp suất, đổ nước cách mặt gạo khoảng 2cm, ninh mềm khoảng 1h (thời gian bạn nên thử để kiểm tra độ mềm dẻo của nếp).
Cho 100g đường vào nồi chè nếp than đun thêm 2 phút để tường tan và ngấm chè.
Trong lúc đợi nếp than thì chuối lột vỏ, cắt miếng mỏng khoảng 0.5-1 cm.
Đổ 50g đường cát vào để khoảng 15 phút cho đường tan và ngấm vào chuối.
Đặt chảo lên bếp cho chuối vào sên đến khi thấy đường tan chảy có màu caramen thì tắt bếp. Trong lúc đó bạn đổ 30ml nước cốt dừa với 50g đường thêm 10ml nước đun sôi lăn tăn và để nguội. Cho phần chuối chiên vào nồi chè nếp than dùng muôi khuấy đều.
Múc chè chuối nếp than ra bát, khi ăn rưới phần nước cốt dừa lên. Chè chuối nếp than ăn nóng hay lạnh đều rất ngon.
Nguyên liệu:
Phần 1: Hỗn hợp khô gồm: 250 gr bột mỳ, 2 gr baking soda, 3 gr baking powder, 150 gr đường bột trộn đều.
Phần 2: Hỗn hợp ướt gồm: 175 gr nước cốt dừa (lon), 125 gr dầu ăn, 2 quả trứng gà, 5ml nước vani. Dùng phới lồng khuấy đều.
Phần 3: 3 quả chuối chín cắt lát, vắt một thìa nước cốt chanh rồi dùng nĩa dầm nhuyễn. Sau đó cho một ít nho khô vào cùng.
Cách làm:
- Hỗn hợp ướt đã khuấy đều bạn rây hỗn hợp khô vào dần, vừa rây vừa đánh để hỗn hợp hòa quyện.
Video đang HOT
- Cho chuối dầm và nho khô vào hỗn hợp trên. Rồi lấy phới trộn đều.
- Cắt lát khoảng 2 quả chuối lót dưới đáy khuôn nướng hoặc bạn dùng để trải lên bề mặt bánh sau khi đổ bột đều được.
- Cho bột bánh vào khuôn bạn chuẩn bị. Nướng bánh ở nhiệt độ 160 độ C trong vòng 60 phút, chú ý làm nóng lò 10 phút trước khi nướng. Bánh sau khi nướng xong úp ra rãnh để nguội và thưởng thức. Bánh chuối, cốt dừa nướng sẽ là một món bánh gây nghiện cho những người thích của ngọt.
Bạn hãy thử làm vừa giải quyết được chuối và nho còn lại sau Tết vừa có được một món bánh thơm phức cho cả nhà thưởng thức.
3. Kem chuối
Nguyên liệu:
- 15 quả chuối chín
- 400ml nước cốt dừa; 200ml nước lọc; 50g đường; 40g bột năng; 1 ống vani (nếu có); 3g muối; 100g lạc rang giã nhỏ
Cách làm:
- Cho nước lọc, nước cốt dừa, đường, muối, vani, bột năng vào xoong khuấy đều rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đến khi bột sôi và sánh lại thì tắt bếp để nguội.
- Chuẩn bị túi kính để bọc kem. Rọc một bên túi để hở. Chuối bóc vỏ cho vào giữa bao nilon rồi dùng dao to bảng ép mỏng.
- Cho một thìa canh nước cốt lên chuối rồi rắc lạc rang lên.
- Lật mặt chuối bên kia và làm tương tự, dùng tay ép nhẹ cho nước cốt dàn đều rồi gập phần bao nilon thừa lại. Làm tương tự đến khi hết chuối. Cho kem chuối vào tủ lạnh ngăn đá khoảng 4-5 tiếng là có thể thưởng thức. Đây là cách tận dụng chuối thừa sau Tết vô cùng hiệu quả phải không nào?
4. Xôi bọc chuối nướng
Nguyên liệu:
- 5 – 6 quả chuối sứ bóc vỏ; 500gr gạo nếp; 200gr nước cốt dừa; 370ml nước lạnh; 1/2 muỗng cà phê muối
- 50gr đường lạc rang giã nhỏ; lá dứa
- Nấu nước cốt dừa: 400ml nước cốt dừa 300ml nước lạnh 20gr đường 1/3 muỗng cà phê muối cùng với vài cọng lá dứa nấu sôi với lửa nhỏ. Pha 1 muỗng cà phê bột năng 2 muỗng canh nước cho vào nồi nước cốt dừa đang sôi vừa đổ vừa khuấy để khỏi bị vón cục.
