Chứng tích vụ Pháp thảm sát 444 người ở Điện Biên Phủ
Xảy ra ngày 25 4 1954, vụ thảm sát Noong Nhai là sự kiện được ví như vụ Mỹ Lai ở Điện Biên Phủ do mức độ cực kỳ đẫm máu.
Nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 5km theo Quốc lộ 279, bản Noong Nhai (xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) năm 1954 là nơi đã xảy ra vụ thảm sát Noong Nhai
, sự kiện được ví như vụ “Mỹ Lai ở Điện Biên Phủ” do mức độ cực kỳ đẫm máu.
Noong Nhai từng là một bản trù phú bậc nhất của lòng chảo Mường Thanh. Vào tháng cuối năm 1953, sau khi nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ, Pháp đã biến bản này thành một trại tập trung có quy mô lớn, nơi giam giữ hơn 3.000 người của các bản khác nhau trong vùng.
Mục đích của quân Pháp là cắt đứt sự hỗ trợ của người dân dành cho Việt Minh, lấy người dân làm bia đỡ đạn một khi cuộc chiến nổ ra.
Vào ngày 25/4/1954, giai đoạn cuộc chiến Điện Biên Phủ đã gần ngã ngũ, vào khoảng 14h trưa, quân Pháp bất ngờ cho nhiều tốp máy bay bổ nhào cắt bom, giội thẳng xuống đầu người dân vô tội ở trại tập trung Noong Nhai.
Trận ném bom chỉ kéo dài chừng 30 phút nhưng đã khiến cho 444 người dân bản, chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em thiệt mạng.
Tại một địa điểm nằm trong khu vực trại tập trung cũ, một khu tưởng niệm những người dân vô tội bị giặc Pháp thảm sát đã được xây dựng.
Video đang HOT
Trung tâm khu tưởng niệm là bức tượng người phụ nữ dân tộc Thái bế đứa con đã bị bom giặc giết chết trên tay, qua đó, gửi thông điệp, nhắc nhở đến thế hệ con cháu hôm nay mãi nhớ về lịch sử.
Hơn 6 thập kỷ qua đi, bản Noong Nhai đã vượt qua nỗi đau chiến tranh để thay đổi mọi mặt về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội.
Ngày nay, bản Noong Nhai là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, phong tục bản địa rất độc đáo của gần 80 hộ dân tộc Thái và trở thành địa chỉ thu hút du khách trong, ngoài nước đến ghé thăm mỗi khi đặt chân lên đất Điện Biên.
Theo_Kiến Thức
Chiến tranh Việt Nam: Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đánh thẳng vào đầu não của quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn và là một bước ngoặt của Chiến tranh Việt Nam.
Quân Mỹ trúng ổ phục kích phải tháo chạy khỏi những chiếc máy bay trực thăng trong năm 1966. Ảnh AP
Đô trưởng Cảnh sát Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một chiến sĩ biệt động bị trói tay ngay trên đường phố vào ngày 1/2/1968, ngay sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Ảnh AP
Một ngày sau khi biệt động Sài Gòn bất ngờ tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trong đêm 31/1/1968. Ảnh Getty Image
Ngày đầu tiên của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Trong đêm 31/1/1968, lực lượng cảm tử của biệt động Sài Gòn đã tiêu diệt lính gác, đánh thẳng vào Đại sứ quán Mỹ. Ảnh AP
Sau thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, Đại tướng William C. Westmoreland, Tư lệnh Các lực lượng viễn chinh Mỹ ở miền nam Việt Nam đã kêu gọi ném bom nguyên tử xuống Hà Nội. Tướng Westmoreland bị cách chức trong tháng 6/1968. Ảnh AP
Sài Gòn khói lửa mịt mù trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Ảnh AP
Ảnh chụp từ trên cao quang cảnh Sài Gòn ngày 11/2/1968, sau 11 ngày giao chiến. Ảnh AP
Nhiều khu phố biến thành đống đổ nát sau khi xảy ra giao chiến ác liệt ngày 5/2/1968. Ảnh AP
Giao tranh trên đường phố giữa quân đội Sài Gòn và các chiến sĩ biệt động thành trong ngày 8/2/1968. Ảnh AP
Một đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ nấp sau bức tường thành của cố đô Huế, sau một trận đánh với quân giải phóng trong tháng 2/1968. Ảnh AP
Một kho đạn của Mỹ bị nổ tung ở Gio Linh, gần khu phi quân sự, trong tháng 9/1967. Ảnh AP
Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, quân giải phóng đã đánh chiếm được cố đô Huế. Mãi đến ngày 24/2/1968, các lực lượng Mỹ và Sài Gòn mới tái chiếm được thành phố này, sau khi quân giải phóng rút lui. Ảnh AP
Lính Mỹ bị thương thuộc Sư đoàn bộ binh 25 được đưa lên máy bay trực thăng. Ảnh AP
Lính dù Mỹ thuộc Sư đoàn Không vận số 101 được máy bay trực thăng đưa đến chiến trường ở phía tây thành phố Huế ngày 24/2/1968. Ảnh AP
Lính Mỹ đốt phá làng Mỹ Lai ngày 16/3/1968 và bắn chết hơn 500 dân làng. Cho đến nay, Mỹ Lai vẫn là một bằng chứng cho thấy tội ác dã man của lính Mỹ ở Việt Nam. Ảnh BQP Mỹ
Bức ảnh các nạn nhân trong vụ tham sát Mỹ Lai do phóng viên quân đội Ronald Haeberle chụp. Mãi đến năm 1970 phóng viên điều tra Seymour Hersh mới công bố bức ảnh khủng khiếp này. Ảnh BQP Mỹ.
Hai tháng sau khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã không ra tranh cử chức tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử cuối năm 1968. Ảnh AP
Xác xe tăng Mỹ bỏ lại ở căn cứ Khe Xanh, nơi không quân Mỹ đã ném 100.000 tấn bom trên một diện tích rộng có vài cây số vuông. Bức ảnh chụp năm 2002. Ảnh Getty Image
Theo_Kiến Thức
Rùng mình top sự kiện tồi tệ nhất lịch sử Một số sự kiện tồi tệ nhất lịch sử dưới đây khiến không ít người rùng mình sợ hãi. Cuộc thảm sát Visegrad hay còn gọi cuộc diệt chủng Visegrad diễn ra trong cuộc chiến tranh Bosnia và Herzegovina. Cây cầu Visegrad là nơi diễn ra cuộc thảm sát chấn động thế giới trong cuộc nội chiến Nam Tư năm 1992. Theo ước...