“Chúng tôi sẽ quay lại, không phải để chống dịch mà để cảm nhận Sài Gòn”
“Một ngày không xa, chúng tôi sẽ quay lại TPHCM, đi dạo giữa đường hoa Nguyễn Huệ, ngắm một TPHCM trẻ trung, năng động và cảm nhận thứ đặc sản nhất của địa phương này là tình người”.
Bác sĩ Bùi Quang Huy, Trưởng đoàn Công tác Bệnh Viện E (Hà Nội) chi viện TPHCM đã chia sẻ như vậy tại lễ tri ân của thành phố đối với các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Trong suốt 2 tháng gồng mình chống lại đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay, TPHCM đã nhận được sự chi viện lớn từ Trung ương và các tỉnh thành bạn. Hàng chục ngàn y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên đã lao mình vào tâm dịch với mong muốn chữa lành vết thương do Covid-19 gây ra cho đô thị lớn nhất cả nước.
Hình ảnh của những sự chung tay, hy sinh ấy sẽ in đậm trong lòng mỗi người dân TPHCM. Ở phía ngược lại, ký ức về những ngày tháng trong tâm dịch cũng không thể phai mờ trong lòng từng người đã trải qua quãng thời gian khốc liệt cùng thành phố.
“Trong những tháng qua, chúng tôi, những nhân viên y tế cùng lãnh đạo, nhân dân thành phố đã sát cánh bên nhau chiến đấu. Trong cuộc chiến của con người với virus, chúng ta đã trở thành những người đồng đội thân thiết của nhau”, bác sĩ Bùi Quang Huy xúc động chia sẻ.
Hàng chục ngàn y, bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên đã lao mình vào tâm dịch với mong muốn chữa lành vết thương do Covid-19 gây ra cho TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa).
Tưởng tượng của họ trước khi lên đường
Tâm sự về suy nghĩ các y, bác sĩ trước khi lên đường chi viện cho TPHCM, bác sĩ Bùi Quang Huy chia sẻ, trước ngày khởi hành, họ tưởng tượng một thành phố đang bối rối trước dịch bệnh, lâm vào cảnh hỗn loạn, hệ thống y tế bị đánh sập.
Tuy nhiên, khi đến nơi, mọi việc diễn ra trái ngược suy nghĩ ấy. TPHCM vẫn kiên cường đứng vững trước đại dịch.
“Chúng tôi đã tưởng tượng vậy, nhưng không. Không có một Vũ Hán hay Lombardy nào ở đây, TPHCM vẫn nguy nhưng không loạn”, Trưởng đoàn Công tác của Bệnh viện E nêu cảm nghĩ.
Bác sĩ Bùi Quang Huy, Trưởng đoàn Công tác Bệnh viện E (Hà Nội) phát biểu tại lễ tri ân (Ảnh: Quang Huy).
Video đang HOT
Đoàn công tác của Bệnh viện E nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 thành phố Thủ Đức. Theo cảm nhận của bác sĩ Quang Huy, đây là một trong những mặt trận khốc liệt nhất mà anh cùng các đồng nghiệp từng tham gia.
Những thương vong, mất mát là điều không thể tránh trong một cuộc chiến lớn. Áp lực từ việc hàng nghìn ca nhiễm, hàng trăm ca tử vong mỗi ngày khiến đoàn bác sĩ của Bệnh viện E cùng các đồng nghiệp khắp mọi miền tổ quốc gồng mình lì lợm, giữ vững đội hình, không bi quan, nản chí.
“Đây là một cuộc chiến đặc biệt, chưa có tiền lệ. Cuộc chiến này không có tiếng súng, chỉ có tiếng monitor, máy thở nhưng mức độ khốc liệt không kém các cuộc chiến khác”, bác sĩ Bùi Quang Huy nhấn mạnh.