Thực hiện:
- Nếp ngâm vài tiếng, sau đó vo sạch, cho vào nồi nấu cơm điện cùng với nước lạnh, nước cốt dừa, muối và 2 lá nếp (lá dứa). Bật nút nấu chín. Khi nếp chín cho đường vào, bật nút nấu thêm 5-7 phút là xong. (Yêu cầu xôi hơi nhão mới ngon các bạn nhé).
- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm lên bàn, cho xôi vào giàn mỏng. Cho chuối vào cuộn tròn xôi bao bọc hết quả chuối.
- Xé lá chuối từng miếng dài nhỏ lấy 1 miếng lá chuối bọc chiều dài, và 1 miếng bọc chiều ngang, giấu mép dán phía dưới rồi xếp lên khay.
- Cứ thế làm hết các trái chuối còn lại.
- Cách nướng: Mở lò nướng 250 C độ (nói chung là cần mở lò ở nhiệt độ thật nóng). Cho khay chuối vào nướng 20-23 phút. Đừng nướng lâu quá cơm nếp sẽ bị khô không ngon.
Xếp chuối ra dĩa, cắt miếng vừa ăn rồi rưới nước cốt dừa và rắc lạc rang lên mặt.
Nguyên liệu:
- Chuối tiêu hoặc chuối tây; 200gr bột gạo; 100gr bột mì; 250ml nước cốt dừa; 170ml nước lạnh; 1 muỗng cà phê nước cốt chanh; 1/2 muỗng cà muối; 30gr đường.
Thực hiện:
- Chuối lột bỏ vỏ và chỉ, cắt làm đôi. Cho từng miếng chuối vào màng thực phẩm.
- Sau đó ép hơi dẹp. Cho bột, nước cốt dừa, nước lạnh, muối, nước chanh, đường hòa chung trong 1 cái tô.
- Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu hơi nóng, nhúng chuối vào tô bột rồi cho vào chảo dầu chiên với lửa vừa. Khi chuối hơi vàng thì vớt chuối ra, cho vào tô bột nhúng lần hai, rồi cho miếng chuối trở lại chảo dầu tiếp tục chiên.
Khi thấy miếng chuối vàng giòn thì gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Với cách pha bột này bạn sẽ có bánh chuối rán vừa giòn vừa thơm và béo ngậy mùi nước cốt dừa.
Hải Đường (T/h)
Theo Khám phá
Món ngon khó cưỡng từ chuối... ai cũng ghiền
Chuối là một trong những loại trái cây quen thuộc của người Việt Nam. Chuối chín có thể biến tấu thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau được nhiều người yêu thích.
Chuối nếp nướng là một trong những món ngon khó cưỡng từ chuối được yêu thích trong những ngày lành lạnh. Nguyên liệu để làm ra món ăn này rất đơn giản gồm gạo nếp, chuối, nước cốt dừa và vừng rang. Phần gạo nếp sau khi được nấu chín sẽ trộn cùng với nước cốt dừa và vừng. Tiếp đó, người ta sẽ bọc phần cơm nếp này bên ngoài quả chuối và nướng vàng đều các mặt với lửa nhỏ.
Vị beo béo của nước cốt dừa, dẻo thơm của cơm nếp và ngọt dịu của chuối kết hợp cùng nhau tạo nên một món ăn hấp dẫn. Chiều đông se lạnh mà được nhâm nhi món ăn này thì còn gì tuyệt hơn.
Bánh chuối rán là một trong những món ăn vặt có thể dễ dàng tìm thấy ở những gánh hàng rong hay các con ngõ nhỏ khắp Hà Nội. Đặc biệt, món bánh này lại hot hơn bao giờ hết khi thời tiết chuyển lạnh sang đông.
Bánh chuối ở Hà Nội được chế biến đơn giản, chỉ cần vài lát chuối chín tới, áo một lớp bột nước và chiên vàng là đã có thể thưởng thức ngay rồi. Buổi chiều lành lạnh, thưởng thức một chiếc bánh chuối vàng nóng hổi sẽ làm bạn ấm bụng nhanh chóng.
