Chủng virus nCoV mới có 3 đột biến chưa rõ độc tính
Các nhà khoa học Anh phát hiện 49 trường hợp nhiễm một biến thể nCoV mới ở vùng Yorkshire nhưng chưa rõ về độc tính của chủng này.
Tuy nhiên, cư dân ở Yorkshire (Anh) đã được khuyến cáo không nên quá lo lắng về sự lây lan của chủng virus mới, được gọi là AV.1.
Greg Fell, Giám đốc y tế công cộng ở Sheffield, cho biết nhóm của ông đã theo dõi biến thể “đột biến ba”. Họ không tìm thấy lý do gì để kết luận chủng này dễ lây truyền hoặc kháng vắc xin.
Ảnh minh họa: BS
Các nhà khoa học đang tiến hành xét nghiệm để tìm hiểu về sự kết hợp kỳ lạ của các đột biến trong chủng AV.1.
Video đang HOT
Nhà chức trách Anh cho biết, họ sẽ có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của mọi biến thể.
Một biến thể đang khiến nước Anh lo ngại là chủng virus Ấn Độ. Thủ tướng Boris Johnson khẳng định dữ liệu cho thấy các loại vắc xin đang được chủng ngừa có tác dụng chống lại biến thể của Ấn Độ.
Nhưng giới chuyên môn đã cảnh báo khi virus phát triển và biến đổi, chúng có thể trốn tránh vắc xin. Theo đó, các chủng mới dễ có những đột biến chống lại kháng thể. Những vắc xin hiện tại sẽ không thể bảo vệ cơ thể khỏi việc nhiễm bệnh, lây lan và trở nặng.
Hiện tại, số ca bệnh ở Anh vẫn ở mức thấp, khoảng 2.000 ca mới mỗi ngày. Thời kỳ đỉnh điểm, con số này lên tới gần 60.000 ca (ngày 9/1). Điều đó cho thấy hiệu quả của việc tiêm ngừa vắc xin trên diện rộng.
Hiện tại, đã có 59,8 triệu dân Anh được tiêm 1 liều vắc xin, 22,1 triệu người tiêm đủ 2 liều (chiếm 33% dân số). Loại vắc xin phổ biến ở đây là AstraZeneca.
Tuy nhiên, giới khoa học vẫn đang lo ngại các biến thể sẽ ảnh hưởng tới việc xóa bỏ những hạn chế do dịch Covid-19 ở Anh vào tháng 6. Gần 3.500 trường hợp nhiễm chủng Ấn Độ đã được phát hiện trên khắp nước Anh, tăng mạnh với con số 2.111 ca một tuần trước.
Miền Tây nước Anh đang ghi nhận số ca mắc biến thể Ấn Độ tăng gấp 4 lần trong một tuần.
Hủy hội nghị an ninh Shangri-La
Hội nghị đối thoại về an ninh khu vực Shangri-La, dự kiến diễn ra trong hai ngày 4-5/6 tại Singapore, đã bị hủy do tình hình Covid-19 toàn cầu.
"Thật không may, tình hình Covid-19 toàn cầu gần đây xấu đi, một phần do sự gia tăng các biến thể nCoV mới có khả năng lây nhiễm cao", phát ngôn viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nhà tổ chức sự kiện, hôm nay cho hay.
"Ở Singapore, ca lây nhiễm cộng đồng ngày càng tăng. Việc ban bố hạn chế mới và khả năng thắt chặt hạn chế tạo ra sự không chắc chắn. Tổng hợp những yếu tố này đồng nghĩa việc tổ chức Đối thoại Shangri-La trực tiếp trong năm nay là không thể", bà nói thêm, nhấn mạnh rằng IISS "rất tiếc và buồn" khi hội nghị an ninh bị hủy.
Khách sạn Shangri-la ở Singapore, nơi diễn ra hội nghị an ninh thường niên Đối thoại Shangri-la. Ảnh: Straits Times .
Đây là năm thứ hai liên tiếp Đối thoại Shangri-la bị hủy vì Covid-19. Trước đó có thông báo rằng đối thoại sẽ được tổ chức hoàn toàn trực tiếp trong khách sạn Shangri-La. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã xác nhận tham dự, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng được mời.
Người phát ngôn lưu ý "một loạt" bộ trưởng quốc phòng, quan chức cấp cao, lãnh đạo tập đoàn và chiến lược gia có ảnh hưởng từ châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Âu đã xác nhận tham dự.
Theo bà, IISS đã làm việc cần mẫn với chính phủ và Bộ Quốc phòng Singapore để đảm bảo đối thoại diễn ra thành công trong năm nay, bất chấp những thách thức của đại dịch.
"Ngay cả trong thời gian diễn ra Covid-19, IISS tin tưởng vai trò những cuộc gặp gỡ ngoại giao trực tiếp để giải quyết vấn đề toàn cầu. Chúng tôi tiếp tục tổ chức thành công các sự kiện trực tiếp, gồm Đối thoại IISS Manama ở Bahrain năm 2020, và sẽ diễn ra lần nữa vào ngày 19-21/11 năm nay", người phát ngôn cho hay.
IISS lên kế hoạch tổ chức Đối thoại trực tiếp IISS Shangri-La vào giữa năm sau.
Đối thoại Shangri-La là hội nghị an ninh thường niên hàng đầu châu Á, quy tụ các bộ trưởng và quan chức quốc phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thảo luận về thách thức và an ninh trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thường tới tham dự sự kiện này.
Cuộc đua trở thành công xưởng sản xuất vaccine Covid-19 ở châu Á Các nước châu Á nỗ lực trở thành nhà sản xuất vaccine Covid-19, được chuyển giao công nghệ mRNA vì những lợi ích y tế và kinh tế lâu dài. Kể từ khi vaccine mRNA ngừa Covid-19 của Pfizer và Moderna ra mắt, các nước châu Á - Thái Bình Dương vật lộn để tìm nguồn cung. Chính phủ Australia, Hàn Quốc và...