Đại diện cho các nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu có mặt tại lễ tri ân, Trưởng đoàn công tác Bệnh viện E khẳng định, khi quyết định xung phong lên đường, họ đều xác định, đây không phải chuyến đi hỗ trợ, đây là cuộc chiến của chính họ. Động lực cho những quyết tâm ấy đến từ trách nhiệm của người làm ngành y và tình đồng bào.
Lực lượng y tế từ mọi miền đã chi viện TPHCM trong những ngày căng thẳng nhất chống dịch Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).
“Nếu người ta ví Hà Nội là trái tim của cả nước, miền Trung là khúc ruột thì tôi gọi Sài Gòn là lá phổi. Một tiếng ho của Sài Gòn, cả nước lòng đau quặn thắt”, bác sĩ Bùi Quang Huy chia sẻ.
Chúng tôi nhất định trở lại
Dưới góc độ chuyên môn, vị bác sĩ đánh giá, sau những bối rối ban đầu, thành phố cùng Trung ương đã nhanh chóng củng cố, bổ sung lực lượng. Cả hệ thống đã phối hợp nhịp nhàng, tiến bộ qua từng trận chiến đấu với dịch Covid-19.
Trải qua những ngày tháng khó khăn nhất, lực lượng y tế đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Những ngày số ca nhiễm, tử vong tăng cao, sự lo lắng đã hiện hữu trong lòng mỗi người.
Lãnh đạo TPHCM trao tặng huy hiệu cho lực lượng tuyến đầu chi viện cho địa bàn (Ảnh: Quang Huy).
Khi những chỉ số về dịch bệnh được kéo giảm, sự lạc quan, niềm hy vọng ngày một lớn dần. Và cuối cùng, khi thành phố bắt đầu kế hoạch trở lại trạng thái bình thường mới, lực lượng y tế hiểu rằng, dịch Covid-19 tại TPHCM đã ở phía bên kia sườn dốc.
“Trong suốt quá trình hỗ trợ TPHCM, niềm tin về ngày đẩy lùi đại dịch luôn được giữ vững trong mỗi chúng tôi. Và hôm nay, đó không còn là niềm tin nữa, mà đã trở thành sự thật, hệ thống y tế của chúng ta đã được giữ vững”, bác sĩ Bùi Quang Huy xúc động.
Trưởng đoàn công tác của Bệnh viện E cho rằng, cuộc chiến với Covid-19 sẽ không dừng lại ở từng chiến dịch mà là một cuộc chiến trường kỳ. Tuy nhiên, anh cùng các đồng nghiệp luôn tin tưởng, TPHCM sẽ đứng dậy, mạnh mẽ hơn sau cơn bão này.
TPHCM từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới (Ảnh: Hải Long).
“Dù lưu luyến, nhưng cũng sẽ đến lúc chúng tôi phải nói lời chia tay để trở về nhiệm vụ thường nhật. Ký ức những ngày tháng này cùng tình cảm mà Sài Gòn dành tặng, chúng tôi sẽ luôn mang giữ trong lòng”, bác sĩ Bùi Quang Huy khẳng định.
Thay lời các đồng nghiệp đến chi viện cho TPHCM, vị bác sĩ bày tỏ, một ngày không xa, những đoàn y, bác sĩ sẽ quay lại TPHCM, nhưng không phải để chiến đấu với đại dịch. Mà lúc đó, anh cùng các đồng nghiệp sẽ đi dạo giữa đường hoa Nguyễn Huệ, ngắm một TPHCM trẻ trung, năng động và cảm nhận thứ đặc sản nhất của địa phương này là tình người.
“Lúc đó, chúng tôi sẽ mỉm cười nhẹ nhõm, với niềm tự hào nho nhỏ rằng, mình từng đóng góp một phần nào sức lực cho thành phố này”, bác sĩ Bùi Quang Huy tâm sự.
Hàng trăm thầy thuốc Thủ đô tiếp tục đổ vào miền Nam chống dịch
Sáng 19/8, 122 y bác sĩ BV Phụ sản Trung ương lên đường vào miền Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19. BV Bạch Mai, BV Mắt Trung ương, Bệnh viện E... cũng tiếp tục chi viện các đoàn tiếp theo vào miền Nam.
