Chúng tôi cần anh sống
Cùng một lúc bệnh viên tiếp nhận thêm hai bệnh nhân mới.
Bệnh tình của bệnh nhân trung tuổi không nặng: viêm gan. Bác sĩ nói bệnh này không đáng ngại lắm, chỉ cần chữa trị một thời gian là có thể ra viện.
Bệnh tình của bệnh nhân già rất nặng: ung thư gan. Bác sĩ nói tình trạng hiện nay đã nguy kịch lắm rồi, có chữa cũng vô ích, cần chuẩn bị gì thì nên lo liệu trước đi là vừa.
Bệnh nhân trung tuổi mang trên mình một trọng trách rất nặng, anh quản lý một phòng ban hơn chục người. Anh nói rằng cơ quan không thể thiếu vắng mình được.
Bệnh nhân già cũng có một gánh nặng trên vai. Ông là trụ cột của một gia đình hơn mười miệng ăn. Ông nói gia đình càng không thể thiếu vắng ông.
Sau khi hai bệnh nhân này nhập viện, phòng bệnh dường như nhộn nhịp hẳn lên. Người nhà, lãnh đạo, đồng nghiệp của bệnh nhân trung tuổi lần lượt mang hoa, thực phẩm bổ dưỡng đến thăm anh.
Bệnh nhân trung tuổi rất tự hào. Anh nói với ông bạn bệnh nhân già: “Tôi không thể nằm xuống được! Cả cơ quan và gia đình còn đang phải trông cậy vào tôi”.
Bệnh nhân già ngoài người nhà, chẳng có ai đến thăm nom cả, cũng bởi vì ông không sống ở thành phố. Ông ngưỡng mộ nhìn đoàn khách ra vào không ngớt của bệnh nhân trung tuổi và nói: “Đúng vậy, đúng vậy, không có anh thì họ biết làm thế nào?”.
Video đang HOT
Đồng nghiệp của bệnh nhân trung tuổi thay nhau đến chăm sóc anh, hơn nữa, người nhà anh lúc nào cũng túc trực bên cạnh. Cả ngày anh chỉ nằm trên giường, không buồn động chân động tay, ngay đến cơm ăn cũng không cần cầm đũa vì đã có người bón tận miệng cho rồi.
Bệnh nhân già chỉ có một đứa con trai đến thăm nom. Cậu ta chưa đến thành phố bao giờ, ngay cả đi mua cơm cũng có lúc lạc đường, nhiều khi ông cụ phải tự làm lấy.
Bệnh nhân trung tuổi tỏ ra rất hài lòng.
Cứ như vậy, ngày lại qua ngày trôi đi nhanh chóng.
Người nhà, lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè thân thiết của bệnh nhân trung tuổi vẫn ngày ngày đến thăm anh ta. Họ đến và lặp đi lặp lại những lời nói giống nhau.
Người nhà nói: “Anh không phải lo lắng gì cả, cứ yên tâm dưỡng bệnh, việc học hành của con cái đã có người lo liệu”.
Lãnh đạo nói: “Anh không phải lo lắng gì cả, cứ yên tâm dưỡng bệnh. Công việc ở cơ quan, chúng tôi đã thay nhau sắp xếp ổn thỏa cả rồi”.
Đồng nghiệp của anh nói: “Anh không phải lo lắng gì cả, cứ yên tâm dưỡng bệnh. Mọi việc từ nhỏ đến lớn trong nhà anh như nộp tiền gas, tiền điện… đã có anh em chúng tôi lo liệu”.
Vẫn không một ai đến thăm nom người bệnh nhân già, trừ bà vợ của ông. Cách vài ngày bà đến thăm một lần. Mỗi lần đến thăm bà lại đem những việc mà bệnh nhân trung tuổi cho là việc vặt vãnh ra để hỏi ý kiến chồng.
“Năm nay nhà mình ít tiền, giống lúa mạch này bớt đi một chút phân bón được không ông?”
“Con lợn nhà mình bán được rồi, bao nhiêu thì bán được hả ông?”
“Con gái nói là muốn đi làm thuê cùng lũ bạn để kiếm tiền chữa bệnh cho ông, ý ông thấy thế nào?”
“Nhào Tư Nạo mới sinh con, mình sắm bao nhiêu quà thì vừa hả ông?”
Ngay cả việc mua cho thằng cháu cái kẹo, bà cũng phải hỏi ý kiến ông: “Tôi lên thành phố đã mấy lần rồi mà vẫn chưa mua được gì cho cu Bảo. Tôi thấy trên phố người ta có bán kẹo xâu, cũng không đắt lắm, khoảng năm hào một xâu, tôi mua cho nó một xâu nhé?”. Thấy ông lão gật đầu, bà lão háo hức như được nhận một chỉ thị quan trọng, yên tâm cắp cái túi da đã rách về.
Thời gian lại trôi đi từng ngày, từng ngày một…
Bệnh nhân trung tuổi từ viêm gan nay đã dẫn tới báng nước, do bị báng nước nhưng không chữa nên tình trạng ngày càng trầm trọng. Cuối cùng anh được đưa vào nhà xác. Trong phút lâm chung, anh đã nắm chặt tay người bạn già và nói: “Tôi… là một người vô dụng, bọn họ không cần đến tôi nữa rồi… tôi… còn thiết sống làm gì nữa…”.
Người bệnh nhân già bị ung thư gan vẫn sống tiếp như một kỳ tích. Cuối cùng ông đã xuất viện trong niềm tự hào và hạnh phúc. Trước khi về, ông nắm chặt tay bác sĩ, nói:
- Cho dù khó khăn thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng phải sống. Không có tôi, bọn họ biết làm thế nào đây?
Từ đó về sau, mỗi lần chữa trị cho các bệnh nhân nặng, bác sĩ thường an ủi họ rằng: “Bạn cần phải sống, người nhà, họ hàng, bạn bè của bạn đều cần đến bạn…”.
Theo Guu
Vương Thị Huyền lập kỳ tích cho cử tạ Việt Nam
Cô là VĐV cử tạ đầu tiên của Việt Nam giành HC bạc thế giới sau màn trình diễn xuất sắc ở Mỹ.
Lực sĩ Vương Thị Huyền xuất sắc giành hai HC bạc và một HC đồng ở hạng cân 48kg nữ tại giải cử tạ thế giới 2015 đang diễn ra tại Houston, Mỹ.
Vương Thị Huyền trở thành VĐV nữ đầu tiên của Việt Nam giành HC bạc thế giới môn cử tạ. Ảnh: PA.
Nữ VĐV Việt Nam đạt kết quả 109kg ở nội dung cử đẩy đoạt HC đồng. Ở nội dung cử giật cô nâng 85kg giành HC bạc và tổng cử 194kg giành HC bạc. Thành tích của Huyền vượt qua cả đương kim á quân Olympic người Nhật Bản - Hiromi Miyake - người chỉ giành được hai HC đồng. Vương Thị Huyền trở thành VĐV nữ đầu tiên của Việt Nam giành HC bạc thế giới môn cử tạ.
Cũng ở nội dung này, Nguyễn Thị Thúy thi đấu không thành công khi chỉ đứng thứ 6 nội dung cử đẩy và thất bại trong cả ba lần cử ở nội dung cử giật.
Các VĐV Việt Nam rất cố gắng để đạt thứ hạng cao tại giải cử tạ thế giới cũng đồng thời là vòng loại Olympic 2016. Dư tranh giai thê giơi 2015 vơi 7 lưc si (5 nam, hai nư), cư ta Viêt Nam đang nhăm tơi đich phân đâu gianh 3-4 suât chinh thưc tơi Brazil vao năm tơi. Cac suât Olympic se đươc xac đinh thông qua xêp hang đông đôi cua hai giai 2014 va 2015. Nếu xếp từ hạng từ 19-24, Việt Nam sẽ có ba suất đến Brazil dự Olympic. Năm ngoái, đoàn xếp vị trí 21.
Như vậy, đoàn Việt Nam có hai HC bạc, hai HC đồng tại giải để nuôi hy vọng xếp hạng cao tại giải. Trước đó, Thạch Kim Tuấn giành HC đồng tổng cử nội dung 56kg nam.
Theo VNE
Kỳ tích đến với bé gái chờ chết vì chứng bệnh lạ Ai đã từng thấy hình ảnh của bé Nhật Lam vào tháng 5/2014, bây giờ gặp lại chắc chắn phải thốt lên: "Thật không tin nổi!". Đến mẹ của bé cũng chia sẻ: "Em cũng không thể nào tin là bé hồi phục nhanh đến vậy!". Bé Nguyễn Lê Nhật Lam (sinh năm 2007) là nhân vật mà báo Dân trí đã từng...