Bánh chuối chiên: Bên cạnh chiếc bánh chuối rán đơn giản của Hà Nội, còn có thêm một phiên bản Sài Gòn nữa cho các bạn yêu thích món ăn này. Bánh chuối chiên Sài Gòn gồm nửa quả chuối được ép dẹp lại, sau đó áo một lớp bột rồi chiên sơ qua. Tiếp theo, bánh sẽ được áo thêm một lớp bột nữa rồi chiên đến khi vàng giòn.
Chiếc bánh chuối phiên bản này to, dài tầm 20cm và phồng nhiều hơn so với bánh ở Hà Nội. Lớp bột bên ngoài vàng đều, giòn rụm và có hương vị khác biệt. Hương vị của bánh được cảm nhận chủ yếu nằm ở phần bột chiên phồng và những hạt vừng bên ngoài. Hiện, kiểu bánh chuối dài này cũng được bán nhiều ở đường phố Hà Nội.
Bánh chuối hấp: Đây là một món ăn vặt miền Nam được nhiều người yêu thích. Nguyên liệu chính để làm ra chiếc bánh này là chuối sứ, dừa nạo, bột gạo, bột năng, nước cốt dừa.
Chuối sau khi cắt lát được trộn đều cùng các nguyên liệu trên, thêm chút muối, đường rồi đem đi hấp. Cuối cùng, cắt chuối thành miếng vừa ăn, thêm chút nước cốt dừa, lạc và vừng rang lên trên là có thể thưởng thức. Bánh chuối dẻo, nước cốt dừa beo béo kèm theo chút vị mặn nên rất dễ ăn.
Chuối quết dừa (chuối quệt): Đây là một trong những món ăn đặc sản của Tiền Giang. Sau khi sơ chế, chuối được luộc chín rồi đem trộn với dừa nạo, muối, đường. Người ta giã nhuyễn hỗn hợp trên rồi để ra đĩa, rắc lạc rang lên trên và thưởng thức.
Có một điểm thú vị là món ăn này được dùng kèm với các loại rau sống như lá lốt, rau thơm, húng lủi... Bên cạnh là bánh tráng và không thể thiếu bát nước chấm chua ngọt. Các nguyên liệu trên kết hợp cùng nhau tạo nên một hương vị là lạ mà lại khó quên cho những ai đã từng thưởng thức món ăn này.
Bánh bông lan chuối: Các nguyên liệu chính để làm bánh bông lan chuối thường gồm bột mì nguyên cám, chuối tươi, dầu dừa... Hương vị chuối được hoà quyện bên trong phần bánh bông lan, vẫn giữ đủ hương vị thơm ngọt đặc trưng.
Chè chuối: Trời đông lành lạnh mà có bát chè chuối thơm thơm, dẻo dẻo để thưởng thức thì còn gì bằng. Món chè này được làm từ chuối chín, bột báng, nước cốt dừa và vừng rang. Chè sánh, nước cốt dừa béo ngậy, vừng rang thơm phức ăn kèm trân châu trắng dai dai. Vị ngọt của chè không quá gắt, bởi vậy nên dù là người không hảo ngọt cũng chẳng nỡ từ chối món ăn này.
Kem chuối ép: Kem chuối ép làm không khó, cũng bởi vậy mà chỉ cần công thức truyền miệng thì ai cũng có thể tự tay làm ngay tại nhà. Món kem này cực hấp dẫn trong những ngày hè oi bức.
Chỉ cần vài quả chuối sứ già, người ta ép chặt thành từng miếng mỏng, rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ kèm dừa nạo sợi lên trên. Rưới thêm chút nước cốt dừa béo ngậy, sau đó tạo hình que kem bằng xiên tre rồi cho vào túi nylon để nắn mỏng. Cố định lại bằng dây thun và cho tất cả vào tủ lạnh từ 2 - 4 tiếng là đã có ngay thành phẩm hấp dẫn rồi. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Triệt để như người Việt Nam: Cả cây chuối to vậy mà đến 2/3 dùng cho việc... ăn Trừ bỏ phần thân và rễ thì dường như phần nào của cây chuối cũng được người Việt phục vụ cho sự nghiệp ăn uống. Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gần gũi với người Việt Nam. Chúng ta lớn lên từ những món ăn vặt làm từ chuối như bánh chuối, chuối nếp, chè chuối... từ những tô canh...