Sáng 19/8, 122 cán bộ viên chức Bệnh viện Phụ sản Trung ương xuất quân vào miền Nam chống dịch Covid-19. Đây là đoàn thứ 2 của bệnh viện vào chiến tuyến chống dịch Covid-19.
Động viên đoàn lên đường, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhấn mạnh hơn lúc nào hết, sự đoàn kết, chung tay, chung sức của các nhân viên y tế để tham gia hỗ trợ, giúp đỡ TPHCM và các tỉnh miền Nam vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Theo PGS Cường, đứng trước đại dịch Covid-19 đang phức tạp, việc chi viện này vừa là trách nhiệm cao cả của người thầy thuốc, vừa là cái tâm, y đức của các chiến sĩ áo trắng trước dịch bệnh.
Những cái ôm chặt của đồng nghiệp động viên các y bác sĩ lên đường vào miền Nam chống dịch.
"Tiễn 122 cán bộ nhân viên vào nơi tuyến đầu, với tôi như tiễn những người thân vào nơi chiến tuyến chống "giặc Covid-19", xác định có nhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, nhưng đó là trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc trước những bệnh nhân đang cần được trợ giúp", PGS Cường nói.
PGS.TS Trần Danh Cường tiễn đoàn cán bộ lên đường vào miền Nam chống dịch.
Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết thêm, bệnh viện sẽ luôn sẵn sàng tổ chức thêm các đoàn chi viện khác, cung cấp nhân lực, vật lực chống dịch. "Tôi mong cả đoàn đi an toàn tuyệt đối, hoàn thành nhiệm vụ được giao, vì miền Nam thân yêu, chiến thắng Covid-19 trở về mạnh khỏe".
Tiễn đoàn lên đường, Giám đốc bệnh viện đã tặng đoàn 120 triệu đồng và một số đơn vị, lãnh đạo các đơn vị đã trao quà hỗ trợ, động viên và chúc đoàn lên đường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trước đó, trưa 18/8, gần 200 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai do GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tiếp tục lên đường chi viện cho Bệnh viện dã chiến 16, TP. Hồ Chí Minh - Nơi Bệnh viện Bạch Mai đang vận hành, quản lý Trung tâm Hồi sức cấp cứu người bệnh Covid-19 có quy mô 500 giường.
Đây là lần xuất quân lần thứ 5 của Bệnh viện Bạch Mai lên đường vào chi viện cho TPHCM.
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh: Biến chủng Delta đã gây ra một làn sóng vô cùng thảm khốc, mức độ lây lan của dịch bệnh rất nhanh và nguy hiểm. Tuy nhiên, với một niềm tin tất thắng và tinh thần "Vững tin Bạch Mai", GS.TS Nguyễn Quang Tuấn chúc đoàn công tác khỏe mạnh, chân cứng đá mềm, kiên gan bền chí, quyết tâm chiến thắng trở về.
Bệnh viện Mắt Trung ương với 51 thành viên cũng đã xuất phát lên đường vào miền Nam chống dịch.
Tất cả các thành viên trong Đoàn nở nụ cười rạng rỡ, tự tin trước giờ lên đường, những bước chân nhiệt huyết quyết tâm và dứt khoát...
Bộ Y tế cho biết tính riêng đợt dịch lần thứ 4, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, miền Trung đã cử gần 13.500 cán bộ y tế tham gia chống dịch tại TP HCM và các địa phương khu vực phía Nam. Các chuyên gia và lãnh đạo các vụ cục của Bộ Y tế đã được huy động hỗ trợ TP Thủ Đức và 24 quận, huyện trên địa bàn TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ...
Các bác sĩ Hà Nội "xuất quân" chi viện TPHCM chống dịch Covid-19 Đoàn các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung ương đã xuất quân vào chi viện TPHCM chống dịch Covid-19. Gần 150 y, bác sĩ, kỹ thuật viên 5 bệnh viện gồm: Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện...