‘Chúng tôi không khai man’ khi nói 90% người dân Hà Nội ủng hộ dừng xe máy
Lý giải về kết quả khảo sát 90% người dân Hà Nội ủng hộ lộ trình dừng xe máy, cơ quan soạn thảo đề án khẳng định, không khai man, gian dối khi làm phiếu khảo sát.
Ban soạn thảo đề án quản lý xe máy khẳng định không khai man kết quả lấy ý kiến người dân – Ảnh Mai Hà
Tại tọa đàm về hạn chế xe máy do Báo Giao thông tổ chức sáng nay 30.6, ông Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, cơ quan soạn thảo đề án Quản lý phương tiện cho Hà Nội cho hay, ban soạn thảo đã lấy ý kiến người dân về chủ trương hạn chế phương tiện, song không thể điều tra toàn diện thành phố, mà chỉ tiến hành phương pháp chọn mẫu.
Cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cảnh sát khu vực các phường trên 30 quận huyện, phát phiếu tới hơn 16.000 hộ dân, thu về 15.400 phiếu. Việc khảo sát tiến hành ngẫu nhiên người sử dụng xe máy và không sử dụng xe máy; từ học sinh đến người lao động, lao động tự do, người có hộ khẩu hoặc chỉ tạm trú.
Đơn vị lấy ý kiến cũng công bố mẫu phiếu ghi nhận thông tin về cá nhân, độ tuổi, hộ khẩu, sở hữu các phương tiện, thăm dò chuyến đi trong ngày. Người được hỏi bày tỏ quan điểm về nhu cầu sử dụng giao thông công cộng, có đồng ý sử dụng giao thông công cộng khi có phương tiện công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại, quan điểm ủng hộ thành phố về hạn chế xe cá nhân và điều chỉnh thời gian làm việc.
Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc phát phiếu khảo sát ý kiến chỉ 15.000 người dân trong khi số xe máy của Hà Nội là 5,2 triệu xe liệu có khách quan?
Video đang HOT
Theo ông Lê Đỗ Mười, thống kê cho thấy, về quan điểm hạn chế phương tiện cá nhân khi có phương tiện công cộng thay thế: 84% số phiếu ủng hộ và 85% người dân từ vành đai 3 trở vào ủng hộ; số không ủng hộ chiếm 16% lượng phiếu phát ra, từ vành đai 3 trở vào là 14%.
“Chúng tôi không khai man, không “bốc thuốc”. Cán bộ khảo sát đưa phiếu đến từng hộ gia đình chứ không gặp ngẫu nhiên ngoài đường. Chưa có đề án nào cụ thể như đề án này”, ông Mười nói và khẳng định trên mẫu phiếu có chữ ký của từng người được hỏi, của tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực.
Mẫu phiếu khảo sát được phát ra lấy ý kiến người dân về lộ trình dừng xe máy – Ảnh Mai Hà
Cũng theo ông Mười, thăm dò ý kiến người dân là một trong những kênh để cơ quan soạn thảo hoạch định chính sách, số người được hỏi chưa thể coi là đại diện số đông người dân thành phố. Hiện tại, phần lớn chuyên gia, nhà quản lý đã đồng tình với đề án, với mục tiêu đến năm 2030 dừng xe máy hoạt động.
“Hà Nội là một trong những thành phố đầu tiên làm đề án quản lý xe cá nhân, dư luận có nhiều ý kiến nên chúng tôi rất vất vả xây dựng đề án”, ông Mười lý giải và cho rằng, sau khi tiếp thu ý kiến người dân, lộ trình dừng xe máy đã được lùi từ 2025 đến 2030 như hiện nay.
Liên quan đến lo ngại cho rằng Hà Nội khó hạn chế xe máy khi giao thông công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu, ông Mười dẫn ra ví dụ các nước và cho rằng: dù vận tải công cộng chỉ đáp ứng 7% ở Yangon (Myanmar), Jakarta (Indonesia), 15% ở Quảng Châu, 10% ở Côn Minh, song chính quyền các thành phố này vẫn ban hành lệnh cấm xe máy. Đây là quyết tâm của lãnh đạo thành phố hạn chế xe cá nhân và dành nguồn vốn phát triển hành khách công cộng. GDP các thành phố Trung Quốc tăng từ 0,5 – 1% sau khi dừng xe máy và giảm ô nhiễm môi trường.
“Hà Nội không có chủ trương cấm xe máy vì sẽ được hiểu là hạn chế quyền sở hữu xe. Trong đề án quản lý phương tiện chỉ đề cập dừng hoạt động xe máy. Chính quyền có thể cho dừng tại một thời điểm nào đó khi hạ tầng, phương tiện công cộng đáp ứng, hoặc lại tiếp tục cho phép xe máy hoạt động khi thấy không đủ điều kiện”, ông Mười nói.
(Theo Thanh Niên)
Viện Chiến lược: Hơn 90% người dân HN muốn dừng xe máy, nhưng...
Ông Lê Đỗ Mười - Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT đã lý giải việc khảo sát của Công an Hà Nội trên 15.000 người dân và có kết quả hơn 90% đồng ý lộ trình dừng xe máy vào năm 2030.
Liên quan đến việc UBND TP.Hà Nội có tờ trình lên HĐND TP thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030", Công an TP đã tiến hành khảo sát 15.000 người dân Hà Nội tại 30 quận, huyện cho kết quả hơn 90% người dân ủng hộ cấm xe máy trong nội đô.
Ông Lê Đỗ Mười - Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT.
Sáng 30.6, ông Lê Đỗ Mười - Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Viện Chiến lược) cho biết: Trong một đề án không thể có một cuộc điều tra trên toàn TP mà chỉ có chọn mẫu mẫu tại các quận huyện, từ đối tượng sử sụng xe máy đến không sử dụng xe máy, từ CBCNV đến lao động tự do. Viện Chiến lược phối hợp với Công an Hà Nội, Sở GTVT, Cảnh sát khu vực, tổ trưởng tổ dân phố đi phát phiếu.
Theo ông Mười, về số lượng phiếu, không thể có 1 cuộc điều tra toàn bộ người dân thành phố mà chỉ có phương pháp chọn mẫu tại các quận huyện, kể cả đối tượng sử sụng xe máy đến đối tượng không đi xe máy.
Cụ thể Viện Chiến lược cùng với Công an Hà Nội, cảnh sát khu vực, tổ trưởng tổ dân phố, phát phiếu đến tất cả các hộ dân đã được lựa chọn. Số lượng phiếu ra hơn 16.000 phiếu, thu về hơn 15.000.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ ủng hộ đề án tăng cường quản lý, hạn chế hoạt động của phương tiện giao thông cá nhân của người dân thủ đô là 84%, trong khu vực Vành đai 3 là trên 85%.
Trong số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy là trên 90%. Tuy nhiên, người dân thủ đô yêu cầu phải nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại.
Ngoài ra, trên 71% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông; trong đó khu vực Vành đai 3 có số người được lấy ý kiến ủng hộ là hơn 67%.
"Trên thực tế, trên mẫu phiếu khảo sát có chữ ký của từng người được hỏi, cả tổ trưởng tổ dân phố và cảnh sát khu vực. Đây là phiếu chính danh đã được cụ thể hoá. Để đi tiếp xúc với những người hỏi một cách tỉ mỉ và thu nhập thông tin cụ thể" - ông Mười nói. Ông Mười cũng cho biết: "Hà Nội là TP trực thuộc trung ương đầu tiên làm đề án này vì vậy gặp khá nhiều khó khăn. Trong quá trình xây dựng đề án Sở và Viện đã tổ chức rất nhiều toạ đàm với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý và đại diện các phương tiện truyền thông".
Ông Viện nhấn mạnh rằng: "Sau khi khảo sát và lấy ý kiến chúng tôi đã chỉnh sửa lại, nếu ban đầu chúng tôi đưa ra thời điểm dừng xe là năm 2025 thì sau đó sửa lại trong đề án là đến năm 2030 mới bắt đầu triển khai. Bởi đến thời điểm ấy, các chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng mới phù hợp với nhịp độ và đáp ứng được việc có thể dừng xe máy. Đây là điều các chuyên gia cân nhắc, trao đổi rất nhiều và đã đi đến thống nhất".
Như Dân Việt đã đưa tin, UBND TP.Hà Nội vừa trình HĐND TP thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030".
Theo danviet
Hà Nội cấm xe máy năm 2030: Chuyên gia lo vì thời gian còn quá ít ưa ra lộ trình cấm xe máy đi trong nội đô vào năm 2030, các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội đã "gây bão" trong dư luận. Nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến trước sự việc này. Hà Nội cấm xe máy từ 2030 là "nóng vội" Xoay quanh lộ trình cấm xe máy đi vào nội đô, nhiều chuyên...